K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2018

=.= 

- Thông qua nhiều văn bản ta có thể thấy đc những hình ảnh tiêu biểu của người nông dân VN dưới chế độ xã hội nửa thực dân nửa phong kiến

   +  Họ phải chịu cảnh bóc lột , nghèo đói và bế tắc

   + Họ có những phẩm chất tốt đẹp đáng trân trọng 

    + Trong lúc khó khăn nhất họ vẫn khẳng định đc lòng tự trọng cao độ , giàu nhân cách của mình

Hok tốt ... chỉ nghĩ đc từng này

11 tháng 10 2018

chúng ta cũng đã được tìm hiểu về cuộc sống của nông dân thuộc xã hội xưa , xã hội phong kiến . người nông dân chúng ta đã phải chịu sự bóc lột , chèn ép một cách tàn bạo . nhất là người phụ nữ không được hưởng quyền lợi như bây giờ mà phải chìm nổi , tra tấn của bon cầm quyền , dù thế nào nhưng người con gái vẫn cố gắng giữ đc phẩm chất của mik ; son sắt . em thấy giờ thời điểm hiện tai thì mik thaath hạch phúc và cảm thấy thương cho cuộc đời người nông dân sống trong xã hội xưa

~ không hay thì thôi nha . không nhận brick nha ~

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
9 tháng 10 2018

Đôn-ki-hô-tê trong bộ tiểu thuyết cùng tên là một hình tượng nghệ thuật được Xéc-van-tét xây dựng rất thành công. Đôn-ki-hô-tê là người ham mê truyện hiệp sĩ và muốn mình trở thành một hiệp sĩ lẫy lừng để có thể diệt trừ gian ác, bạo ngược. Chàng ta thực hiện cuộc hành trình đi phiêu lưu để được mọi người công nhận là hiệp sĩ. Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió chính là khởi đầu cho chuyến hành trình ấy. Ngoại hình, trang bị của Đôn-ki-hô-tê được miêu tả rất ấn tượng. Với con ngựa gầy lẻo khẻo, đã già. Chiếc áo giáp và mũi giáo, đặc biệt chiếc mũ đồ hoen rỉ mà từ đời cố tổ để lại, chàng phải đem ra đánh bóng, tân trang để mặc vào. Bản thân Đôn-ki-hô-tê cũng lẻo khẻo gầy gò chứ không cường tráng như những chàng hiệp sĩ khác. Duy chỉ có trí óc, ý chí của chàng là vượt ra ngoài ngoại hình có vẻ như đối lập ấy. Chàng ta ảo tưởng mơ mộng rằng ba, bốn chục chiếc cối xay gió to sự trước mặt là những gã khổng lồ xấu xa nên đã lao vào để liều chiến với chúng. Những gã khổng lồ với cánh tay dài chỉ quật một cái là Đôn-ki-hô-tê ngã nhào ra đất. Vừa giao chiến mà con ngựa ngã chỏng, rách toạc. Chàng hiệp sĩ cũng đau đớn ê ẩm nhưng vẫn tỏ ra cao quý. Suốt đêm chàng thức trắng để nghĩ về tình nương (bởi hiệp sĩ có hai việc quan trọng là lập chiến công và có người tình). Việc xây dựng cặp nhân vật đối lập cũng làm nổi bật Đôn-ki-hô-tê. Xan-chô-pan-xa thì gầy béo, cưỡi lừa, chỉ cần được ăn no, lúc nào cũng nghĩ đến rượu thịt nhưng tỉnh táo mà nhận ra những cối xay gió là những cối xay gió. Còn Đôn-ki-hô-tê thì gầy guộc, cưỡi con ngựa gày gò, nhìn những cối xay gió mà tưởng tượng ra những gã khổng lồ xấu xa và chỉ nghĩ đến tình nương ngay cả khi đau đớn. Đây là ngụ ý, là sự giễu nhại hài hước của Xét-van-tét về những kẻ mộng mơ, ham mê truyện hiệp sĩ. Hình tượng nhân vật Đôn-ki-hô-tê với những nét đặc sắc trên mà trở thành điển hình tiêu biểu cho văn học nhân loại.

18 tháng 11 2018

mk nghĩ là ko vì chơi cái đó lừa đảo dữ lắm đừng có dính vào cho chắc

bn hỏi bố mẹ xem sao

6 tháng 10 2018

Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết , hai tác phẩm đã tái hiện cho người đọc cho thấy tình cảnh nghèo khổ , bắc tế của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức . Chị Dậu nghèo thuộc hàng cùng đinh nhất nhì trong làng . gia cảnh đã nghèo lại phải đóng sưu cho cả người em trai đã chết từ năm ngoái khiến cho gia cảnh đã nghèo lại càng nhèo hơn . cái xã hội ấy đâu còn nhân tính , chỉ biết dồn con người vào chỗ chết , vào đường cùng chỉ biết bóc lột họ đến chết vẫn không tha .Còn lão Hạc cũng có hơn gì chị Dậu . sau đợt ốm số tiền dành dụm của Lão cũng tiêu hết làng mất mùa nên cả củ chuối , rau má sung luộc ... kiếm được gì , Lão ăn nấy . lão không muốn tiêu vào tiền của con . Và đến lúc , lão không còn đủ khả năng để nuôi nổi mình nữa , lão đành phải bán chó . cuộc sống của người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ thật bế tắc . Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì
cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn . 
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục.

5 tháng 10 2018

*Tiêu đề "Sống chết mặc bay" : 
- Sống chết mặc bay có ý nghãi là sự thờ ơ của con người đối với người khác gặp nạn, nhìn thấy cảnh khó khăn của người khác nhưng lại làm như ko biết gì. 
=> Biểu hiện của một con ngừoi vô lương tâm, vô nhân đạo.
Và trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đangchống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra.
"Sống chết mặc bay" nó như một lời nói vô lương tâm của bọn quan lại đối với nhưũng người dân nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng thể hiện cho hành động của chúng. 
Tàn nhận, vô lương tâm đến đáng sợ => chính tiêu đề ấy đã phần nào nói lên ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.

5 tháng 10 2018

**Tiêu đề "Sống chết mặc bay" : 
- Sống chết mặc bay có ý nghãi là sự thờ ơ của con người đối với người khác gặp nạn, nhìn thấy cảnh khó khăn của người khác nhưng lại làm như ko biết gì. 
=> Biểu hiện của một con ngừoi vô lương tâm, vô nhân đạo.
Và trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đang chống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra.
"Sống chết mặc bay" nó như một lời nói vô lương tâm của bọn quan lại đối với nhưũng người dân nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng thể hiện cho hành động của chúng. 
Tàn nhận, vô lương tâm đến đáng sợ => chính tiêu đề ấy đã phần nào nói lên ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.

10 tháng 10 2018

Đôn Ki-hô-tê mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xan-chô Pan-xa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác. Trên đường đi, đến cánh đồng Môn–ti–en, hai thầy trò gặp những chiếc cối xay gió. Mặc cho Xan-chô khuyên can, xong Đôn–ki-hô-tê vẫn cho rằng trước mặt là những tên khổng lồ xấu xa. Đôn–ki–hô-tê lăm lăm ngọn giáo, cầu xin tình nương trợ giúp, một mình một ngựa xông vào chiếc cối xay gió gần nhất, phóng giáo đâm vào cánh quạt, vừa lúc gió nổi lên, cánh quạt hất chàng hiệp sĩ ngã lộn xuống đất, ngọn giáo gẫy tan tành. Xan-chô chạy đến cứu chủ. Đôn–ki-hô-tê rất đau nhưng không hé răng kêu ca vì sách viết rằng không được phép rên la. Đôn ki-hô-tê giải thhích lí do bại trận của mình là do pháp sư Phơ-re-xtôn thù nghịch gây ra nhưng vẫn tự tin mình sẽ chiến thắng. Hai thầy trò tiếp tục lên đường tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới.

2 tháng 10 2018

Hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô đang trên đường đi tìm những chiến công thì chợt phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê liền chỉ cho người giám mã của mình thấy rằng đó là những tên khổng lồ và bày tỏ ý định giao chiến. Xan-chô biết ông chủ của mình nhầm đã hết sức can ngăn nhưng không thành. Đôn Ki-hô-tê hăng hái cầm giáo, thúc con ngựa gầy gò lao vào. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê ngã lăn kềnh. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng.

Nhưng dẫu bị thương rất nặng như thế, anh chàng hiệp sĩ mộng mơ vẫn quyết không kêu đau vì nghĩ rằng: "các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ". Đã vậy, chàng còn kiên quyết không ăn uống, chỉ nghĩ đến tình nương đã đủ no rồi! Xan - chô thấy vậy bèn bỏ rượu thịt ra đánh chén no nê một mình. Bác giám mã cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này kể ra cũng chẳng vất vả gì. Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ và chỉ tiếp tục miên man nghĩ đến tình nương. Hôm sau, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: "con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau".

2 tháng 10 2018

- Tóm tắt: Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp vì chưa đủ tiền nạp sưu. Bị hành hạ, đánh đập tưởng chết, người ta cõng anh về trả cho chị. Nhờ bà lão hàng xóm cho bát gạo, chị nấu cho anh húp. Vừa run rẩy kề bát cháo vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng đòi tiền sưu. Anh Dậu hoảng quá, lăn đùng ra. Chị Dậu cũng hoảng, run run van xin chúng kho khất. Nhưng chúng không nghe, quát với giọng hầm hè và chuận bị đánh anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, van xin tha cho chồng. Cai lệ đấm chị và sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu sau khi chị bị tát. Lúc này chị thay đổi cách xưng hô (xưng bà), đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng với sức mạnh của tình yêu thương chồng và một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới "đường cùng", chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, với thái độ bất khuất.
- Nguồn : Google

2 tháng 10 2018

Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp vì chưa đủ tiền nạp sưu. Bị hành hạ, đánh đập tưởng chết, người ta cõng anh về trả cho chị. Nhờ bà lão hàng xóm cho bát gạo, chị nấu cho anh húp. Vừa run rẩy kề bát cháo vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng đòi tiền sưu. Anh Dậu hoảng quá, lăn đùng ra. Chị Dậu cũng hoảng, run run van xin chúng kho khất. Nhưng chúng không nghe, quát với giọng hầm hè và chuận bị đánh anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, van xin tha cho chồng. Cai lệ đấm chị và sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu sau khi chị bị tát. Lúc này chị thay đổi cách xưng hô (xưng bà), đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng với sức mạnh của tình yêu thương chồng và một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới "đường cùng", chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, với thái độ bất khuất.

20 tháng 10 2018

a) Người công dân tốt

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Người công dân tốt là người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định.

-  Thực hiện tốt quyền của công dân:

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận, kiên nghị các vấn đề chung của cả nước và địa phương. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất; quyền xây dựng, thuê nhà ở theo quy hoạch và pháp luật.

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế; được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.

Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người và gia đình có công với nước được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ.

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội hoặc bất cứ cá nhân nào.

-   Thực hiện tốt nghĩa vụ chủ yếu của công dân:

+ Công dân phải trung thành với Tổ quốc.

+ Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.

+ Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.

+ Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia.

+ Công dân phải chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng; có nghĩa vụ thực hiện các quy đinh về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng.

+ Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.

b)  Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt

Công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra nhiều ngành nghề mới, đặt ra yêu cầu bức thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao; có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, kỷ luật, kinh nghiệm, kỹ năng lao động...

Những kiến thức, kỹ năng thực hành không thể có ngay mà là quá trình hình thành và phát triển trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và sau khi ra trường. Người học sinh trung học chuyên nghiệp có những tiêu chí tu dưỡng rèn luyện để phấn đấu để trở thành người công dân tốt. Cụ thể:

-  Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân:

Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người công dân như đã nêu ở trên.

Hiện tại trong việc học tập và rèn luyện cần nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể của người học sinh khi đến lớp, khi tự nghiên cứu, khi ở trường, ở ngoài xã hội.

Mỗi học sinh phải cố gắng vì sự phát triển của bản thân, vì gia đình, vì tập thể, vì xã hội, phấn đấu trở thành người công dân có ích cho đất nước.

-Có ý thức công dân:

Đối với người học sinh, ý thức công dân trước hết là hiểu ý nghĩa, quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Thấy được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập.

Biểu hiện của ý thức công dân là cần cù, chăm chỉ, kiên trì, sáng tạo, tự giác và giữ kỷ luật trong học tập và rèn luyện.

-  Tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống:

Đó là tu dưỡng ý thức và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội; sống có trách nhiệm với bản thân mình và mọi người.

Có trách nhiệm trước tập thể và cộng đồng, biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống tiến bộ, biết phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

Có lòng nhân ái, độ lượng, trân trọng các giá trị đạo đức công dân, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tư cách, tác phong đúng đắn của người công dân; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức công dân, phê phán những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp.

-   Nội dung tu dưỡng và rèn luyện của học sinh trung cấp chuyên nghiệp:

Có động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn. Học là để có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để thành người công dân tốt, người lao động tốt

Tự tin vào bản thân, vượt qua khó khăn, vượt qua chính mình để đạt kết quả cao nhất trong học tập, rèn luyện.

Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nội quy, quy chế của của nhà trường, của tập thể, pháp luật của Nhà nước.

Rèn luyện lương tâm nghề nghiệp, yêu lao động và tôn trọng lao động của người khác. Có ý thức rèn luyện tác phong công nghiệp, thích ứng với sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Có lối sống lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội, không gian lận trong học tập và tiêu cực trong cuộc sống.

Kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể; các hoạt động xã hội; bảo vệ và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của tập thể, của Nhà nước và xã hội.

Rèn luyện thân thể để có sức khoé tốt đáp ứng yêu cầu học tập và công việc phục vụ đất nước.



 

4 tháng 10 2018

Tùy vào từng người thôi chị

29 tháng 9 2018

  1. Lão Hạc

          a. Nỗi khổ về vật chất

          Cả đời thắt lưng buộc bụnglão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và mà thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật . Nam Cao đã dung cảm nhìn thẳng vào nôic khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.

          b. Nỗi khổ về tinh thần.

          Đó là nỗi đau cả người chồng mát vợ, người cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con, vì chưa làm tròn bổn phận của người cha . Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc . Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng.

          Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó . Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát . Lão đã chọn cái chết thật dữ dội . Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hạc đã không có lối thoát.

2. Con trai lão Hạc

Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn khiến anh phẫn chí, bỏ làng đi đồn điền cao su với một giấc mộng viển vông có bạc trăm mới về. Nghèo đói đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.

          Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân. Truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói và những hủ tục phong kiến lạc hậu.

    Chúc bn luôn luôn học giỏi

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
1 tháng 10 2018

Từ hình thức đấu trí chuyển sang đấu lực giữa chị Dậu và hai tên cai lệ là quá trình phát triển logic. Ý kiến trên khá hợp lí vì: ban đầu chị Dậu mới chỉ van lơn và dùng những lời lẽ hết sức nhún nhường để cầu xin được khất sưu cho mấy hôm. Nhưng khi thấy chúng vẫn không hề quan tâm đến lời chị mà vẫn sấn tới trực bắt trói anh Dậu trong hoàn cảnh đau ốm thì chị liền kháng cự bằng những lời lẽ ngang hàng: chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ. Rồi cuối cùng là: "Mày đánh chồng đi bà cho chúng mày xem!" và dùng những hành động mạnh mẽ. Sức của anh chàng con mọn không lại được sức mạnh của chị nông dân lực điền nên chị đã đẩy mấy tên cai lệ ngã chỏng. Lời lẽ và hành động của chị Dậu có quá trình phát triển lo-gic từ tự phát sang tự giác, là minh chứng cho "con giun xéo lắm cũng quằn". Đây là biểu hiện logic và tất yếu, làm tiền đề để tiến tới, những người nông dân đứng vào hàng ngũ và chiến đấu chống thực dân Pháp.