ĐẠI TỪ,TÍNH TỪ ,LƯỢNG TỪ ,TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG LÀ GÌ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc sống này không quá dài để bạn chững lại, suy tư về sự may mắn trong khi biết bao sự nhiệt huyết, sự đam mê của những người khác đang lan toả một cách không giới hạn.
Họ sẵn sàng đương đầu với khó khăn để tạo ra cơ hội cho bản thân, họ không ngần ngại thất bại để rồi có được sự thành công. Họ vươn mình với những khao khát tìm kiếm cơ hội mới trong một tuổi trẻ đầy sôi động.
Và với nguồn năng lượng căng tràn không bao giờ cạn ấy họ đã vẽ ra những cơ hội cho chính mình làm cho khoảng sống của tuổi trẻ lại thêm phần sâu sắc, ý nghĩa hơn. Hãy nhớ rằng cơ hội do chính bạn tạo ra và tuổi trẻ là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để bạn tạo ra nó.
Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỷ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường - nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và "Cổng trường mở ra" cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.
Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.
Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. "Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo". Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. "Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ". Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.
Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.
Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.
Có một cuốn sách đã từng viết: “Ước mơ lớn nhất của con người là cảm nhận và tìm được ý nghĩa, hạnh phúc trong cuộc sống. Hồi nhỏ, mọi người đều thường nhìn nhận khái niệm về hạnh phúc rất đơn giản, đó là đạt được những điều mình mong muốn. Và đến khi lớn lên, họ bước vào cuộc hành trình đi tìm và khám phá giá trị của hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Làm thế nào để có hạnh phúc?... Xung quanh vấn đề này có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và nhiều người đã trăn trở đi tìm câu trả lời cho mình.
Trong cuộc sống, dường như ai cũng mơ ước mình có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Trên bước đường đi tìm giá trị của hạnh phúc, có người đã tìm được câu trả lời và không ít người tìm mãi mà không thấy, dần dần đi vào bế tắc, tuyệt vọng như đi vào con đường không tìm thấy lối ra. Một chàng trai từ lúc sinh ra đã bị nhiễm chất độc màu da cam do người cha di truyền sang, hai chân bị teo không thể đi lại được. Vậy theo các bạn cuộc sống của chàng trai này liệu có được hạnh phúc không? Ngỡ tưởng anh sẽ sống như vậy đến hết cuộc đời. Một điều kì diệu đã đến với anh, một cô gái còn lành lặn đã hiểu, thông cảm, yêu thương và nguyện được gắn bó suốt đời với anh. Câu hỏi được đặt ra, liệu đôi vợ chồng này có sống với nhau hạnh phúc không? Hằng ngày, chồng chở vợ trên chiếc xe ba bánh đi bán rau. Cuộc sống thật bình yên cứ thế trôi qua với những điều giản dị. Nhìn cảnh vợ ôm chồng trên chiếc ghế ba bánh, ai bảo cuộc sống của họ không hạnh phúc. Hạnh phúc đâu phải ở nơi nào đó xa xôi mà nhiều người phải vất vả đi tìm, nó ở ngay những niềm vui rất đỗi bình dị trong đời sống thường nhật của mọi người.
Mọi người thường nói là đi tìm và khám phá giá trị của hạnh phúc, cứ ngỡ rằng hạnh phúc là một cái gì đó cao siêu mà không nhận ra rằng hạnh phúc có ở quanh ta. Hạnh phục không phải trên trời rơi xuống hay được ai ban phát mà nó nằm ngay trong cảm nhận, suy nghĩ và hành động của mỗi ngầm. Tôi hỏi một người bạn, hạnh phúc là gì và bạn tôi đã trả lời: “Hạnh phúc là khi được ôm đứa cháu và cảm thấy ấm áp bình yên trong lòng, hạnh phúc là khi về nhà trò chuyện cùng bố...”. Hạnh phúc thật gián dị phải không các bạn. Nó rất gần gũi với chúng ta, có thể diễn ra ngay trước mắt chúng ta, chỉ tùy thuộc vào cảm nhận của bạn mà thôi. Một cụ già sang đường, bạn chạy tới và đưa cụ qua đường. Sang bên đường cụ già nói cảm ơn, bạn cảm thấy vui vui, ấm áp trong lòng khi làm được một việc tết. Đó chẳng phải là một hạnh phúc nho nhỏ ở ngay trong cuộc sống, bạn đâu phải đi tìm.
Hạnh phúc là những điều giản dị, bạn hãy mở lòng mình với mọi người, với cuộc sống, khi đó bạn sẽ thật sự nhận ra được giá trị của hạnh phúc. Cho dù bạn có gặp nỗi buồn lớn đến đâu bạn sẽ có lòng tin để vượt qua vì bạn biết tằng hạnh phúc luôn ở quanh ta. Hạnh phúc chúng ta không thể tóm lấy hay bắt được nó mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận được nó mà thôi. Có thể ở cùng một sự việc bạn cảm thấy hạnh phúc, còn người khác thì không. Con người là một sinh vật kì diệu được tạo ra trên thế gian này, chỉ riêng việc được sinh ra trên đời này đối với mỗi người cũng là niềm hạnh phúc lớn lao rồi. Nhưng nhiều người lại không nhận ra được điều này, không biết trân trọng nó. Hạnh phúc là điều chúng ta muốn vươn tới để có cuộc sống tết đẹp nhưng bạn cũng động nên mơ mộng hãy ảo tưởng về một hạnh phúc toàn mỹ hay xa xôi nào đó mà hãy sống thật với con người mình, biết nâng niu trân trọng những gì mình có biết cảm thông và chia sẻ với mọi người và hãy mở lòng mình đón nhận. Đó chính là hạnh phúc thật sự mà bạn không phải đi tìm.
Núi chùa Châu Thới ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Biên Hoà 4km, thị xã Thủ Dầu Một 20km, thành phố Hồ Chí Minh 24km, và đã được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia ngày 21/04/1989.
Di tích danh thắng núi Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư của các tỉnh thành: Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí danh thắng này rất thuận tiện cho việc tham quan, du lịch, vì gần các thắng cảnh, khu vui chơi nghỉ mát khác như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long (Biên Hoà).
Sách “Gia Định Thành Thông Chí " đã viết: “Núi Chiêu Thới (Châu Thới) từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt, làm tấm bình phong triều về Trấn thành. Ở hang núi có hang hố và khe nước, dân núi ở quanh theo, trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành, ngó xuống đại giang, du khách leo lên thưởng ngoạn có cảm tưởng tiêu dao ra ngoài cửa tục”.
Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” cũng miêu tả khá rõ núi và chùa Châu Thới gần giống như trên: “Núi Chiêu Thới tục gọi là núi Châu Thới, ở phía Nam huyện Phước Chính 21 dặm, từng núi cao tít làm bình phong cho tỉnh thành. Khoảng giữa núi Chiêu Thới có am Vân Tĩnh là nơi ni cô Lượng tĩnh tu, di chỉ nay vẫn còn. Đột khởi một gò cao bằng phẳng rộng rãi, ở bên có hang hố và nước khe chảy quanh, nhà của nhân dân ở quanh theo. Trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long trác tích tu hành. Năm Bính Thân, đạo Hoà Nghĩa là Lý Tài chiếm cứ Châu Thới tức là chỗ này. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) đem núi này liệt vào tự điển”.
Về nguồn gốc, có căn cứ cho rằng chùa được xây vào khoảng năm 1612, do thiền sư Khánh Long, trên bước đường vân du hoằng pháp lên đồi Châu Thới thấy cảnh hữu tình, Sư cất một thảo am nhỏ để tu tịnh, thảo am được gọi là chùa Hội Sơn, sau đổi tên thành chùa núi Châu Thới”. Nhưng cũng có cứ liệu cho thấy chùa núi Châu Thới lập vào năm 1681 là thời điểm hợp lý hơn cả. Nhưng cho dù được thành lập vào năm 1681, chùa núi Châu Thới ở huyện Dĩ An hiện nay vẫn là ngôi chùa xưa nhất Bình Dương và được hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam Bộ.
Cổng chùa bằng đá dưới chân núi có đề tên Chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cổng tam quan có ba mái cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – hỉ xả…”
Trải qua hơn ba trăm năm lịch sử đầy biến động, chịu bao hủy hoại tàn phá của thời gian và chiến tranh, chùa núi Châu Thới nay không còn giữ được dấu tích, di vật nguyên thủy của một chùa cổ được hình thành vào hàng sớm nhất Nam Bộ. Hiện Chùa là một quần thể kiến trúc đa dạng được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau: gồm ngôi chánh điện, các điện thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn, Linh Sơn Thánh Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu, Ngũ Hành Nương Nương và cả điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ở đây còn cho thấy rõ nét sự dung hợp giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian như phần đông các ngôi chùa Phật giáo ở nước ta.Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của Chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía.
Chánh điện được thiết kế: dành phần trên thờ Phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí; tầng kế thờ Phật Thích Ca; tầng dưới là nơi thờ Phật giáng sinh. Toàn bộ những tượng đồng được đúc tại Chùa, do nhóm thợ chuyên môn của xứ Huế thực hiện. Chùa còn thờ bộ thập bát La Hán và thập điện Diêm Vương bằng đất nung. Đây là hai bộ tượng khá xưa và độc đáo của Chùa còn lưu giữ được, cho thấy nghề gốm ở địa phương đã phát triển khá sớm. Chùa cũng còn lưu giữ được ba pho tượng Phật tạc bằng đá khá xưa (có thể vào cuối thế kỷ XVII) và một tượng Quan Âm bằng gỗ được làm bằng cây mít cổ thụ hàng trăm tuổi được trồng trong vườn chùa.
Vào năm 1988, Chùa đúc một đại hồng chung theo mẫu của chùa Thiên Mụ (Huế) nặng 1,5 tấn, cao 2 mét, đường kính 1m2, đặt trên chiếc giá chuông bằng gỗ lim do nghệ nhân Bình Dương chạm trổ các hoa văn đẹp. Những năm 1996 – 1998, Chùa tổ chức đúc thêm bảy tượng Phật bằng đồng, xây dựng một bảo tháp gồm nhiều tầng lầu cao 24 mét. Năm 2002, bên phải ngôi chùa xây dựng công trình gồm một trệt một lầu và bên trên sân thượng có xây bảo tháp thờ tượng Quan Âm bằng đồng cao 3 mét, nặng 3 tấn.
Đến nay, Chùa không còn lưu giữ được đầy đủ những long vị và Tháp của các vị thiền sư khai sơn mà chỉ thờ các tổ bằng tượng gỗ chạm và một số long vị của các hoà thượng đời sau này. Về số cổ vật có giá trị đã được xếp loại tại chùa núi Châu Thới hiện nay cònlưu giữ được 55 hiện vật (đứng nhì trong các ngôi chùa trong tỉnh).
Cách thành phố Hồ Chí Minh độ 50km đi về phía Nam, theo đường Nhà Bè qua Bình Khánh, sẽ tới khu du lịch sinh thái Cần Giờ - Lâm Viên.
Cần Giờ hấp dẫn du khách với những nhà nghỉ, hồ bơi, nhà hàng hiện đại..., sang trọng, với bãi biển phẳng lì, rừng phi lao rì rào gió thổi, với những chiếc dù to, nhỏ đủ màu sắc xếp san sát nhau đến tận mép biển luôn nhộn nhịp. Phong cảnh thiên nhiên Cần Giờ bát ngát trong màu xanh của sắc trời, sắc biển và xanh thẳm phi lao. Sáng sớm và hoàng hôn trên bãi biển Cần Giờ thật hữu tình, thơ mộng.
Cách bãi biển Cần Giờ khoảng 3km về phía Tây Bắc là khu du lịch sinh thái Lâm Viên với rừng Sác rộng hơn 40 ngàn hec-ta kéo dài từ Nhà Bè đến Ghềnh Rái. Nơi đây có khu rừng ngập mặn rộng lớn, có khu bảo tồn động vật quý hiếm như cá sấu hoa cà, rái cá, mèo rừng, nai, trăn, chồn... và họ hàng nhà khỉ đuôi dài gần một nghìn con. Nơi đây còn có khu căn cứ rừng Sác với nhà bảo tàng lịch sử lưu giữ bao kỉ vật, bao chiến công thần kì của các chiến sĩ Trung đoàn 10 anh hùng đặc công thời đánh Mĩ. Tượng đài về 860 liệt sĩ đặc công sừng sững, tráng lệ, uy nghiêm giữa màu xanh bạt ngàn của rừng đước, rừng mắm. Du khách có thể dạo mát trong rừng, tản bộ trên bãi cát, hoặc du thuyền len lỏi giữa vùng sông rạch bao la. Du khách có nghe câu hát:
" Cần Giờ bậu nhớ chớ quên
Nhớ về rừng Sác Lâm Viên một đoàn..."
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ.
Đoạn bốn tả cảnh vườn Bách Thảo qua cái nhìn khinh bỉ của chúa sơn lâm. Tất cả chỉ là sự sắp đặt đơn điệu, buồn tẻ, khác xa với thế giới tự nhiên. Càng cố học đòi, bắt chước cảnh đại ngàn hoang dã thì nó lại càng lộ rõ sự tầm thường, giả dối đáng ghét:
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ.
Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.
Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để "cái tôi" tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.
Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.
Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.
nhớ chọn mình !!!
*Giống :
-Họ đều là những người nông dân nghèo khổ bị dồn đến bước đường cùng.
-Họ đều là những con người hiền lành, nhân hậu chất phác.
-Họ đều là những con người giàu tình yêu thương.
*Khác nhau:
-Chị Dậu là một người phụ nữ nông thôn nghèo khổ, quanh năm đầu tắt mặt tối mà cơm vẫn không đủ ăn, áo vẫn không đủ mặc, không đủ tiền để nộp sưu cho chồng, khiến anh chồng bị ốm nặng vẫn bị bắt lên đình
Chế độ phong kiến, những người nông dân lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề và họ phải chịu đựng những thứ thuế vô lí.
Nhân vật Lão Hạc, chị Dậu chính là hiện thân của những số phận nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội lúc bấy giờ. Hoàn cảnh tột cùng thống khổ ấy được các nhà Văn Nam Cao, Ngô Tất Tố tái hiện một cách chân thực, rõ nét qua hai văn bản 'Lão Hạc' và 'Tức nước vỡ bờ'.
ão Hạc trong truyện ngắn cùng tê của Nam Cao là một con người nghèo khổ, bất hạnh. Lão nghèo lắm, nghèo xơ nghèo xác. Ba sao vườn, một túp lều, một con chó Vàng, ... đó là tài sản suy nhất còn lại của lão. Vợ chết đã lâu, lão Hạc phải chịu cản gà trống nuôi con.
Lão rất yêu con. Biết con buồn vì không có tiền để cưới vợ ' Lão thương con lắm' . Đứa con trai độc nhất không có trăm bạc để cưới vợ đã phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Tuổi già, sống cô quạnh, nỗi bất hạnh ngày theemchoongf chất. Thương thay cho số phận nghèo khổ ấy!
Lão Hạc chỉ còn biết làm bạn với con chó Vàng. Lão bị một trận ốm kéo dài suốt mấy tháng. không một người thân bên cạnh đỡ đần chăm sóc, tiếp theo một trận bão to cây trái hoa màu trong vườn bị phá sạch sành sanh. Làm mất nghề sợi, đàn bà con gái trong làng tranh nhau giành hết mọi iệc. Lão à cậu Vàng, mỗi ngày ăn hết ba hào mà vẫn đói deo đói dắt. Điều ấy trở thành bi kịch cho đời lão.
Tình cảnh thật đáng thương biết bao! Vì quá thiếu thốn lão dứt tâm đành bán con chó àng - vật tri kỉ của người con trai để lại. Sau khi bán chó, lão cảm thấy hụt hẫng, tự oán trách mình vì đã trót lừa một con chó 'các nếp nhăn xe lại ép cho nước mắt chảy ra, lão hu hu khóc'. Đói khổ quả nhưng lão vẫn giữ trọ vẹn ba sào vườn cho con 'mảnh vườn là của con ta, của mẹ nó tậu thì nó hưởng'. Đói khổ, bần cùng, cô đơn ngày một thêm nặng nề, lão chỉ ăn khoai, củ chuối, sung luộc rau má.
Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo gần như là hách dịch 'rồi lão quyết định ăn bả chó để tự tử. Cái chết của lòng tự trọng, chết để tạ tội với cậu Vàng. Xót xa thay, cay đắng thay cho số phận của con người đơn hậu, hiền lành này.
ũng giống như nhân vật lão Hạc, hình ảnh chị Dậu trong văn bản 'tắt đèn' của Ngô Tất Tố là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động nhưng bị áp bức bóc lột dã man của bọn phong kiến.
Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị là vợ của một anh nông dân nghèo kiết xác, là mẹ của ba đứa con nhỏ dại trong cái gia đình lên đến bậc nhất nhì trong hạng gia đình nghèo. Con cái thì nheo nhóc, đói rách. Vì tội thiếu suất sưu của người em họ đã chiết từ năm ngoái, chồng chị bị bọn háo lí cùm kẹp, đánh đập dã man giữa sân đình. Chị đã rất bật chạy vạy ngược xuôi để vay mượn nhưng rồi lại về không.
Như kẻ cùng đường chị Dậu đau khổ, tai họa chồng chất đè lên người đàn bà tội nghiệp. Mặc dù vậy nhưng trong chị vẫn sáng ngời những phẩm chất cao đẹp, giàu tình yêu thương, có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Được bà hàng xóm cho bát gạo nấu cháo, chị quạt cho nguội, rón rén mang đến cho chồng hỏi xem chông ăn có ngon không. Sức sống mãnh liệt và tình yêu thương chồng sâu sắc thể hiện qua việc chị đối phó với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.
Cảm nhận về cuộc đối đầu của chị Dậu với tên cai lệ và lí trưởng
Sau khi nhiều lần van xin khẩn khoản không được, chị thay đổi cách xưng hô và lắng tên người nhà lí trưởng ngã ngào ra thềm. Chị dậu, chồng con chị cũng như hàng triệu nông dân là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. Sưu thuế dã man, ách áp bức của bọn thống trị đã cướp đi quyền sống làm người của họ.
Những người nông dân như lão Hạc, chị Dậu đều là những người nông dân lương thiện, lam luc làm ăn nhưng đều phải chịu cảnh đời cơ cực, cùng quẫn, cái nghèo đeo bám họ, chịu sự bất công bởi họ sống dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
Những cảnh đời, số phận ấy khiến ta hiểu hơn về nông thông Việt nam, con người Việt Nam xưa, cả những nỗi đau khổ, nghiệt ngã của kiếp sống. Cả những vẻ trong sáng cao đẹp của tâm hồn, lương tri con người.
Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ): đây là thể thơ linh hoạt có khả năng biểu hiện phong phú, rất thích hợp với việc thể hiện tâm trạng và diễn tả những tâm tình cảm xúc sâu lắng. Trong bài thơ, thể thơ này được sử dụng và khai thác đạt hiệu quả nghệ thuật: bài thơ ngũ ngôn bình dị, cô đọng mà đầy gợi cảm. Toàn bài thơ có giọng điệu chủ âm là trầm lắng, ngậm ngùi. Giọng thơ này rất phù hợp trong việc thể hiện tâm tư, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của con người đặc biệt là trước tình cảnh đáng thương của những lớp đang tàn lụi như ông đồ. - Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ: + Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc. + Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người. - Ngôn ngữ thơ trong sáng, bình dị đồng thời cô đọng, có sức gợi lớn trong lòng người {vẫn ngồi đấy - không ai hay, người muôn năm cũ - hồn ở đâu,...). - Biện pháp nhân hóa được sử dụng rất thành công: Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu giấy, mực không được động đến nên buồn, nên sầu, chúng cũng có tâm hồn, có cảm xúc như con người). - Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm: Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay. Hình ảnh lá vàng có một sức gợi lớn. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, cảm giác buồn. Giữa mùa xuân mà tác giả lại cảm nhận lá vàng rơi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về một sự tàn tạ, sự kết thúc của một kiếp người tàn. Hình ảnh mưa bụi bay nhẹ nhưng ảm đạm lòng người. Đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại. Tất cả cảnh vật ấy để thể hiện tâm trạng buồn của con người. - Hình thức nghệ thuật bài thơ rất bình dị nhưng có một sức truyền cảm nghệ thuật lớn để cho nội dung, cảm xúc của bài thơ có sức sống bền bỉ lâu dài trong lòng người đọc.
phân tích nghệ thuật bài thơ ngũ ngôn ''ông đồ'' ??? giúp mk với mai thi rồi/??
kaka
Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là nới chôn rau cắt rốn mà còn la miền kí ức, kỉ niệm của biết bao người. Có thể nói như nhà thơ Chế Lan Viên rằng: “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Và đặc biệt nhà thơ Tế Hanh được biết đến là một nhà thơ của quê hương và ông rất thành công trong mảng để tài này. Một tác phẩm mà ai trong chúng ta đều biết đến đó là bài thơ quê hương. Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là cảnh người dân ra khơi đánh cá:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
– Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
Từ địa phương là những từ được sử dụng hạn chế ở một hoặc vài địa phương nào đó. Từ địa phương là một bộ phận của phương ngữ. Phương ngữ là ngôn ngữ của một địa phương bao gồm cả mặt ngữ âm, từ vựng lẫn ngữ pháp.
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Ví dụ: Xinh, vàng, thơm, to, nhỏ, giỏi,...
Đại từ là một từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Ví dụ: Tôi, anh, chị, em, ông, bác, ấy, chúng em, chúng ta, chúng tôi, họ,..... v.v.
Lượng từ là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật một cách khái quát.
Ví dụ: Những, cả mấy, các,...
Từ địa phương là những từ được sử dụng hạn chế ở một hoặc vài địa phương nào đó. Từ địa phương là một bộ phận của phương ngữ. Phương ngữ là ngôn ngữ của một địa phương bao gồm cả mặt ngữ âm, từ vựng lẫn ngữ pháp.
hok tốt