K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 7

*Biện pháp tu từ: so sánh (như)

<So sánh lưng bà với đòn gánh>

*Phân tích

\(\Rightarrow\) Từ đó cho thấy được sự vất vả, gian nan mà bà phải gồng gánh qua bao năm tháng. Hình ảnh chiếc đòn gánh trông có vẻ thô cứng, giản đơn, thân thuộc nhưng thấm đẫm hình ảnh thiêng liêng, cao cả của người phụ nữ xưa, mà cụ thể ở đây là người bà. Đó là sự hi sinh, sự kiên trì, bền bỉ, chăm chỉ làm việc của người bà, người phụ nữ với bóng dáng tảo tần, lam lũ, chịu khổ chịu khó....

Biện pháp tu từ so sánh "Lưng bà đã còng như đòn gánh". Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Khắc họa chân thực hình ảnh người bà tần tảo, vất vả một đời với dấu vết thời gian đã hiện hữu ở "chiếc lưng còng"

- Cho thấy tình cảm sâu sắc của người cháu dành cho bà của mình

Các biện pháp ẩn dụ có trong đoạn thơ trên: 

- Biện pháp ẩn dụ "giọt sương lặn vào lá cỏ", "nắng gắt", "bão tố".

- Biện pháp điệp cấu trúc "Qua...qua", "vẫn...vẫn"

Tác dụng: Cả hai biện pháp tu từ đều tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Biện pháp ẩn dụ: 

+ "giọt sương lặng vào bãi cỏ": vẻ đẹp bình dị ẩn mình trong cuộc sống hằng ngày.

+ "nắng gắt" - "bão tố": những biến động, khó khăn luôn tồn tại trong cuộc sống

=> tôn vinh sức sống của cái đẹp bình dị trong cuộc sống hằng ngày dù qua bao nhiêu khó khăn, trắc trở vẫn giữ được vẹn nguyên sức sống mãnh liệt.

- Biện pháp điệp cấu trúc: 

+ Tô đậm vẻ đẹp bền vững, bất biến của những giọt sương qua bao thăng trầm của đời sống.

+ Qua đó khuyên con người đừng đánh mất bản thân trước những khó khăn thử thách tồn tại trên đường đời.

16 tháng 7

đưa bài thơ lên giúp nhe

16 tháng 7

Tôi đã đọc đời mình trên lá
người nâng niu lộc biếc mùa xuân
người hóng mát dưới trưa mùa hạ
người gom về đốt lửa sưởi mùa đông

Tôi đã đọc đời mình trên lá
lúc non tơ óng ánh bình minh
lúc rách nát gió vò, bão quật
lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

Tôi đã đọc đời mình trên lá
có thể khổng lồ, có thể bé li ti
dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh
đã sinh ra
chẳng sợ thử thách gì.

 

17 tháng 7

a)Hai câu thơ sau, Huy Cận đã phác họa lên bức tranh về hoàng hôn tráng lệ trên mặt biển lớn. Câu thơ ấy đã mở ra cái không gian rộng lớn của vũ trụ bao la, có mặt trời, có biển rộng với những con sóng ùa nhau nối dài. Vầng mặt trời đỏ ối đang từ từ lui dần về phía chân trời rộng trên nền của mặt nước mênh mang. Trong không gian mênh mông của nước biển, mặt trời nổi bật lên trên nền xanh biếc của nước, tỏa những ánh nắng cuối cùng màu đỏ ối xuống mặt biển xanh, nhuộm màu cả một vùng biển lớn. Màu đỏ ấy thật nổi bật, thật rực rỡ và sinh động. Từng con sóng gợn lăn tăn, nối đuôi nhau vỗ nhè nhẹ vào bờ cát. Thế nhưng, trước con mắt lãng mạn Huy Cận, nó lại biến thành những chiếc then cửa lớn. Từng con sóng ấy đang cài những chiếc khóa, chiếc then để khép lại một ngày dài rực rỡ để nhường chỗ cho đêm đen tĩnh lặng.

17 tháng 7

c)Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.

16 tháng 7

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu hoàn cảnh ngắm trăng.

+ Một đêm cúp điện vui chơi ở ngoài nhờ ánh sáng của trăng,..

Thân đoạn:

- Khi chiều dâng buông, ông mặt trời khuất bóng. 

- Miêu tả bầu trời đêm và trăng - ánh trăng:

+ Trời đêm đầu tháng không hẳn tối mịch mà luôn còn vương ánh sáng mờ mờ của cái chiều. 

+ Tia sáng lấp lánh nhỏ xíu thay nhau toả sáng đẹp đẽ trên bầu trời như những chú bé tinh nghịch đang đùa giỡn. 

+ Những áng mây trắng len lỏi mờ ảo như đang đi chậm để làm điều gì đó, nhẹ nhàng bồng bềnh rất đỗi.

+ Bầu trời gió hiu hiu se lành lạnh nhẹ từ những giọt sương đêm, man mát xoa dịu cả tâm hồn sau một ngày dài mỏi mệt.

+ Ông trắng tròn lửng vàng nhàn nhạt điểm ít đốm đen toả sáng nhiều ánh đẹp đẽ dịu dàng khắp xóm làng. Ấy là thứ ánh sáng tuổi thơ vui vẻ nhất của thời bé nhỏ của em. 

-> Em vui đùa cùng bạn bè dưới ánh trắng.

-> Hoạt động của người thân xung quanh ....

Kết đoạn:

- Bày tỏ tình cảm của em với đêm trăng đầu tháng.

18 tháng 7

văn mẫu nhé nhớ tick đấy:

Trong một tháng, ngày có trăng đẹp nhất là rằm. Hôm nay chính là một ngày như thế. Vì vậy, cả nhà em ăn cơm từ sớm, rồi cùng nhau ra sân ngắm trăng.

Trời mùa hè tối muộn, bác mặt trời mãi đến sáu giờ vẫn chưa chịu về nghỉ. Thành ra, phải đến hơn bảy giờ tối, mặt trăng mới đủng đỉnh nhô lên. Có lẽ vì biết bao người đang chờ đợi, nên mặt trăng càng thêm kiêu kì, đi lên từng chút một, lại còn chơi trò ú tim ở sau rặng tre nữa cơ.

Nhưng mà dù thế, thì mọi người vẫn phải xuýt xoa và say mê với vẻ đẹp của trăng rằm. Mặt trăng ngày hôm nay tròn đầy đặn, đầy hơn bất kì cái bánh hay cái đĩa nào. Nó tỏa ra thứ ánh sáng trắng màu nhiệm, khiến mặt đất, vạn vật như được dát bạc. Dường như, chị Hằng đang múc từng dòng trăng mà tưới xuống trần gian, để cho ai cũng được tắm mình trong thứ ánh sáng diệu kì ấy.

Lũ côn trùng trong vườn sung sướng tắm trăng, kêu lên rả rích. Mấy chị cá rô dưới ao cũng thi nhau ngoi lên, đớp lấy đớp để ánh trăng. Con chó Mực thì đuổi theo bóng lá cắt qua ánh trăng trên mặt đất, chơi mãi chẳng biết chán. Vòm cây thì cứ rung rinh theo cơn gió, như cố hết sức để chiếc lá nào cũng được trăng rọi vào. Còn mọi người thì thảnh thơi ngồi trên chiếu, vừa uống trà vừa ngắm trăng.

Đến khuya, mọi người trở vào nhà đi ngủ. Thì đó cũng là lúc trăng đẹp nhất. Trên ngôi cao tít, trăng thức cùng sao, canh cho giấc ngủ của mọi người.

16 tháng 7

Ta có \(N=2A+2G=3000\Rightarrow G=900\)

\(H=2A+3G=2.600+3.900=3900\)

\(Cx=\dfrac{N}{20}=\dfrac{3000}{20}=150\)

16 tháng 7

Mạch đập ở cổ tay không phải do máu chảy trong mạch gây nên.

- Do nhịp co bóp của tim và sự đàn hồi của thành động mạch gây ra.

16 tháng 7

a. 

Danh từ: Nó 

Mở rộng cụm danh từ: Mỗi mình nó 

b.

Danh từ: Hai đứa bé

Mở rộng cụm danh từ: Hai đứa bé hồn nhiên ngây thơ

c.

Danh từ: không có 

d. 

Danh từ: dải cát nổi giữa sông 

Cụm danh từ: Những dải cát nổi giữa sông