viết một đoạn văn (5-7) câu về chủ đề người thân có sử dung ít nhất 2 từ theo nghĩa chuyển .
bạn nào làm nhanh mình tick cho , mai mình cần rồi .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, chính sách đối ngoại của liên xô sau chiến tranh thế giới thứ 2là
Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới, giúp đỡ các nước XHCN
2 nêu hiểu biết của em về mối quan hệ ngoại giao giữa liên xô với việt nam là
Tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đương đầu với một đối thủ có tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội, trong lịch sử 200 năm lập nước chưa từng nếm mùi thất bại, để chiến thắng, Việt Nam rất cần sự ủng hộ của tất cả các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là của Liên Xô - đồng minh chiến lược, trụ cột của phe XHCN. Quan hệ với Liên Xô là một trong những trục chính, quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, trong đó, đồng thuận và không đồng thuậnlà hai mặt của mối quan hệ, thay đổi tùy thời điểm, thể hiện khá rõ nét trong giại đoạn 1954-1964.
mk ko bít đúng ko nên bạn xem lại
Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc.
Thạch Sanh vốn là con của Ngọc Hoàng được phái xuống trần gian làm con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Vợ chồng nông dân kia sớm qua đời, để lại Thạch Sanh sống lủi thủi dưới gốc đa, hằng ngày phải hái củi kiếm sống.
Một người hàng rượu tên là Lí Thông thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh không hề hay biết bụng dạ của Lí Thông nên chấp nhận. Không may cho Lí Thông là đến dịp y phải vào đền để cúng mạng cho chằn tinh. Lí Thông bèn lừa
Thạch Sanh đi thay mình. Không ngờ Thạch Sanh giết được chằn tinh. Lí Thông lại lừa Thạch Sanh bỏ trốn để đem đầu chằn tinh dâng vua lập công. Vua phong Lí Thông làm Quận công. Thạch Sanh trở về với chốn cũ.
Chẳng may cho nhà vua, người con gái đến tuổi lấy chồng bị đại bàng khổng lồ bắt mất. Khi bay qua gốc đa, nơi Thạch Sanh trú ẩn, đại bàng bị Thạch Sanh bắn trúng. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được nơi đại bàng giấu công chúa. Nhà vua sai Lí Thông đi tìm công chúa, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lí Thông lại nhớ đến Thạch Sanh. Y nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi nhốt chàng dưới hang sâu.
Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được con vua Thủy Tề vốn bị đại bàng bắt giam từ lâu. Thạch Sanh được xuống thăm thủy cung, được vua Thủy Tề phong thưởng rất hậu nhưng chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa sinh sống.
Công chúa trở về cung nhưng chẳng nói chẳng rằng, nhà vua càng buồn thảm. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù Thạch Sanh khiến chàng bị bắt giam vào ngục. Trong ngục, Thạch Sanh đem đàn thần ra gảy. Tiếng đàn đến tai công chúa, giúp nàng khỏi bệnh câm. Theo lời công chúa, nhà vua cho gọi Thạch Sanh. Gặp nhà vua, Thạch Sanh kể lại mọi việc. Nhà vua sai xử tử mẹ con Lí Thông nhưng Thạch Sanh tha bổng cho họ. Trên đường về, hai mẹ con độc ác bị sét đánh chết và hóa thành bọ hung.
Thạch Sanh trở thành phò mã. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh lại lấy đàn thần ra gảy làm cho quân giặc phải quy hàng. Thạch Sanh khao quân giặc một niêu cơm nhỏ nhưng chúng ăn không hết, chúng càng kính phục và chấp nhận rút quân về nước.
Thạch Sanh được nhà vua nhường cho ngôi báu.
Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.
Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.
Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Mấy ngày hôm nay, chẳng hiểu sao trong nhà bé Mây xuất hiện một lũ chuột. Chúng tinh quái phá phách, nghịch ngợm đồ đạc khắp nơi. Mọi người vô cùng bực mình và khó chịu. Phải tốn công lắm, bé Mây mới nghĩ ra một kế.
Thế là chiều hôm ấy, một buổi chiều mát mẻ và dễ chịu, Mây rủ mèo con cùng nhau đặt bẫy chuột. Bé chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo: nào cá nướng thơm lừng, chiếc cạm sắt mới tinh, rồi từ từ đổ cá vào bẫy. Đêm hôm đó, nằm trên giường, cơn gió mùa thu dịu mát lùa vào ô cửa sổ. Bên ngoài trăng sáng vằng vặc, xung quanh là trăm ngàn ngôi sao kỳ diệu đang làm sáng cả bầu trời trông như những ánh nến lung linh huyền ảo, bé Mây nằm và suy nghĩ, tưởng tượng. Chắc hẳn giờ này, lũ chuột kia không kìm nén được sự tham lam đã chui vào bẫy của ta đánh chén món cá rồi đây. Bé Mây tự nhủ và lại thì thầm tâm sự với mèo con. Mèo ta thích chí, tán thành ý tưởng của cô chủ. Nó khẽ rung rung bộ ria mép, gật gù tán thưởng. Thế rồi, bé Mây đã chìm sâu vào giấc ngủ với giấc mơ về một lồng đầy chuột mắc bẫy rồi cô cùng người bạn chí thân Mèo con, đem chúng ra xét tội. Nhất định bọn phá hoại này phải bị trừng trị thích đáng dù chúng có khóc ròng xin tha!
Sáng sớm, khi những ánh nắng ban mai rực rỡ chiếu qua chiếc giường nhỏ bé xinh xắn, bé Mây vùng dậy, bừng tỉnh, chạy vội xuống bếp xem tình hình. Ôi thôi! Cái bẫy đã sập, cá cũng hết, chẳng thấy con chuột tinh quái nào mà kẻ sa bẫy bây giờ lại chính là Mèo con. Bé Mây sững sờ và ngỡ ngàng nhưng rồi cô chợt hiểu ra rằng cô đã quá ngây thơ. Thì ra nụ cười và sự đồng tình của Mèo con hôm qua đã ẩn chứa một âm mưu của Mèo. Đúng thế, với Mèo còn gì thích hơn cá nướng? Đó là món ăn sở trường của chú ta! Bé Mây cảm thấy rất tiếc cho kế hoạch của mình đã đổ bể nhưng hơn hết, qua chuyện này, cô bé cũng tự rút ra cho mình một kinh nghiệm, một bài học quý giá trong cuộc sống.
Câu chuyện không chỉ của bé Mây mà nó còn là của chúng ta! Vâng, đó là đừng quá thơ ngây, không suy nghĩ chín chắn trước khi làm một việc gì đó.
Cuối năm học vừa qua, em đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc. Có được kết quả này một phần là nhờ em rút ra được bài học cay đắng ở đầu học kì I. Chuyện là thế này:
Thầy dạy Toán của em rất nghiêm khắc và cẩn thận. Thầy thường nói rằng Toán là bộ môn mà kiến thức liên kết với nhau rất chặt chẽ, nếu hiểu không kĩ phần trước thì phần sau sẽ khó tiếp thu. Em đã không vâng lời thầy, dù chỉ một lần.
ke mot cau chuyen ve mot lan em khong vang loi co giao Vốn là học sinh giỏi Toán nên bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy gọi điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy, em ung dung ngắm bầu trời qua khung cửa sổ và tha hồ tưởng tượng đến trận đá bóng giao hữu chiều nay giữa lớp em với lớp 7B mà em là một chân sút có hạng.
Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra là thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi kiểm tra một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này?! Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”.
Em có cảm giác là tiết kiểm tra hôm ấy kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xoá. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tung lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 4, tim em thắt lại. Em cố giữ vẻ mặt thản nhiên để che giấu bao sóng gió trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Chỉ vì em không nghe lời thầy, chủ quan trong học tập nên mới ra nông nỗi. Sau đó, em đã cố gắng rất nhiều nhưng điểm trung bình môn Toán học kì I chỉ đạt loại khá.
Nhờ cố gắng học tập, cuối năm, em vẫn đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc nhưng em không sao quên chuyện cũ. Giờ đây, em kể lại chuyện này với thái độ tự kiểm điểm nghiêm túc. Chủ quan, tự mãn tất sẽ dẫn đến thất bại. Đó là bài học sâu sắc không chỉ trong đời học trò mà trong suốt cuộc đời của mỗi con người.
Rửa tay trước khi ăn là một thói quen tốt giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiếm qua đường tiêu hóa . Đó cũng chính là vấn đề liên quan đến câu chuyện mình kể cho các cậu .
Mình tên là Mimi , là một cô bé hiếu động . Nghỉ hè , mình không chịu đựng nổi khi ngồi yên một chỗ . Mình thấy ở nhà chán lắm nên khi nào cũng chạy ra ngoài chơi , chơi tới khi nào bố mẹ tớ gọi về ăn cơm mới thôi . Khi về nhà , tớ chạy ngay vào bàn ăn để dùng bữa nhưng lại không nhớ phải rửa tay . Mẹ thấy vậy , liền bảo :
- Hình như con gái hôm nay lại quên viện rửa tay không ?
Mình đáp :
- Con sẽ đi rửa tay ngay đây mẹ ạ !
Khi nào bố mẹ cũng phải nhắc tớ phải rửa tay để giữ vệ sinh . Nhưng lúc không có bố mẹ thì mình mình quên béng mất tiêu luôn !
Mọi chuyện chắc sẽ không thay đổi nếu không có chuyện này xảy ra với mình . Chuyện là thế này : Nhà mình ở một bên khu đất trống nên mình hay ra đó chơi lắm ! Hôm đấy , mình có nhìn thấy mấy bạn nhỏ cũng ngang tuổi mình chơi cát . Mình tiến lại và nói :
- Mấy bạn ! Cho mình chơi chung với nha ! Mình có trò chơi này vui lắm ! Chúng mình đến đó lấy nước, sau đó đổ vào cát rồi chúng mình cùng xây lâu đâì cát xem ai xây được cao nhất .
Có một bạn nói :
- A ! Tró này vui đây ! Nào ! Vậy chúng mình bắt đầu đi !
Chơi một lúc thì đã trưa rồi , sợ bố mẹ lo lắng nên mình nói với các cậu ấy :
- Thôi , đến giờ mình phải về nhà rồi . Chiều mình lại ra đây chơi tiếp nha các bạn !
Các cậu ấy vẫy tay tạm biệt mình . Vùa về đến nhà , mình đói quá , liền chạy ngay vào bàn ăn . Trên bàn có một đĩa bánh bông lan thơm phức vẩn còn nóng . Không ngần ngại ! Mình bốc lấy một cái ăn ngon lành . Ngon quá , tớ lại bốc thêm một cái nữa . Định bốc thêm một cái nữa thì bụng tớ đau quá nên tớ ôm bụng khóc . Bố đang xem tivi ở phòng khách , nghe thấy con gái khóc liền chạy ngay vào bếp _ nơi tớ đang ôm bụng khóc . Bố nhẹ nhằng nói :
- Con gái bị đau bụng phải không ? Qua đây bố cho uống thuốc rồi khỏi liền . Kihi tôi không còn đau bụng nữa thì bố mới nói :
- Con à , khi con nghịch bẩn vi khuẩn sẽ bám rất nhiều ở tay con . Đó là những con vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được . Chúng sẽ theo thức ăn, chui vào bụng con khiến con đau bụng đấy ! Vì vậy phải rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn . Rửa tay trước khi ăn thì sẽ bảo đảm giữ vệ sinh , khi ấy con mới khỏe mạnh được con gái yêu à !
Chuyện của Mimi mình cũng là bài học nhắc nhở chúng mình việc giữ vệ sinh sạch sẽ . Các bạn đùng như mình quên không rửa tay trước khi ăn nhé ! Chúc các bạn xây dựng thói quen rửa tay trước khi ăn !
Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.
- Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.
- Mục đích của hội thi là khỏe , góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.
- Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.
- Mục đích của hội thi là khỏe , góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta, ai cũng phải trải qua nhiều thử thách thì mới trưởng thành được. Trong học tập cũng vậy, mỗi học sinh phải trải qua nhiều bài kiểm tra thì mới đánh giá được học lực của chính mình. Đã là học sinh lớp 6, có thêm những môn học mới nên em phải làm vô số bài kiểm tra. Dường như cứ mỗi môn ít nhất phải làm một bài. Có những bài rất khó nhưng cũng có những bài rất dễ nhưng trong đó bài kiểm tra môn ngữ văn vừa rồi đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất vì phải làm trong 2 tiết.
Ba tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp vang lên. Chúng em ùa vào lớp như đàn kiến đang bò về tổ. Trong lớp, ở các dãy bàn chúng em đều đã ngồi vào chỗ của mình. Mọi người đang mở vở xem lại kiến thức cũ để làm bài tốt hơn. Có những bạn tranh thủ trao đổi với nhau, có ban ngồi đoán già đón non xem cô giáo sẽ ra đề gì. Những tiếng trao đổi của các bạn làm cho căn phòng rộn vang tiếng nói. Không khí lớp học bây giờ rất ồn ào và nôn nao, khác hẳn với ngày thường.
Tiết kiểm tra là tiết đầu tiên nên tâm trạng ai cũng rất lo lắng và hồi hộp. Sự căng thẳng hiện rõ lên trên từng khuôn mặt của các bạn học sinh. Bạn thì ngồi nói chuyên để đỡ lo hơn, bạn thì tìm một thú vui khác để thư giãn đầu óc, làm bài tốt hơn.
Thế là đã vào tiết thứ nhất, cô giáo bước vào lớp, chúng em đứng dậy chào cô. Cô cho chúng em ngồi xuống và nói:
– Các em lấy giấy bút ra. Hôm nay chúng ta sẽ viết một bài tập làm văn trên giấy.
Sau đó cô giáo yêu cầu chúng em cất sách vở, vở tài liệu, rồi chép đề lên bảng. Chúng em ngồi ở dưới chéo đề vào giấy rồi bắt đầu làm bài. Một số bạn gặp đề trúng tủ nên rất vui và chỉ biết cặm cụi làm bài. Bên cạnh đó, một số bạn không biết làm thế nào cứ ngồi loay hoay mãi. Riêng em, em đang thực hiện việc lập dàn ý để sau đó viết thành một bài văn. Thời gian trôi qua, các bạn vẫn đang chăm chỉ viết bài, không một tiếng động nào trong lớp. Căn phòng bây giờ rất yên lặng. Chị gió đi đâu mới về tạt ngang qua ô cửa sổ, đem đến những làn gió mát dịu như giúp chúng em xua tan nỗi mệt nhọc. Tiếng những chú chim hót như bản giao hưởng của các nhạc công làm chúng em cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu. Ánh nắng tận mây xanh cũng đến đây để xem chúng em làm bài. Nó như lời khuyến khích động viên chúng em phải cố gắng suy nghĩ để có thể có những lời văn hay hơn.
Cô giáo ngồi trên bục giảng vẫn đang theo dõi chúng em làm bài. Ánh mắt cô lúc nào cũng luôn quan sát từng hành động, cử chỉ của chúng em. Hễ có bạn nào len lén xem tài liệu, cô liền nhìn thẳng vào bạn đó khiến bạn ấy phải tự động cất tài liệu và tiếp tục làm bài. Có lúc cô ngồi giở sách ra xem, các bạn cứ nghĩ cô không thấy bèn khẽ trao đổi với nhau nhưng cũng bị cô bắt được. Đôi mắt cô như đôi mắt thần vậy, có thể nhìn thấy mọi việc làm của học sinh, khác hẳn so với ngày thường. Cô coi thi rất nghiêm nhưng không thể nói cô hung dữ được. Cô làm như thế chỉ vì muốn tốt cho chúng em, muốn chúng em phải biết suy nghĩ, tìm tòi chứ không phải lúc nào cũng dựa vào tài liệu, sách giải. Như thế chúng em sẽ không bao giờ tiến bộ. Cô lúc nào cũng động viên chúng em phải cố gắng làm bài cho thật tốt để đạt được điểm 9, điểm 10.
Tiết thứ nhất đã trôi qua và bây giờ đã sang tiết thứ hai. Các bạn vẫn ngồi viết lia lịa còn em thì cũng đã viết được khá nhiều và đang cố gắng tìm ý để viết thêm nữa. Có những bạn ở tiết thứ nhất thì rất chăm chỉ viết nhưng sang tiết thứ hai thì chẳng biết viết gì nữa chỉ biết ngồi cắn bút. Còn có những bạn đang cố gắng suy nghĩ mà nghĩ mãi không ra nên cứ ngồi vò đầu bứt tai. Không khí lớp học bây giờ rất ảm đạm. Một số bạn không biết viết gì thêm nữa bèn liếc nhìn bạn bên cạnh nhưng lại bị cô giáo nhắc nhở. Nhìn quanh trong lớp ai ai cũng rầu rĩ, gương mặt bây giờ buồn bã, chán chê như bông hoa sắp phải héo đi vậy. Thế rồi không biết phải làm gì các bạn ấy đành kết bài. Tiếng xì xầm bắt đầu nổi lên. Những cuộc trò chuyện lí thú của các bạn nam đã làm cho lớp học trở nên ồn ào khác hẳn ở tiết thứ nhất. Có những bạn cũng bị lôi cuốn theo những câu chuyện rôm rả ấy liền nhanh chóng kết bài dù mình chỉ mới viết một ít. Cô giáo thấy thế liền nhắc nhở các bạn phải xem lại bài thật kĩ, xem xét lỗi chính tả. Nếu cảm thấy bài viết chưa hay thì có thể viết thêm ý vì vẫn còn rất nhiều thời gian. Nhưng rồi những lời khuyên của cô cũng chẳng có ích gì đối với các bạn. Các bạn ấy vẫn ngồi nói chuyện bình thường mà không để ý rằng mình đang làm phiền các bạn làm bài. Dường như những cuộc nói chuyện ấy lôi cuốn các bạn hơn là việc làm bài tập làm văn. Chỉ còn năm phút nữa là phải nộp bài, cô giáo bảo chúng em xem lại bài. Chúng em ngồi xem kĩ lại bài của mình để nộp cho cô giáo. Vẫn có nhiều bạn vẫn chưa viết xong bài nên cứ cặm cụi viết thật nhanh. Giờ làm bài đã hết, cô giáo xuống từng bàn để thu bài. Có bạn đưa bài làm cho cô với vẻ mặt rất rạng rỡ vì đã làm xong bài thật tốt nhưng cũng có bạn không muốn nộp bài cho cô vì bài làm vẫn chưa hoàn tất.
Tiếng trống báo hiệu đã hết tiết. Cô giáo ra khỏi lớp. Chúng em tụ ba tụ bảy trao đổi với nhau về bài tập làm văn. Có bạn rất hài lòng về bài làm của mình, có bạn thì vẫn chưa hài lòng vì bài làm còn thiếu sót hoặc chưa hoàn tất. Các bạn rất tò mò về điểm của mình không biết có đạt điểm cao hay không. Nhưng dù kết quả có thế nào thì cũng phải chờ đến tuần sau. Chúng em về chỗ ngồi chuẩn bị sách vở để học tiết thứ ba.
Buổi kiểm tra đã để lại cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu sắc. Buổi kiểm tra làm em càng thêm yêu thích môn Ngữ văn giúp chúng em biết được khả năng của mình như thế nào.
Nguồn: https://vietvanhoctro.com/ms55-ta-quang-canh-lop-hoc-trong-gio-kiem-tra-mon-ngu-van#ixzz5RjuGo76f
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.