Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên…
(Hành trình của bầy ong – Nguyễn Đức Mậu)
Câu 1 (2 điểm).
a. Đoạn thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?
b. Em hãy chỉ ra cách gieo vần của bốn dòng thơ đầu?
Câu 2 (3 điểm).
a. Trong đoạn trích, bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.
Câu 3 (1 điểm). Qua đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về công việc, phẩm chất của loài ong?
Câu 4. (1 điểm). Cho 3 từ “ban phước, ban tặng, cho, gửi”. Hãy lựa chọn một từ có nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:
Bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ………..con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.
Câu 5 (3 điểm). Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một đoạn thơ lục bát mà em yêu thích. (đoạn thơ lục bát /bài ca dao không nằm trong chương trình sách giáo khoa)
Bài thơ trên được viết theo thể thơ lục bát 6,8
Câu 1 : Đoạn thơ trên sáng tác theo thể thơ lục bát .
Các câu 6 – 8 nối tiếp nhau.
Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng sáu của dòng tám, tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo. (Ví dụ: Khổ 1: trời – đời, xa, ra)
Nhịp: 2/2/2, 2/4, 4/4.
Câu 2 :
a) Bầy ong tìm hoa nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi có ha chuối, hoa ban. Tìm nơi bờ biển sóng tràn có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa. Ong còn tìm mật nơi quần đảo khơi xa có loài hoa nở như là không tên. Rất đẹp
b)
Biện pháp tu từ điệp ngữ “Tìm nơi” để kể về hành trình rong ruổi cần mẫn, chăm chỉ của bầy ong. Tác dụng: tăng tính biểu cảm cho hình ảnh thơ, nhấn mạnh sự chăm chỉ của bầy ong hàng ngày làm việc để làm đẹp cho đời
Biện pháp tu từ nhân hóa:”Nối rừng hoang với biển xa”. Tác dụng: ca ngợi vẻ đẹp sinh động của đức tính chăm chỉ của bầy ong giúp kết nối những miền đất với nhau.
Câu 3 :
Qua bài thơ, em cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của bầy ong như: chăm chỉ, cần cù, vượt mọi gian khó để làm việc có ích cho đời.
Câu 4 : Là những thứ do bầy ong để lại cho những nơi đã đem lại niềm vui cho bầy ong
Câu 5 :
Trong kho tàng ca dao lục bát, em đặc biệt yêu thích câu thơ:
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Hình ảnh so sánh giữa lời nói và con bướm khiến em rất thích thú. Tác giả dân gian mượn hình ảnh con bướm chập chờn, đậu rồi lại bay, không để lại dấu vết gì. Để phê phán những người chỉ thích nói chứ không thích giữ lời hứa. Lời nói của họ như con bướm, nói ra rồi lại bay đi mất, chẳng giữ lại được gì, chẳng thực hiện được những gì mình nói. Qua hình ảnh ấy, ông cha ta nhấn mạnh với con cháu bài học về chữ “tín”, nói được thì phải làm được. Bài học giá trị ấy được gói gọn trong hai câu thơ lục bát, vừa dễ nhớ lại vừa dễ nghe.