K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2017

Như chúng ta đã biết, tác hại của việc bùng nổ dân số là rất lớn trên toàn thế giới ( trong đó có Việt Nam chúng ta ) . Việc gia tăng dân số không những ảnh hưởng tới chất lượng dân số nói chung mà nó còn làm cho một số quốc gia trở nên nghèo hơn . Do Chính phủ không đảm bảo được an ninh lương thực cho người dân nên kéo theo đó là tình trạng đói nghèo gia tăng, an ninh quốc phòng bị đe dọa .
Việc bùng nổ dân số đã được cảnh báo từ lâu. Tuy nhiên, ở một số quốc gia châu Á và châu Phi tình trạng gia tăng dân số vẫn rất khó kiểm soát. Vậy chúng ra phải làm gì để hạn chế được tình trạng này? Đây vẫn là một câu hỏi lớn cần nhiều thời gian và nhiều người trả lời để tìm ra hướng giải quyết.

Học giỏi ! 

^^

15 tháng 11 2017

Dân số thế giới phát triển nhanh chóng (đặc biệt gia tăng nhanh ở các quốc gia đag phát triển) đã gây ra nhiều hậu quả mà nhân loại đang phải đối mặt: thiếu lương thực, thiếu việc làm, tỉ lệ nghèo đói tăng cao, bệnh dịch bùng phát… Nếu con người không nhanh chóng kiểm soát tỉ lệ sinh thì chẳng bao lâu nữa (theo tác giả Thái An trong bài Bài toán dân số): "… mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc". Và hạn chế gia tăng dân số là con đường tồn tại của chính loài người.

15 tháng 11 2017

Không đăng câu hỏi linh tinh nhé bạn !!!

15 tháng 11 2017

oki bn

15 tháng 11 2017

Giết nó lun đi

15 tháng 11 2017

khi bị bạn thân phản bội tôi sẽ ko chơi với người đó nữa, và cảm thấy tức giận

15 tháng 11 2017

Qua những nhân vật người vợ, người mẹ trong các tác phẩm Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ chúng ta thấy sáng ngời những phẩm chất cao quý của người mẹ - người phụ nữ Việt Nam. Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con dù trong những hoàn cảnh đau đớn tủi cực, gay cấn nhất. Họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền, đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hy sinh quên mình chống lại bọn bạo tàn để bảo vệ gia đình.

14 tháng 11 2017

thời gian trôi đi không trở lại 

tóc thầy cô ngày một bạc thêm

những bui phấn rơi đầy bục giảng 

rồi  một ngày phấn ngừng rơi 

nhưng dòng sông tri thức vẫn chảy xiết 

thầy lại tiếp tục công việc của mình 

ươm mầm hạt giống cho mai sau

4 tháng 12 2017

a duy ơi e ko bt lm thơ vì e chưa học!

15 tháng 11 2017

Tình yêu là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân ("Tôi yêu mẹ tôi") đến niềm vui sướng("Tôi thích món ăn"). Tình yêu thường một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó.

  • Yêu cầu, gợi ý các bạn khác chọn (k) đúng cho mình
  • Chỉ ghi đáp số mà không có lời giải, hoặc nội dung không liên quan đến câu hỏi.
  • Bạn đã vi phạm!
14 tháng 11 2017

Chiếc nón xuất hiện từ rất lâu rồi, chiếc nón lá luôn là người bạn đồng hành che mưa, che nắng, luôn ở bên những bước hành trang chúng ta đi. Để tạo ra một chiếc nón thì cần sự cầu kỳ, tỉ mỉ, kỳ công của người làm nón, muốn chiếc nón đẹp thì ngay từ  khâu chọn nguyên liệu, rồi khâu từng đường kim mũi chỉ người thợ đã đặt hết tâm tình vào đó để tạo ra những chiếc nón đẹp. Ngoài việc che nắng che mưa thì chiếc nón còn là một phụ kiện làm đẹp rất tuyệt vời, trong những ngày hội dân ca, những ngày hội làng, hay ngày kết hôn của các đôi vợ chồng mẹ chồng trao nón cho con dâu, chiếc nón đều có mặt và tạo nên nét duyên dáng của phụ nữ Việt Nam, chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương, trong thơ văn chiếc nón là cảm hứng của rất nhiều nhà văn, nhà thơ…

” Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng tre”

Qua hình ảnh nón lá trong câu thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó.  Thời chiếc tranh các cô gái thường đội nón quai màu tím tiễn người yêu ra chiến trường thể hiện sự chung thủy như thay một lời hẹn ước sẽ đợi người yêu chiến thắng trở về .

Các loại lá như lá cọ, lá du quy diệp, lá cối, lá rơm, lá tre, lá dứa… đều có thể làm nón được, ở mỗi vùng miền khác nhau thì kiểu dáng của chiếc nón cũng khác nhau, người miền Bắc có nón quai thao khi dự các lễ hội, ở Huế thì có nón bài thơ . Hình ảnh chiếc nón giống như người phụ nữ Việt Nam, không chỉ đẹp ở từng chi tiết mà còn thể hiện ở phần dáng nón, những người thợ khâu nón đã làm nên những chiếc nón đẹp, từng đường kim mũi chỉ được người thợ gửi gắm những hình ảnh mang nét đặc trưng truyền thống của dân tộc Việt Nam .

Nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là hình ảnh bình dị thân quen với tà áo dài truyền thông của người phụ nữ Việt Nam, chiếc nón là được phổ biến trên khắp đất nước và là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước Việt Nam, khi bạn bè nước ngoài đến Việt Nam đều muốn trong hành lý của mình mang về có món quà là chiếc nón lá Việt Nam, chúng ta đã quảng bá được vẻ đẹp của đất nước của con người thông qua hình ảnh những cô gái mặc áo dài thướt tha đội nón lá.

Ngày nay, nón lá được biết đến không chỉ là vật dụng không thể thiếu của các chị em, các bà các mẹ mà còn trở thành món quà lưu niệm của du khách, một đạo cụ trên sân khấu nghệ thuật. Nón lá đã trở thành một điểm đẹp nền văn hóa của nước ta. Là người Việt, không ai là không biết đến hình ảnh nón Huế nghiêng nghiêng của người con gái. Một biểu tượng dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam – nón lá. 

^^

Học tốt !

14 tháng 11 2017

Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:

Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.

Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500 - 3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.

Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.

Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2 - 4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.

Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.

Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.

Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.

Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.

14 tháng 11 2017

là ngọc châu châu

13 tháng 11 2017

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thắng mà không bị đổ.

Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phich. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng thông buổi pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.


 

13 tháng 11 2017

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thắng mà không bị đổ.

Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phich. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng thông buổi pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam



 

13 tháng 11 2017

Mặc dù gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng em vẫn cố gắng học tập tốt.

13 tháng 11 2017

Đó là tương phản mà #Frík