K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1.0 điểm) Bài học mà em rút ra được từ truyện là gì? Bài đọc: CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN      Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Bài học mà em rút ra được từ truyện là gì?

Bài đọc:

CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN

     Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

     Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(TruyenDanGian.com)

1
17 tháng 2

Câu chuyện về con lừa già tự nghĩ cách thoát khỏi giếng sâu để cứu bản thân trong khi bị ông chủ “bỏ rơi” là một câu chuyện ý nghĩa, rút ra được những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho mỗi người. Trong chuyện, con lừa già đã rũ bỏ lớp bùn đất và bước lên chúng để thoát khỏi giếng sâu trong sự kinh ngạc của ông chủ. Trong cuộc sống cũng vậy, mọi người trong xã hội có thể chà đạp lên bạn, khiến bạn rơi xuống “vực thẳm” nhưng những lúc khó khăn đó, đừng từ bỏ, đừng trông chờ vào sự giúp đỡ từ bất cứ ai, chính bạn hãy trút bỏ những “bùn đất” mà tiếp tục bước lên tự cứu chính bản thân mình. Khi bị rơi vào nghịch cảnh, đừng bỏ cuộc hãy bình tĩnh để tự cứu chính mình.

(1.0 điểm) Hãy chỉ ra sự khác biệt trong hành động và suy nghĩ của bác nông dân với con lừa. Bài đọc: CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN      Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Hãy chỉ ra sự khác biệt trong hành động và suy nghĩ của bác nông dân với con lừa.

Bài đọc:

CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN

     Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

     Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(TruyenDanGian.com)

1
17 tháng 2

Sự khác nhau trong suy nghĩ của người nông dân và con lừa:
- Suy nghĩ của người nông dân: Con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả.
→ Suy nghĩ bi quan
- Suy nghĩ của con lừa: luôn kêu cứu, ngọn lửa khát vọng sống luôn rực cháy trong lòng, Mong chờ được cứu sống, mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.
→ Suy nghĩ lạc quan

16 tháng 2

Một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với dân tộc Việt Nam là Chiến thắng Điện Biên Phủ. Với sự kiện này, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp đã chính thức giành thắng lợi.

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

Từ đó, chúng ta mới thấy được ý nghĩa của chiến dịch này. Trước hết, chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Ba đợt tiến công diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Đợt 1 (từ 13 đến 17 tháng 3), chúng ta tiêu diệt được hai cứ điểm quan trọng là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4), ta đã kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại sống của ta. Còn quân địch rơi vào thể bị động mất tinh thần cao độ. Đợt 3 (từ 1 đến 7 tháng 5), quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch toàn thắng.

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã chấm dứt chín năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam. Từ đó, thực dân Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại các nước Đông Dương. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thể hiện niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời, chiến thắng này cũng cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.

Có thể khẳng định rằng, Điện Biên Phủ là một trong những chiến dịch vô cùng quan trọng, góp phần đánh bại kẻ thù xâm lược - thực dân Pháp.

__________________________Tham khảo______________________

(1.0 điểm) Văn bản "Những quả bóng lửa" đã gợi ra những vấn đề gì? Đến năm 2022 của thế kỉ XXI, con người đã giải quyết được vấn đề nào, quốc gia nào đi đầu trong vấn đề đó? Bài đọc: NHỮNG QUẢ BÓNG LỬA        Bước ra khỏi không gian cũng giống như là bước ra khỏi một ngôi thánh đường lộng lẫy chưa từng thấy. Còn chạm vào mặt Hỏa Tinh lại giống như chạm chân xuống một vỉa hè...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Văn bản "Những quả bóng lửa" đã gợi ra những vấn đề gì? Đến năm 2022 của thế kỉ XXI, con người đã giải quyết được vấn đề nào, quốc gia nào đi đầu trong vấn đề đó?

Bài đọc:

NHỮNG QUẢ BÓNG LỬA

       Bước ra khỏi không gian cũng giống như là bước ra khỏi một ngôi thánh đường lộng lẫy chưa từng thấy. Còn chạm vào mặt Hỏa Tinh lại giống như chạm chân xuống một vỉa hè bình thường bên ngoài thánh đường năm phút sau khi đã thực sự biết được tình yêu của mình dành cho Chúa. Từ chiếc hỏa tiễn vẫn còn bốc khói, các linh mục rón rén bước xuống và quỳ gối trên lớp cát Hỏa Tinh trong khi Đức Cha Peregrine làm lễ tạ ơn.

      – Lạy Cha, chúng con cám ơn Người đã đưa chúng con bình yên đi qua các gian phòng của Người. Chúng con đã đến miền đất mới, xin Cha cho chúng con những đôi mắt mới. Chúng con sẽ nghe thấy những âm thanh mới, xin Cha cho chúng con những đôi tai mới. Và sẽ có những tội lỗi mới, xin Cha cho chúng con những trái tim tốt đẹp hơn, cứng rắn hơn và thanh khiết hơn. Amen. Tất cả đứng lên.

      Và đây, Hỏa Tinh, nơi họ đang nhọc nhằn lê bước. Đây, giang sơn của những tội lỗi tiềm tàng. Ôi, trên mảnh đất này họ phải cân nhắc, thận trọng xiết bao; e rằng ngay cả việc bước đi như thế này, hay việc hít thở, hoặc cả việc chay tịnh nữa, cũng có thể là tội lỗi!

      Và đây là viên thị trưởng của thành phố First Town ra đón họ với bàn tay xòe rộng:

        – Con có thể giúp được gì cho Cha đây, thưa Đức Cha Peregrine?

      – Chúng tôi muốn biết về các sinh vật của Hỏa Tinh này. Vì nếu chúng tôi hiểu biết họ thì chúng tôi sẽ xây dựng nhà thờ một cách thích hợp. Họ cao ba thước phải không? Chúng tôi sẽ làm các cánh cửa lớn hơn. Da họ màu lam, màu đỏ hay màu lục? Chúng tôi cần phải biết để tô màu các tượng thánh cho đúng với màu da của họ. Họ có nặng cân không? Chúng tôi sẽ làm các ghế nguyện kiên cố cho họ ngồi.

      – Thưa Đức Cha, – Viên thị trưởng đáp, – con không ngờ rằng Cha lại quá lo lắng cho dân Hỏa Tinh đến thế. Ở đây chỉ có hai giống loài mà thôi. Một giống thì gần như chết hết cả rồi. Một số ít đang lẩn trốn. Còn giống thứ hai thì… chà chẳng phải là người như ta đâu.

       – Ủa? – Trái tim Đức Cha Peregrine đập dồn.

      – Chúng là những quả cầu ánh sáng, thưa Cha, chúng sống trong dãy đồi đằng kia. Người hay thú, ai mà biết được? Nhưng chúng hoạt động thông minh lắm đó, con nghe đồn thế. - Viên thị trưởng nhún vai. - Tất nhiên, chúng đâu phải là con người, cho nên con thấy là các đức cha không cần phải...

      – Trái lại kia. – Cha Peregrine vội vàng ngắt lời. – Anh nói là chúng thông minh, phải không nào?

      – Chỉ là tin đồn thôi. Có một nhân viên trắc địa bị gãy chân trong khu đồi đó và lẽ ra đã chết luôn ở đấy. Nhưng có nhiều quả cầu màu xanh tỏa sáng tiến đến chỗ anh ta nằm. Lúc thức dậy, anh ta lại thấy mình nằm ngay trên xa lộ tít dưới chân đồi và chẳng biết làm sao mà mình lần mò ra đến đấy được.

      – Lại một gã say rượu chứ gì. – Cha Stone nhận xét.

      – Người ta cứ kháo nhau mãi về chuyện này. - Viên thị trưởng nói. – Thưa Cha Peregrine, sinh vật trên Hỏa Tinh này chỉ còn lại mấy quả cầu xanh ấy thôi, nên con thành thật nghĩ rằng các Cha nên vào thành phố thì hơn. Hỏa Tinh đang mở rộng, loài người đang đổ xô lên đây. Trong thành phố First Town có đến hai nghìn thợ mỏ và thợ máy với lại lao công cần được cứu rỗi linh hồn, bởi vì có quá nhiều mụ đàn bà hung tợn đi theo họ, và cũng có quá nhiều rượu vang Hỏa Tinh lâu đời hàng mấy thế kỷ...

      Đức Cha Peregrine nhìn chăm chăm về hướng dãy đồi xanh.

      Linh mục Stone đằng hắng:

      – Thế nào, Đức Cha?

      – Những quả cầu lửa xanh ấy à?

      – Vâng, thưa Đức Cha.

     – A... – Đức Cha Peregrine thở dài. Những quả cầu xanh. Những quả bóng bay của tuổi thơ. Cha Peregrine cảm thấy các mạch máu nơi cườm tay giật giật. Đức Cha chỉ về hướng những ngọn đồi: – Đó là nơi chúng ta phải đến.

     Mọi người xầm xì lo âu. Đức Cha Peregrine giải thích:

     – Đi vào thành phố thì đơn giản quá. Tôi muốn nghĩ rằng nếu Đấng Cứu Thế mà bước đến đây và dân chúng nói với Người: “Đây là con đường đã dọn quang.”. Ắt hẳn Người sẽ trả lời: “Hãy chỉ cho ta con đường cỏ dại, gai góc. Chính ta phải tự mở lối mà đi.”.

     – Nhưng... Sư huynh Stone ơi, hãy thử nghĩ xem lương tâm sẽ cắn rứt chúng ta đến mức nào nếu như chúng ta đi qua mặt những kẻ tội lỗi mà không chìa tay ra cứu vớt.

     – Nhưng đó chỉ là những quả cầu lửa!

     – Tôi cho rằng khi con người xuất hiện lần đầu tiên thì đối với các thú vật khác con người ắt phải nực cười lắm. Tuy vậy con người vẫn có một linh hồn. Chừng nào ta chưa chứng minh được điều gì cụ thể thì ta cứ cho là những quả cầu lửa này có linh hồn đi.

     – Cũng được thôi.  Viên thị trưởng đồng ý. – Nhưng các Cha phải quay về thành phố đấy... Sau đó Cha và tôi sẽ đi vào dãy đồi. Tôi không muốn làm cho các sinh vật phát ra lửa ấy kinh hoàng vì máy móc hay đám đông.

(Ray Bradbury)

0
(1.0 điểm) Nhân vật nào trong văn bản "Những quả bóng lửa" để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả 5 - 6 dòng. Bài đọc: NHỮNG QUẢ BÓNG LỬA        Bước ra khỏi không gian cũng giống như là bước ra khỏi một ngôi thánh đường lộng lẫy chưa từng thấy. Còn chạm vào mặt Hỏa Tinh lại giống như chạm chân xuống một vỉa hè bình thường bên ngoài thánh đường năm phút sau khi đã thực sự biết...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Nhân vật nào trong văn bản "Những quả bóng lửa" để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả 5 - 6 dòng.

Bài đọc:

NHỮNG QUẢ BÓNG LỬA

       Bước ra khỏi không gian cũng giống như là bước ra khỏi một ngôi thánh đường lộng lẫy chưa từng thấy. Còn chạm vào mặt Hỏa Tinh lại giống như chạm chân xuống một vỉa hè bình thường bên ngoài thánh đường năm phút sau khi đã thực sự biết được tình yêu của mình dành cho Chúa. Từ chiếc hỏa tiễn vẫn còn bốc khói, các linh mục rón rén bước xuống và quỳ gối trên lớp cát Hỏa Tinh trong khi Đức Cha Peregrine làm lễ tạ ơn.

      – Lạy Cha, chúng con cám ơn Người đã đưa chúng con bình yên đi qua các gian phòng của Người. Chúng con đã đến miền đất mới, xin Cha cho chúng con những đôi mắt mới. Chúng con sẽ nghe thấy những âm thanh mới, xin Cha cho chúng con những đôi tai mới. Và sẽ có những tội lỗi mới, xin Cha cho chúng con những trái tim tốt đẹp hơn, cứng rắn hơn và thanh khiết hơn. Amen. Tất cả đứng lên.

      Và đây, Hỏa Tinh, nơi họ đang nhọc nhằn lê bước. Đây, giang sơn của những tội lỗi tiềm tàng. Ôi, trên mảnh đất này họ phải cân nhắc, thận trọng xiết bao; e rằng ngay cả việc bước đi như thế này, hay việc hít thở, hoặc cả việc chay tịnh nữa, cũng có thể là tội lỗi!

      Và đây là viên thị trưởng của thành phố First Town ra đón họ với bàn tay xòe rộng:

        – Con có thể giúp được gì cho Cha đây, thưa Đức Cha Peregrine?

      – Chúng tôi muốn biết về các sinh vật của Hỏa Tinh này. Vì nếu chúng tôi hiểu biết họ thì chúng tôi sẽ xây dựng nhà thờ một cách thích hợp. Họ cao ba thước phải không? Chúng tôi sẽ làm các cánh cửa lớn hơn. Da họ màu lam, màu đỏ hay màu lục? Chúng tôi cần phải biết để tô màu các tượng thánh cho đúng với màu da của họ. Họ có nặng cân không? Chúng tôi sẽ làm các ghế nguyện kiên cố cho họ ngồi.

      – Thưa Đức Cha, – Viên thị trưởng đáp, – con không ngờ rằng Cha lại quá lo lắng cho dân Hỏa Tinh đến thế. Ở đây chỉ có hai giống loài mà thôi. Một giống thì gần như chết hết cả rồi. Một số ít đang lẩn trốn. Còn giống thứ hai thì… chà chẳng phải là người như ta đâu.

       – Ủa? – Trái tim Đức Cha Peregrine đập dồn.

      – Chúng là những quả cầu ánh sáng, thưa Cha, chúng sống trong dãy đồi đằng kia. Người hay thú, ai mà biết được? Nhưng chúng hoạt động thông minh lắm đó, con nghe đồn thế. - Viên thị trưởng nhún vai. - Tất nhiên, chúng đâu phải là con người, cho nên con thấy là các đức cha không cần phải...

      – Trái lại kia. – Cha Peregrine vội vàng ngắt lời. – Anh nói là chúng thông minh, phải không nào?

      – Chỉ là tin đồn thôi. Có một nhân viên trắc địa bị gãy chân trong khu đồi đó và lẽ ra đã chết luôn ở đấy. Nhưng có nhiều quả cầu màu xanh tỏa sáng tiến đến chỗ anh ta nằm. Lúc thức dậy, anh ta lại thấy mình nằm ngay trên xa lộ tít dưới chân đồi và chẳng biết làm sao mà mình lần mò ra đến đấy được.

      – Lại một gã say rượu chứ gì. – Cha Stone nhận xét.

      – Người ta cứ kháo nhau mãi về chuyện này. - Viên thị trưởng nói. – Thưa Cha Peregrine, sinh vật trên Hỏa Tinh này chỉ còn lại mấy quả cầu xanh ấy thôi, nên con thành thật nghĩ rằng các Cha nên vào thành phố thì hơn. Hỏa Tinh đang mở rộng, loài người đang đổ xô lên đây. Trong thành phố First Town có đến hai nghìn thợ mỏ và thợ máy với lại lao công cần được cứu rỗi linh hồn, bởi vì có quá nhiều mụ đàn bà hung tợn đi theo họ, và cũng có quá nhiều rượu vang Hỏa Tinh lâu đời hàng mấy thế kỷ...

      Đức Cha Peregrine nhìn chăm chăm về hướng dãy đồi xanh.

      Linh mục Stone đằng hắng:

      – Thế nào, Đức Cha?

      – Những quả cầu lửa xanh ấy à?

      – Vâng, thưa Đức Cha.

     – A... – Đức Cha Peregrine thở dài. Những quả cầu xanh. Những quả bóng bay của tuổi thơ. Cha Peregrine cảm thấy các mạch máu nơi cườm tay giật giật. Đức Cha chỉ về hướng những ngọn đồi: – Đó là nơi chúng ta phải đến.

     Mọi người xầm xì lo âu. Đức Cha Peregrine giải thích:

     – Đi vào thành phố thì đơn giản quá. Tôi muốn nghĩ rằng nếu Đấng Cứu Thế mà bước đến đây và dân chúng nói với Người: “Đây là con đường đã dọn quang.”. Ắt hẳn Người sẽ trả lời: “Hãy chỉ cho ta con đường cỏ dại, gai góc. Chính ta phải tự mở lối mà đi.”.

     – Nhưng... Sư huynh Stone ơi, hãy thử nghĩ xem lương tâm sẽ cắn rứt chúng ta đến mức nào nếu như chúng ta đi qua mặt những kẻ tội lỗi mà không chìa tay ra cứu vớt.

     – Nhưng đó chỉ là những quả cầu lửa!

     – Tôi cho rằng khi con người xuất hiện lần đầu tiên thì đối với các thú vật khác con người ắt phải nực cười lắm. Tuy vậy con người vẫn có một linh hồn. Chừng nào ta chưa chứng minh được điều gì cụ thể thì ta cứ cho là những quả cầu lửa này có linh hồn đi.

     – Cũng được thôi.  Viên thị trưởng đồng ý. – Nhưng các Cha phải quay về thành phố đấy... Sau đó Cha và tôi sẽ đi vào dãy đồi. Tôi không muốn làm cho các sinh vật phát ra lửa ấy kinh hoàng vì máy móc hay đám đông.

(Ray Bradbury)

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: THỎ VÀ RÙA      Ngày xưa, thỏ lúc nào cũng cười mũi con rùa về sự chậm chạp. Nhưng rùa thì dằn lòng trước sự khoe khoang của thỏ.       Một hôm, trước đông đủ bá thú, rùa thách thỏ chạy thi. Thỏ trả lời: - Đừng có đùa! Bạn không biết là tôi có thể chạy cả chục vòng quanh bạn hay sao.    Rùa mỉm cười: - Không cần nhiều lời. Muốn biết ai nhanh thì cứ việc...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

THỎ VÀ RÙA

     Ngày xưa, thỏ lúc nào cũng cười mũi con rùa về sự chậm chạp. Nhưng rùa thì dằn lòng trước sự khoe khoang của thỏ.

      Một hôm, trước đông đủ bá thú, rùa thách thỏ chạy thi. Thỏ trả lời:

- Đừng có đùa! Bạn không biết là tôi có thể chạy cả chục vòng quanh bạn hay sao.

   Rùa mỉm cười:

- Không cần nhiều lời. Muốn biết ai nhanh thì cứ việc thi.

  Thế là trường đua được vạch ra. Con cáo làm trọng tài. Nó hú ba tiếng là cuộc thi bắt đầu.

   Thoắt một cái, con thỏ đã biến mất. Con rùa cứ chậm chạp bước theo. Các thù khác ở dọc đường cổ võ1.

   Một lúc sau, thỏ đứng lại đợi rùa, nhân tiện diễu2 chơi cho bõ ghét. Đợi một lúc mà rùa vẫn chưa tới. Thỏ vừa thiêm thiệp vừa lẩm bẩm:

- Ta cứ chợp mắt một tí trên bãi cỏ này. Khi trời mát xuống, ta sẽ chạy tiếp cũng chẳng muộn gì!

   Thế rồi nó dạng chân, duỗi tay, nhắm mắt ngủ ngon lành. Một lúc sau, con rùa ì ạch bò tới.

   Nó bò qua chỗ con thỏ đang ngủ say, rồi đến được mức cuối. Tiếng reo hò náo nhiệt.

   Lúc đó, con thỏ vừa mở mắt. Biết mình thua cuộc, thỏ xấu hổ trốn vào rừng.

(158 Truyện ngụ ngôn Aesop, Phan Như Huyên, 1995)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản.

Câu 2: Đề tài của văn bản trên là gì?

Câu 3: Xác định nhân vật, không gian, thời gian, tình huống của truyện?

Câu 4: Em hãy lí giải vì sao con rùa chạy chậm hơn mà lại chiến thắng thỏ trong cuộc thi chạy?

        Câu 5: Câu chuyện trên đem đến cho chúng ta bài học gì?

 

 

 

ĐỀ 3:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

HAI NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VÀ CON GẤU

      Có hai người bạn đương1 đi trong rừng thì một chú gấu nhảy ra vồ. Tình cờ, người đi trước túm được một cành cây và ẩn mình trong đám lá. Người kia không biết trông cậy vào đâu, đành nằm bẹp xuống đất, mặt vùi trong cát. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi,… Nhưng cuối cùng, gấu hú lên một tiếng, lắc đầu rồi lững thững bỏ đi, vì gấu không ăn những con vật chết. Bấy giờ, người trên cây trèo xuống gặp bạn, cười và nói rằng: “Ông Gấu thì thầm gì với cậu điều gì đó?”

     “Ông ấy bảo tớ rằng”, người kia nói, “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”

           ( Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, Phạm Khải Hoàn dịch, NXB Văn học, 2013)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Xác định tình huống hiểm nghèo trong văn bản? Tình huống đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ tính cách nhân vật?

 Câu 3: Em hiểu thế nào về lời khuyên: “Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”

         Câu 4: Bài học rút ta từ câu chuyện trên.

 

ĐỀ 4:

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

          - Chết trong còn hơn sống đục

-  Đói cho sạch, rách cho thơm

-  Thương người như thể thương thân.

-  Học ăn, học nói, học gói, học mở.

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào? Trình bày khái niệm của thể loại văn học đó.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì?

Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên.

Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

      Câu 5.Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên

ĐỀ 5:

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 2)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.

Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào?Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4. Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên  Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

       Câu 5.Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

0
15 tháng 2

Tham khảo ah:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

15 tháng 2

Bạn ơi bài thơ phải tự nghĩ ra nha

15 tháng 2
  •      Bài thơ "Cây đa" đã khơi gợi trong em tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa. Đọc bài thơ, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với Tổ quốc, phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ biển đảo quê hương.
  •  
15 tháng 2

Bài thơ cây đa gợi cho em tình cảm yêu thương, thân thuộc.