K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ai nhanh mk k cho

8 tháng 3 2020

Bài làm

“Lửa nung gan ruột

Trời đêm sáng bừng

Gan ruột mà đứt

Đêm tối như bưng”

   Các bạn có biết đó là cái gì không? À, đó chính là bóng đèn. Học sinh chúng ta ai ai cũng sẽ có một chiếc đèn học thân thuộc. Mỗi tối, chiếc đèn học của tôi luôn chăm chỉ học bài cùng với tôi.

   Chiếc đèn học mẹ mua cho tôi từ hồi tôi chuẩn bị đi học lớp Một. Thoạt nhìn, tôi đã rất ấn tượng với vẻ cưng cứng và xanh biêng biếc của chiếc đèn. Chiếc đèn cao khoảng 40 cm, được làm bằng nhựa cứng. Bao năm nay, đèn chỉ khoác một chiếc áo duy nhất mày xanh lam biêng biếc. Nhìn chiếc đèn, trong tôi lại nhớ đến bản đồ đất nước Việt Nam với ba miền Bắc – Trung - Nam. Nhưng khác với dải đất hình chữ S, chiếc đèn cong cong như hình chữ C. “Miền Nam” của chiếc đèn là phần đáy vững chắc hình hộp chữ nhật. Ở chính giữa bề mặt có hai nút công tắc cảm ứng, bật - mở và điều chỉnh độ sáng. Tôi đã dán những hình dán ngộ nghĩnh quanh bề mặt này. Một chiếc dây cắm nối liền phía đáy. Đây là một bộ phận không thể thiếu của đèn, bởi không có phích cắm điện sẽ chẳng có bất cứ sự thắp sáng nào cả. Phần đáy nâng đỡ thân đèn và bóng đèn. Thân đèn là một ống tròn dài, cong cong như một chiếc đũa bị uốn cong. Bên trong đó là mạch điện đưa tới bóng đèn. Thân đèn nối liền đáy và bóng, chẳng khác nào dải đất nhỏ hẹp miền Trung nối liền Nam Bắc. Tôi có thể điều chỉnh bóng đèn cao, thấp nhờ khớp nối được thiết kế đặc biệt. “Miền Bắc” của chiếc đèn là phần bóng đèn. Chao đèn giống hình một cái loa, che chắn, bảo vệ bóng đèn bên trong. Bóng đèn được làm bằng thủy tinh, hình tròn hơi thuôn gắn liền với chao đèn. Chỉ cần ấn nút bật, bóng đèn chợt sáng rực. Hằng tối, đèn như hiểu tôi cần chăm chỉ học hành nên miệt mài chiếu sáng cho tôi. Dưới ánh đèn này, bao nét chữ, bao bài học, bao phép toán đã gắn liền với tôi.

   Tôi rất thích chiếc đèn học của mình. Suốt những năm học vừa qua, đèn đã đồng hành cùng tôi như một người bạn thầm lặng. Tôi sẽ giữ gìn chiếc đèn cẩn thận để ánh sáng của nó chẳng bao giờ lụi tắt.

8 tháng 3 2020

bạn viết bằng cả trái tim nhé sẽ hay hơn đấy

8 tháng 3 2020

Là sao bạn?

8 tháng 3 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Học tốt

     bài 1 cho tam giac abc vuong tai a co ab=ac lay diem m thuoc  bc (bm>mc) ke bd va ce vuong goc voi duong thang am chung minh                                                                                                                                                                                                                     tam giac abd=tam giac cae           ...
Đọc tiếp

     bài 1 cho tam giac abc vuong tai a co ab=ac lay diem m thuoc  bc (bm>mc) ke bd va ce vuong goc voi duong thang am chung minh                                                                                                                                                                                                                     tam giac abd=tam giac cae                                                                                                                                                                                bd-ce=de                                                                                                                                                                                                              bài 2 cho tam giác ABC cân tại A kẻ \(AH\perp BC\),\(HD\perp AB\)\(HE\perp AC\)Trên tia đối của tia DH,EH chứng minh                        a)AM=AN                                                                                                                                                                                                            b)AH là đường trung trực của MN                                                                                                                                                                    c) góc MAN= \(2\widehat{BAC}\)                                                                                                                                                                                    các bạn lam nhanh giup minh mai minh con nop hihhi                                                  

0
8 tháng 3 2020

Bài tập 1:

Xưa nay dân tộc Việt Nam rất coi trọng đạo học. Việc học, người học luôn được trân trọng và nhắc nhớ. Dân gian có rất nhiều các câu thành ngữ, tục ngữ ca dao để nhắc nhở, khuyên răn hoặc bày tỏ tình cảm … đối với việc học. Hai trong số những câu tục ngữ quen thuộc về đề tài này là: “Học thầy không tày học bạn” và “ Không thầy đố mày làm nên

Có nhiều ý kiến cho rằng hai câu tục ngữ này mâu thuẫn với nhau. Cũng có ý kiến cho rằng hai câu thành ngữ này không mâu thuẫn nhưng nhìn nhận rằng mỗi câu trong hai câu có những hạn chế mà chưa hoàn toàn đúng. Cá nhân tôi thì cho rằng hai câu tục ngữ trên là hoàn toàn chính xác.

Lịch sử Nước Việt ta trải qua ngàn năm Bắc thuộc rồi liên tiếp nhiều cuộc xâm lăng, đô hộ bởi  Trung Quốc nên văn hóa và đặc biệt là giáo dục chịu rất nhiều ảnh hưởng, chi phối từ các tư tưởng của Trung Quốc. Thời kỳ phong kiến, đạo nho, chữ nho là cốt lõi của giáo dục Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Hẳn là nhiều người biết câu thành ngữ Hán Việt: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Ấy là nói lên đạo học, sự tôn sư trọng đạo của các nhà nho xưa, nhưng mở rộng ra có thể là của toàn xã hội. Như vậy “chữ thầy” rõ ràng không chỉ giới hạn trong “thầy – cô giáo” ở trường, trên lớp. Thầy ở đây là bất kì ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết.

Chính vì thế theo tôi, câu “Học thầy không tày học bạn” ấy là nói về phương pháp học tập chứ không hề hạ thấp vai trò của người thầy. Bởi bạn ta cũng chính là thầy ta và có thể ta cũng chính là thầy bạn ta. Học bạn là cách học dễ tiếp thu hơn cả sau khi đã học từ thầy. Vì sao?

Vì người thầy ví như cha mẹ vậy, học trò luôn kính sợ thầy, vô tình giữa thầy và trò luôn có một khoảng cách nhất định. Trò luôn kính sợ thầy nên có những vấn đề, có những chuyện thắc mắc, những vấn đề gì đó chưa hiểu, trò cũng không dám hỏi thầy. Từ đó mà có những hạn chế về kiến thức, có những thiếu sót mà bản thân trò và thầy cũng không nhận ra được. Sự học như thế là sự học một chiều sẽ hạn chế kết quả. Nhưng học với bạn, “trò” có thể tranh luận, tranh cãi, nêu quan điểm các nhân… và từ đó, “trò” sẽ học được nhiều thứ từ bạn bè, hay để lộ ra những khuyết điểm để được giúp đỡ. Cách học này có thể không chỉ tiếp thu được kiến thức cụ thể nào đó, mà sẽ giúp tư duy, mở rộng thêm, từ đó có thể là nguồn gốc thúc đẩy những tìm tòi nghiên cứu sau này.

Như vậy rõ ràng phương pháp học tập với bạn bè sẽ tốt hơn là chỉ học với thầy không thôi sao! Và nếu như việc dạy và học giữa thầy và trò có những thay đổi cởi mở hơn. Thầy không chỉ là “cha”, là “mẹ hiền” mà còn có thể làm “bạn” của trò nữa thì sự học chẳng phải sẽ đạt nhiều kết quả hơn sao. Khi đó, “Học thầy không tày học bạn” sẽ không thể hiểu như là sự so sánh hơn thua giữa học với bạn và học với thầy nữa.

“Không thầy đố mày làm nên”. Quá đúng rồi còn gì?!. Không ai tự nhiên sinh ra đã có hiểu biết. Ta học từ cách bò tới cách đứng lên rồi đi, ta học từ cách ăn, cách uống, rồi học nói, học viết… Ta học từ khi mới được sinh ra, học và học cho đến hết cuộc đời. Nhưng kiến thức thì mênh mông như biển, không có người dìu dắt, chỉ bảo thì làm sao mà ta biết được, hiểu được. Kho tàng kiến thức, hiểu biết rộng lớn ấy được truyền từ đời này qua đời khác, người này qua người khác và không ngừng mở rộng. Người truyền kiến thức cho ta chính là thầy ta vậy.

Lâu nay người ta hay chỉ hiểu đơn giản “chữ thầy” đây là “người dạy học” nên mới cho rằng câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” là tuyệt đối hóa vai trò của người thầy… Thật ra, nếu nhìn nhận “chữ thầy” rộng hơn ta sẽ thấy câu thành ngữ “Không thầy đố mày làm nên” thực chất là nói lên tầm quan trọng của giáo dục, của học tập bởi “thầy” chính là đại diện đầu tiên và tiêu biểu của giáo dục, của đạo học!

Vậy thì hai câu thành ngữ trên với mục đích đề cập khác nhau, hoàn cảnh khác nhau không thể nào mâu thuẫn được. Đó là sự bổ trợ, hoàn thiện cho những khía cạnh khác nhau của đạo học mà thôi! Và rằng học không chỉ từ thầy – cô giáo, ở trường trên lớp mà học ở mọi người, học ở ngày chính bạn bè ta. Trong quá trình học không ngừng nghỉ ấy, hãy ghi nhớ rằng, những gì ta học được từ đâu mà có, và phải biết tôn quý, kính trọng người thầy, người đã trao kiến thức cho mình. Đó cũng chính là sự tôn trọng bản thân mình bởi một lúc nào đó, ở nơi nào đó mình cũng chính là người thầy của ai đó!

Bài tập 2:

“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.

 



 

- Lê-ô-na đơ Vanh-xi (1452-1520):

+ Là 1 nhà thiên tài nhiều mặt :là họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư và nhà lý luận văn học.
Hình ảnh con người trong tranh của ông là sự phối hợp đến mức cao độ giữa giải phẫu với hình họa nên sống động, mẫu mực và gợi cảm.
+ Các tác phẩm: Buổi họp kín, Đức Mẹ và Chúa hài đồng, Chân dung nàng Mô-na-li-sa...

Trong đó tác phẩm Mô-na-li-sa ( 1503): là một bức tranh chân dung nửa người, khuôn mặt hiền hòa cùng nụ cười như có như không. Thiên nhiên, núi đồi mờ ảo phía sau như được phủ 1lớp hơi nước đã tạo sự sống động, mê hoặc và huyền bí cho bức tranh. Và con người được coi là trung tâm của vũ trụ.


- Mi-ken-lăng-giơ (1475-1564): Là nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà thơ, kiến trúc sư nổi tiếng.
 + Tranh của ông phản ánh sâu sắc thời đại.
 + Các tác phẩm: Đa-vit, Môi-dơ, Nô lệ...

Trong đó tác phẩm Đa – vít : (điêu khắc từ năm 1501 đến 1504). Pho tượng lớn bằng đá cẩm thạch. Dáng một thanh niên đứng thoải mái cao 5,5 m. Vua David theo Kinh Thánh tại thời điểm ấy là 1 cậu bé chăn cừu ông quyết định chiến đấu giết tên khổng lồ Go-li-ath. Mọi tỉ lệ của pho tượng điều là chuẩn mực của giải phẩu cơ thể người


- Ra-pha-en (1483-1520): Là họa sĩ đầy tài năng và nổi tiếng rất nhanh ở Phơ-lo-răng-xơ.

 + Tranh tiêu biểu cho sự trong trẻo, nề nếp với những nhân vật phụ nữ dịu dàng, điềm đạm.
 + Các tác phẩm: trường học A-ten. Đức bà ở nhà thờ Xich-xtin, Đức Mẹ ngồi trên ghế tựa....

Trong đó tác phẩm Trường học A-ten (1910-1912): Tranh diễn tả cuộc tranh luận của các nhà Triết học Pla-tông và A-ri-xtốt về thế giới Duy vật va Duy tâm, vũ trụ và tâm linh nổi bật giữa mái vòm cùng các nhà khoa học khá

- Lê-ô-na đơ Vanh-xi (1452-1520):

+ Là 1 nhà thiên tài nhiều mặt :là họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư và nhà lý luận văn học.
Hình ảnh con người trong tranh của ông là sự phối hợp đến mức cao độ giữa giải phẫu với hình họa nên sống động, mẫu mực và gợi cảm.
+ Các tác phẩm: Buổi họp kín, Đức Mẹ và Chúa hài đồng, Chân dung nàng Mô-na-li-sa...

Trong đó tác phẩm Mô-na-li-sa ( 1503): là một bức tranh chân dung nửa người, khuôn mặt hiền hòa cùng nụ cười như có như không. Thiên nhiên, núi đồi mờ ảo phía sau như được phủ 1lớp hơi nước đã tạo sự sống động, mê hoặc và huyền bí cho bức tranh. Và con người được coi là trung tâm của vũ trụ.


- Mi-ken-lăng-giơ (1475-1564): Là nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà thơ, kiến trúc sư nổi tiếng.
 + Tranh của ông phản ánh sâu sắc thời đại.
 + Các tác phẩm: Đa-vit, Môi-dơ, Nô lệ...

Trong đó tác phẩm Đa – vít : (điêu khắc từ năm 1501 đến 1504). Pho tượng lớn bằng đá cẩm thạch. Dáng một thanh niên đứng thoải mái cao 5,5 m. Vua David theo Kinh Thánh tại thời điểm ấy là 1 cậu bé chăn cừu ông quyết định chiến đấu giết tên khổng lồ Go-li-ath. Mọi tỉ lệ của pho tượng điều là chuẩn mực của giải phẩu cơ thể người


- Ra-pha-en (1483-1520): Là họa sĩ đầy tài năng và nổi tiếng rất nhanh ở Phơ-lo-răng-xơ.

 + Tranh tiêu biểu cho sự trong trẻo, nề nếp với những nhân vật phụ nữ dịu dàng, điềm đạm.
 + Các tác phẩm: trường học A-ten. Đức bà ở nhà thờ Xich-xtin, Đức Mẹ ngồi trên ghế tựa....

Trong đó tác phẩm Trường học A-ten (1910-1912): Tranh diễn tả cuộc tranh luận của các nhà Triết học Pla-tông và A-ri-xtốt về thế giới Duy vật va Duy tâm, vũ trụ và tâm linh nổi bật giữa mái vòm cùng các nhà khoa học khác. 


 

9 tháng 3 2020

Hai câu trên không phải là câu bị động. Vì chủ ngữ của hai câu này không phải là đối tượng được hoạt động của người hay vật khác hướng vào.

Không phải câu nào có từ "bị, được" cũng là câu bị động.

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

8 tháng 3 2020
  •  Sự mâu thuẫn của Thủy:
    •  Thấy anh lấy con Vệ Sĩ và Em Nhỏ dang sang hai phía thì giận dữ tru tréo lên: “Sao anh ác thế?”. Đó là vì trong suy nghĩ, Thuỷ không muốn chia rẽ hai con búp bê,
    • Khi thấy anh để lại hai con búp bê cạnh nhau theo ý muốn của mình Thủy lại cũng kê lên: “Lấy ai gác đêm cho anh”. = > Đây là sự mâu thuẫn “giữa sự thật cuộc đời cay đắng và tình người ngọt ngào êm dịu” (Vũ Dương Quỹ)
  • Cách để giải quyết mâu thuẫn: Là bố mẹ hai em , không li hôn nhau nữa, gia đình đoàn tụ, sum vầy để cho hai anh em không phải chia tay nhau, con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ cũng không phải chia lìa. Nhưng thực tế thật nghiệt ngã. Cuộc chia tay của người lớn đã để lại hậu quả đau đớn cho các em. Cuối truyện, Thuỷ đã để lại con Vệ Sĩ. Đây là chi tiết có tính nhân văn, đặc sắc, giàu ý nghĩa của truyện.
  • Kết thúc truyện, Thủy chọn cách giải quyết là: Quay lại, đi nhanh về phía chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. Hành động của Thủy đã thể hiện lòng hi sinh, chấp nhận thiệt thòi về mình để anh luôn có Vệ Sĩ canh gác giấc ngủ, không nỡ để hai con búp bê phải chia lìa nhau. Điều đó đã khiến người đọc cảm thấy đau xót, thương cho hoàn cảnh của hai anh em, xót xa về cuộc chia tay không đáng có đó. Đồng thời, thể hiện niềm mong ước được gắn bó, niềm khao khát cháy bỏng muốn được hạnh phúc,không muốn chia lìa. 
8 tháng 3 2020

Nguễn ngọc linh nói đúng đó

8 tháng 3 2020

Vì họ Khúc mới chỉ dành quyền tự chủ trên danh nghĩa vẫn phụ thuộc vào nhà Đường do đó Ngô QUyền quyết tâm xây dựng 1 quốc gia độc lập , tự chủ

9 tháng 3 2020

Đặc điểm của văn nghị luận là:

-Gồm luân điểm và luân cứ:

+Luận điểm gồm lý lẽ và chứng cứ.

+Lập luận là trình tự sắp xếp,tổ chức,bố cục của vấn đề nêu ra.