K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1:( 1 điểm)  Đọc thầm bài: “ Người gác rừng tí hon” ( SGK Tiếng Việt 5, tập một, trang 124) và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.Câu 1: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?   a. Vì bạn nhỏ giúp ba gác rừng.   b. Vì bạn nhỏ yêu rừng, sợ rừng bị phá, bạn hiểu rừng là tài sản chung nên có trách nhiệm giữ gìn.   c. Vì khi bắt được bọn trộm bạn sẽ được...
Đọc tiếp

Bài 1:( 1 điểm)  Đọc thầm bài: “ Người gác rừng tí hon” ( SGK Tiếng Việt 5, tập một, trang 124) và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

Câu 1: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?

   a. Vì bạn nhỏ giúp ba gác rừng.

   b. Vì bạn nhỏ yêu rừng, sợ rừng bị phá, bạn hiểu rừng là tài sản chung nên có trách nhiệm giữ gìn.

   c. Vì khi bắt được bọn trộm bạn sẽ được hưởng phần gỗ đó.

Câu 2: Bài văn trên thuộc chủ đề nào?

   a. Vì hạnh phúc con người.

   b. Giữ lấy màu xanh.

   c. Con người với thiên nhiên.

Bài 2: ( 1 điểm)Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

Câu 1: Thành ngữ nào dưới đây đề cập đến chủ đề môi trường?

     A.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

B.   Rừng vàng biển bạc.

C.   Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.

Câu 2: Cặp quan hệ từ không những ….mà còn…trong câu “Bạn nhỏ không những thông minh mà bạn ấy còn dũng cảm.” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu?

 Biểu thị quan hệ tăng tiến.

 Biểu thị quan hệ tương phản.

 Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.

 

 

 

Bài 3: ( 3 điểm)Tìm cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong từng câu dưới đây và cho biết chúng biểu thị mối quan hệ gì giữa các bộ phận của câu.

D.   ……………..ai cũng vứt rác bừa bãi ngoài đường …...……môi trường sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng. (Biểu thị quan hệ……………………………………)

E.    …...……mảnh vườn nhỏ………..An trồng được rất nhiều các loại cây.(Biểu thị quan hệ……………………………………)

F.    ………khu vườn được chăm sóc chu đáo……… những đàn chim cứ lần lượt kéo nhau về làm tổ.(Biểu thị quan hệ……………………………………)

0
Đọc thầm bài. Sự tích cây Thì Là Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên gì cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây tranh nhau đến trước để được đặt tên theo đúng ý muốn. Cây dịu dàng tỏa hương, đòi được gọi là Lan. Có cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên. Có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài. Sự tích cây Thì Là Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên gì cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây tranh nhau đến trước để được đặt tên theo đúng ý muốn. Cây dịu dàng tỏa hương, đòi được gọi là Lan. Có cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên. Có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là Thông. Các loài rau cỏ cũng vậy, cũng chen chúc nhau, nài nỉ những cái tên thật đẹp như Quế, Dấp Cá, Tía tô, Húng,… Cho đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, có một nhành cây lá nhỏ, than gầy hớt hải chạy đến, chỉ xin tên gì cũng được. Nhành cây xin lỗi ông Trời đã đến trễ vì nó phải chăm sóc bà đang bị bệnh. Thấy lòng hiếu thảo của cây, Trời cảm động lắm nên không trách phạt nó. Nhưng ông không thể nghĩ ra được tên gì khác, cứ ngập ngừng: - Tên của con là… thì là… thì là… Nhành cây nghe vậy, mừng quá, hét toáng lên: - Ôi tôi có tên rồi! Tên tôi là Thì Là! Nó vui quá nên vội vàng cám ơn ông Trời rồi chạy nhanh về nhà khoe với bà. Nó đâu biết rằng chữ “thì là” không phải là tên ông Trời dự định đặt cho nó. Nó nào biết đâu rằng chữ "thì là" không phải là tên ông Trời dự định đặt cho, mà là sự ngập ngừng chưa nghĩ ra được cái tên cho nó. Từ đó, muôn loài gọi nó là cây Thì Là, hay là Thìa Là.

Ghi lại nội dung chính của bài.

0
Bài 10: Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong những câu sau:a) Quyển truyện bạn tặng tôi rất hay.                                                                                                                                                                    b) Ở miền rừng núi, lúc sáng sớm, tiết trời thường lành lạnh.                                                                                                             ...
Đọc tiếp

Bài 10: Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong những câu sau:
a) Quyển truyện bạn tặng tôi rất hay.                                                                                                                                                                    b) Ở miền rừng núi, lúc sáng sớm, tiết trời thường lành lạnh.                                                                                                                            c) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. d) Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân. e) Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên.

0