Thuyết minh về ngày tết cổ truyền dân tộc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê mẹ em ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, mẹ theo chồng vào Nam sinh sống. Công việc bộn bề khiến mẹ ít có dịp về quê. Mẹ thường ao ước một ngày nào đó được trở lại xứ Huế yêu thương, thăm mái trường xưa cùng thầy cô, bạn bè gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mong ước ấy giờ đây vẫn chưa thành hiện thực nhưng có một điều an ủi mẹ rất nhiều là mẹ được bác Tâm bạn học cũ cho địa chỉ của thầy Huệ – người thầy chủ nhiệm lớp 12A năm xưa. Sau khi về hưu, thầy đã vào thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu. Mẹ em vui lắm, háo hức chờ đợi ngày được gặp mặt người thầy mà mẹ vô cùng kính mến và khâm phục.
Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến chúc mừng thầy giáo cũ. Suốt dọc đường, mẹ kể cho em nghe nhiều điều tốt đẹp về thầy Huệ – một giáo viên Văn hổi tiếng, niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Quốc học Huế.
Nhà thầy đây rồi! Căn nhà cấp bốn khá rộng cất giữa mảnh vườn sum suê cây trái nằm cặp mé sông Sài Gòn. Lối vào hai bên trồng bông bụt, hoa nở đỏ thắm, rung rinh như những chiếc đèn lồng treo thấp thoáng trong đám lá xanh. Trước thềm viền một hàng cỏ tóc tiên xùm xòa trông thật đẹp. Mẹ em nhấn chuông, vẻ hồi hộp hiện rõ trên nét mặt. Mẹ mong rằng người mở cổng sẽ chính là thầy Huệ.
Một cụ già thong thả bước ra, mái tóc và chòm râu bạc trắng nhiưng đôi mắt vẫn tinh anh. Cụ cất giọng trầm ấm hỏi:
– Xin lỗi! Quý cô cần gặp ai?
Không nén nổi cảm xúc, mẹ em nghẹn ngào đáp:
– Dạ thưa… thầy có phải là thầy Huệ?! Em là Hương Liên, học sinh lớp 12A do thầy chủ nhiệm, khóa 80 – 81 của trường Quốc học Huế. Thầy có còn nhớ em không?
Thầy giáo già nhíu đôi lông mày, vẻ nghĩ ngợi rồi chợt reo lên khe khẽ:
– Hương Liên?! Có phải Hương Liên ở Gia Hội không? Thầy nhớ ra rồi! Xin mời vô nhà!
Nãy giờ, em vẫn đứng nép sau lưng mẹ, mắt không rời gương mặt phúc hậu của thầy. Mẹ đẩy nhẹ em ra phía trước rồi giới thiệu:
– Thưa thầy! Đây là Yến Nhi, con gái út của em. Cháu đang học lớp 6. Chào ông đi con!
Em bẽn lẽn cúi đầu, vòng tay chào người thầy đáng kính của mẹ.
Thầy xoa đầu em cười và nói:- Cháu ngoan lắm! Giống mẹ ghê nhỉ?! Tên cháu cũng hay nữa. Yến Nhi tức là con chim én nhỏ đó cô bé ạ!
Không hiểu sao khi nghe giọng nói trầm ấm, vui vẻ của thầy giáo già, em có cảm giác thân thương, quen thuộc như đối với ông ngoại của mình.
Hơn một giờ đồng hồ, hai thầy trò ôn lại chuyện xưa. Thầy nhắc nhở và hỏi thăm những học trò cũ của mình, trong đó không ít người đã trở nên nổi tiếng. Mẹ em xúc động nói:
– Thưa thầy! Em xin cảm ơn thầy vì thầy đã động viên em kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Em cũng báo để thầy mừng là năm ngoái, em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Em đã học tập được ở thầy rất nhiều điều trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cây bút thầy tặng khi em được giải nhất học sinh giỏi Văn khối 12 của thành phố Huế, giờ đây em vẫn giữ. Mỗi lần nhìn cây bút ấy là em lại nhớ tới thầy.
Thầy giáo già cười hiền từ:
– Xin chúc mừng em! Như vậy là thầy có thêm được một đồng nghiệp tốt. Thầy tin rằng em sẽ đạt được nhiều thành tích trong tương lai.
Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi:
– Cháu gái có thích nghề dạy học không? Nghề này tuy nghèo nhưng vui. Đào tạo được những học sinh như mẹ cháu, ông thấy không có gì quý bằng, cháu ạ!
Trên đường về, mẹ tiếp tục kể cho em nghe về người thầy giáo cũ. Em thấy rằng tình nghĩa thầy trò đậm đà, sâu sắc quả là đáng quý!
Phượng vĩ được trồng ở nhiều nơi nhưng chủ yếu nhất vẫn là ở sân của các trường học. Hầu hết các trường học đều có phương vị bởi nó sẽ gắn liền với kỉ niệm của tuổi học trò.
Mùa hạ đến những cánh phượng đỏ rực cả một góc trời, cũng là lúc nó báo hiệu ngày chia ta sắp đến. Phượng Vỹ được gọi với tên khoa học Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceaẹ Họ poincianas có cùng một họ với đậuv(Leguminosae), giống Delonix. Phượng vĩ được trồng ở các vùng nhiệt đới của khắp thế giới. Mầu đỏ thắm của phượng vỹ đã được cho vào hạng hoàng tộc của thảo mộc đối với người dân ở vùng Madagasca.
Cây phượng vỹ thuộc loại thân gỗ cao khoảng 6-12 mét, với tàn lá xoè rộng như chiếc dù lớn, với những cành dài khoảng 20-40cm, dầy đặc những lá kép nhỏ li ti. Khi hoa nở cánh hoa đỏ thẫm, đường kính khoảng 6-10cm mỗi hoa, với năm cánh hoa xoè rộng. Bên trong nhụy hoa có mười nhánh, dài khoảng 10cm, với phấn hoa thu hút ong bướm. Khi hết thời kì của hoa, từ đài hoa mọc ra trái phượng, đẹp và dài khoảng 2 feet, khi chín đen thẫm và vỏ cứng, với hạt phượng mầu nâu thẫm bên trong. Hạt phượng có thể rang lên để ăn hoạc làm củi đốt.
Người ta có thể tinh chế hương và dầu thơm(essence) của phượng vỹ để dùng làm chất xoa bóp (massage) làm giảm căng thẳng cơ bắp, đem lại cho con người cảm giác thoải mái. Với màu đỏ đặc trưng, với tán cây rực rỡ, hào nhoáng mỗi khi hoa nở rộ, loại cây duyên dáng này xứng đáng để được liệt kê vào hạng hoàng tộc trong tất cả các loại cây cảnh. Hoa phượng vỹ rất lâu tàn, chúng giữ nguyên sắc đỏ từ đầu mùa hạ cho đến đầu thu. Phượng vĩ có khả năng chịu bão rất tốt, sau mỗi cơn bão chúng vẫn đứng sừng sững giữa đất trời.
Cây phượng có một sức sống rất dẻo dai và bền bỉ, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, nên phượng được trồng nhiều ở các trường học. Có rất nhiều các nhà văn nhà thơ trên thế giới đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho phượng vỹ, điều đó càng làm cho phượng vĩ thêm gần gũi, thân thiết với tuổi học trò.
Dù năm tháng đã qua đi, nhưng cây phương vĩ vẫn nằm nguyên đó, che nắng mưa cho học trò và tạo nên những sắc hoa làm đẹp cho đời. Chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn của biết bao thế hệ học trò.
Phượng vĩ được miêu tả như là loài cây nhiều màu sắc nhất trên thế giới. Các bông hoa màu đỏ/da cam rực rỡ của nó cũng như các lá màu xanh lục sáng làm cho nó rất dễ nhận thấy.
Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát. Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh.
Các hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Thứ flavida nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30-50cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con. Phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.
Sinh trưởng
Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: Ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: Cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng. Sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công, cây trồng trong công viên ,trường học có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.
Khu vực trồng
Phượng vĩ được trồng khá phổ biến tại khu vực Caribe.
Tại Hoa Kỳ, nó được trồng ở khu vực Florida, thung lũng Rio Grande ở miền nam Texas, các sa mạc ở Arizona (đến tận Tucson) và California, Hawaii, Puerto Rico, quần đảo Virgin và Guam. Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).
Phượng vĩ được coi là đã thích nghi với thủy thổ ở nhiều khu vực mà người ta trồng nó, và bị coi là loài xâm hại tại Australia, một phần là do các bóng râm cũng như bộ rễ của nó đã ngăn cản sự phát triển của nhiều loài thực vật bản địa mọc dưới tán lá của nó. Nó cũng được tìm thấy tại Ấn Độ, tại đây người ta gọi nó là gulmohar.
Tại Việt Nam, Phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng vào những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Hiện nay Phượng vĩ là loài cây phổ biến của Việt Nam được trồng rộng rải từ Bắc vào Nam trên vĩa hè ,công viên ,trường học.
Quả phượng vĩ được sử dụng tại khu vực Caribe trong vai trò của bộ gõ âm nhạc với tên gọi: Shak-shak hay maraca.
Gỗ thuộc loại trung bình, dùng trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, đóng hòm, xẻ ván. Cây cho vỏ và rễ làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Vỏ cây có thể sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi
Mùa nở hoa
Phượng vĩ nở hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, tùy theo khu vực.
Ý nghĩa tên
* Tên "phượng vĩ" là chữ ghép Hán Việt - "phượng vỹ" có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.
Biểu tượng
Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là "thành phố Hoa Phượng Đỏ". Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.
Trung bình: ở vào khoảng giữa của hai cực trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp
Trung niên: đã quá tuổi thanh niên, nhưng chưa đến tuổi già
Trung thực: ngay thẳng, thật thà
Trung gian: ở khoảng giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai cái gì
Trung hậu: có những tình cảm tốt đẹp và chân thành, trước sau như một, trong quan hệ đối xử với mọi người
Trung thu: rằm tháng tám; ngày tết của trẻ em, theo phong tục cổ truyền
Trung xuân: mk chưa nghe thấy bao giờ!!!!!
Trung bình là:
ở vào khoảng giữa của hai cực trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp
Trung niên là:
đã quá tuổi thanh niên, nhưng chưa đến tuổi già
Trung thực là:
ngay thẳng, thật thà
Trung gian là:
ở khoảng giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai cái gì
Trung hậu là:
có những tình cảm tốt đẹp và chân thành, trước sau như một, trong quan hệ đối xử với mọi người
Trung thu là:
(thường viết hoa) rằm tháng tám; ngày tết của trẻ em, theo phong tục cổ truyền
Trung xuân bị sai phải là Trung quân có nghĩa là:
đạo quân ở giữa, thường do chủ tướng trực tiếp chỉ huy, theo cách tổ chức quân đội thời xưa (gồm có tiền quân, trung quân và hậu quân).
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
2. Nguyên nhân:
- Tình cảnh nghèo khổ đói rách,túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự
giải thoát. - Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà,đồng tiền, mảnh vườn,đó là những vốn liếng cuối
cùng lão để lại cho con.
=> Cái chết tự nguyện của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự
trọng đáng kính của lão
Bài làm
Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.
Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền
Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.
Chữ Tết có nhiều cách gọi khác nhau như: Tiết, Tết, Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán,... nhưng người Việt chúng ta thì thường hay gọi là “Tết Nguyên đán”. “Nguyên” và “đán” là hai chữ Hán mang ý nghĩa là đổi sang một buổi sáng hay một năm mới.
Tết Nguyên đán thực chất được bắt nguồn ở Trung Quốc vào thời Tam Hoàng và được tổ chức vào tháng giêng hằng năm.
Đối với người Việt Nam, ngày Tết thường diễn ra vào ba ngày chính, nhưng trước đó một tuần, người dân đã rậm rịch sắm Tết. Những người đàn ông trong gia đình sẽ sơn sửa, trang trí lại nhà cửa để chào đón năm mới. Còn những người phụ nữ thì lo việc tổ chức mua bán những đồ dùng, thực phẩm cần thiết cho mấy ngày Tết. Loài hoa đặc trưng mà người miền Bắc chơi Tết là hoa đào, còn người miền Nam lại chuộng hoa mai. Mâm ngũ quả cũng là một món đồ trang trí không thể thiếu của người Việt. Đây cũng là điểm khác biệt của hai miền Nam, Bắc. Bởi vì, đặc trưng mâm ngũ quả của người Bắc là bưởi, chuối, hồng, quýt và ớt. Còn miền Nam lại là những quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ. Những ngày này, đi đến đâu chúng ta cũng có thể thấy được không khí rộn ràng, tất bật rất đặc trưng. Trẻ con thì háo hức vì được nghỉ học, được đi chơi, mua sắm quần áo mới.
Những ngày Tết cổ truyền của người Việt thường diễn ra với rất nhiều phcng tục đã được lưu truyền. Sáng 23 Tết, mọi người thường đi chọn mua những con cá chép to, đẹp để cúng, thả với quan niệm là tiễn Ông Táo về chầu trời. Trong căn bếp của mỗi gia đình cũng không thể thiếu được một mâm cỗ với đầy đủ các món để cúng tổ tiên. Còn đêm 30, người dân thường đi ra ngoài và hái những cành lộc non mang về nhà với mong muốn một năm mới thật nhiều may mắn, tài lộc. Người dân Việt còn có phong tục xông nhà vào đêm giao thừa. Người xông nhà phải là người hợp tuổi với chủ nhà thì gia đình mới may mắn, làm ăn phát đạt. Do đó, chủ nhà sẽ phải chọn người xông nhà thật kĩ để tránh xui xẻo.
Sáng mùng một Tết, người dân có tục con cháu đi chúc Tết ông bà, cha mẹ. Trẻ con rất háo hức khi nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm có một chút tiền mừng tuổi bên trong với lời chúc may mắn, học giỏi, ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ. Trong những ngày đầu năm mới này, người dân cũng có tục đi lễ chùa để cầu may, một sốngười còn tranh thủ mua muôi vì các cụ có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Với đối tượng học sinh, sinh viên, vào năm mới thường có tục lỗ “khai bút đầu xuân” với ước nguyện một năm mới học hành tan tới, thi cử đỗ đạt.
Ngày Tết của dân tộc Việt có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tết là lúc mọi nhà sum họp, quây quần bên nhau. Đó cũng là lúc mọi người cùng nhìn lại một năm cũ đã qua và ước nguyện cho một năm mới sắp tới. Tết giúp cho con người gần gũi, xích lại gần nhau hơn, tha thứ, bỏ qua cho nhau mọi lỗi lầm. Bởi thế, ai mà không nhớ Tết, không mong đến Tết?
Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có những phong tục, tập quán riêng. Tết Nguyên đán của người Việt Nam là một sự kiện đặc biệt mang nét văn hóa đặc sắc đã được lưu truyền qua bao thế kỉ. Mặc dù trải qua thời gian với bao biến động của lịch sử, các phong tục đã ít nhiều bị mai một và pha trộn nhưng đã là người Việt thì dù ở đâu, đi đâu, trái tim vẫn luôn hướng về cội nguồn dân tộc mình.