K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chọn thành ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong câu:

(1) Không thể để những kẻ…… phạm tội tham nhũng mà sống ngang nhiên.

(2) Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước thương dân tha thiết, một nhà bác học uyên thâm, có…….

(3) Dập dìu…………………….

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

trả lời : (1) tài hèn đức mọn (2) tài cao đức trọng (3) tài tử giai nhân

# chúc bạn học tốt #

1 tháng 5 2020

thank you bạn nha

6 tháng 5 2020

(1)Trong đoạn văn trên trích  trong văn bản ‘‘Sống  chết  mặc bay’’ , tác giả Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công được tình cảm  của người dân dành cho ngôi  làng.(2)Thật vậy , nhân dân đã dành trọn tình cảm của mình cho ngôi làng.(3) Những người dân đi hộ đê phải làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm.(4) Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng(5). Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả"Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". 5)Người dân lúc này đang mang trong mình ‘‘Trăm lo nghìn sợ’’, ngoài đê  bây giờ là cảnh gấp gáp,náo loạn của người dân. (6) Mặc dù biết sức người không đọ lại được với sức trời nhưng người dân không ngại hiểm nguy , bất chấp tính mạng của mình để bảo vệ con đê.(7)Chao ôi!(8)Tại  sao hoàn cảnh lại éo le , khốn  khổ đến vậy?

7 tháng 5 2020

a. những người chuyên môn mới định được - trạng ngữ

b. khuôn mặt đầy đặn - vị ngữ

c. các cô gái Vòng đỗ gánh - trạng ngữ

e. hắn giật mình - vị ngữ

7 tháng 5 2020

a. Thuyền được người lái đò đẩy ra xa.

b. Bác nhận được tin yêu của nhiều người.

c. Đá được người ta chuyển lên xe.

d. Em bé được mẹ rửa chân cho.

e. Tàu hỏa bị bọn xấu ném đá lên.

30 tháng 4 2020

Mẹ ơi đêm đã khuya rồi
Ở bên hiên vắng con ngồi đếm sao
Nỗi niềm gửi tới trời cao
Lệ cay khoé mắt lẫn vào bóng đêm

Hiu hiu gió lạnh bên thềm
Tâm tư trĩu nặng càng thêm vỡ oà
Cuộc đời bao nỗi xót xa
Phủ lên mái tóc mẹ già của con

Trách mình chữ hiếu chưa tròn
Tuổi già chân yếu mẹ còn chuân chuyên
Hao gầy giấc ngủ chẳng yên
Biết bao lo lắng muộn phiền vì con

Mẹ ơi bể cạn non mòn
Trong tim con mãi vẫn còn khắc ghi
Dù đời ngang trái thị phi
Nhưng con có mẹ chuyện gì cũng qua

30 tháng 4 2020

4 khổ đó nhé bạn 

học tốt

1 tháng 5 2020

Giữa bộn bề, lo toan của cuộc sống, bất chợt một ngày ta nhớ lại ngày xưa, nhớ lại cái thời còn núp sau lưng mẹ, đến lớp với biết bao bỡ ngỡ đầu đời. 

Ngày đầu tiên đi học.

Mẹ dắt tay đến trường

    Làm sao ta quên được cái thời khắc ấy. Hồi hộp, lo lắng, có cả vui mừng tràn ngập. Không biết trường mới thế nào, không biết thầy cô ra sao, cả bạn bè nữa. Cả một thế giới mới mở ra trước mắt. Ta như con chim non mới tập bay, ra khỏi tổ với sự rụt rè, e ngại. Mẹ sửa soạn cả buổi sáng, như bà tiên hóa phép, biến ta thành cô công chúa nhỏ. Bước chân ra khỏi nhà, ngẩng cao đầu hãnh diện – con của mẹ càng lớn càng xinh. Thế nhưng, không như những gì nó đã nghĩ. Sao nó không nhìn thấy ai quen hết, sao không có gì vui hết. Bất chợt nó rùng mình, sợ hãi, muốn quay về với tổ ấm an toàn. 

Con vừa đi vừa khóc

Mẹ dỗ dành yêu thương

      Ôi chao! Cái bé thơ ngày đó sao buồn cười đến vậy, e sợ cả những điều đơn giản như thế. Nhớ quá! Nhớ cái bỡ ngỡ ngày nào, nhớ sự ân cần của mẹ, nhớ ánh mắt trìu mến của cô. Chợt ao ước dù chỉ một lần, được khóc òa trong những yêu thương, được trở lại ngày đầu tiên đi học, được vỗ về dịu ngọt và an lành.

Ngày đầu tiên đi học

Em mắt ướt nhạt nhòa

Cô vỗ về an ủi

Chao ôi, sao thiết tha…

       Ấn tượng đầu tiên về hình ảnh cô giáo thật đẹp. Một người hiền lành, dịu dàng như mẹ mình. “Sau này mình cũng làm cô giáo” – cái suy nghĩ ngây thơ ấy thoáng qua và theo ta đến tận hôm nay. Ta thầm cảm ơn hình bóng ngày xưa ấy – cái hình bóng in đậm trong ta, nuôi ước mơ ta thành hiện thực. Suốt quãng đời học trò ta đã trải qua biết bao kỷ niệm, mang ơn biết bao người. Nhưng cái ấn tượng đầu tiên ấy vẫn như khắc sâu trong trái tim ta, như những ký ức đẹp đẽ theo ta khôn lớn, để hôm nay ta nhớ về:

Ngày đầu như thế đó

Cô giáo như mẹ hiền

Em bây giờ cứ ngỡ

Cô giáo là cô tiên

     Bâng khuâng một ngày đầu thu, nghe tiếng trống khai trường vang vang, lòng ta chợt lắng đọng, chợt sống lại phút giây “ngày đầu tiên” xưa cũ:

Em bây giờ khôn lớn

Bỗng nhớ về ngày xưa

Ngày đầu tiên đi học

Mẹ cô cùng vỗ về

Tiếng thu êm ái bước đi, lòng ta nhẹ nhàng trôi với những kỷ niệm đẹp, thả hồn để trở lại ngày xưa…

hôm nay rảnh nên sẽ đăng bài này lên Bài 1.Đọc – hiểu văn bản“ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm.Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi,...
Đọc tiếp

hôm nay rảnh nên sẽ đăng bài này lên 

Bài 1.Đọc – hiểu văn bản

“ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm.

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước!...”

 

a.Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? ai là tác giả? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên

b.Xác định và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn trên

c.Viết đoạn văn từ 8 -10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân trong đoạn văn trên.( gạch chân, chú thích một câu bị động, một cặp quan hệ từ được sử dụng)

 

1
30 tháng 4 2020

Cho mình hỏi bạn biết cách nào đăng bài làm bằng ảnh không ?

5 tháng 5 2020

Người anh hùng làm việc nghĩa mà không cần báo đáp công ơn, coi việc giúp đỡ người khác là chuyện hiển nhiên phải làm.

29 tháng 4 2020

nghĩa gốc : lưỡi bị trắng ; đau lưỡi ; thè lưỡi 

nghĩa chuyển : lưỡi mác ; lưỡi hái ; lưỡi lê .

chúc bạn học tốt !!!

29 tháng 4 2020

lưỡi bị trắng là nghĩa gốc

lưỡi mác là nghĩa chuyển

đau lưỡi là nghĩa gốc

lưỡi hái là nghĩa chuyển

thè lưỡi nghĩa gốc

lưỡi lê nghĩa chuyển

chúc bạn học tốt

29 tháng 4 2020

Tham khảo:

Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong nhà văn đầu tiên đặt nền móng cho thể loại truyện ngắn hiện đại. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh của những người dân lao động và cả chế độ của đất nước ta thời bấy giờ hiện lên một cách vô cùng chân thực. Đó chính là những người nông dân đói nghèo, vất vả nhưng luôn phải lo lắng cho cuộc sống của mình, còn những người làm quan phụ mẫu đáng lẽ phải quan tâm và chăm sóc cho những người dân của mình thì lại không hề quan tâm tới cuộc sống của những con dân phụ thuộc vào mình. Họ thờ ơ, lãnh đạm, chỉ biết hưởng thụ những thứ thuộc về mình mà thôi. Và những hình ảnh ấy đã được miêu tả một cách rõ ràng và sắc nét qua tác phẩm Sống chết mặc bay và nổi bật trong đó là nhân vật tên quan phủ.

Ngay phần mở đầu của tác phẩm, tác giả đã tập trung miêu tả một cảnh tượng hết sức cẩn trương và căng thẳng. Đó là hình ảnh của những người nông dân nhỏ bé đang cố gắng hết sức mình để giữ lấy đê ngăn không cho nước đập vỡ trong một buổi đêm trời mưa to gió lớn. Hàng nghìn những người nông dân chân lấm tay bùn không kể là ai đều phải cùng nhau chống lũ với những phương tiện hết sức thô sơ “ người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, lũ lụt”. trong hoàn cảnh như vậy, bất cứ ai cũng đều cảm thấy khẩn trương và lo lắng thì điều đầu tiên mà người đọc cảm thấy tò mò chính là việc không thấy hình ảnh của những người quan phụ mẫu ở đâu cả. Tới lúc ấy, hình ảnh của người quan mới xuất hiện. Thì ra quan phụ mẫu trong khi những người dân sức yếu hèn mọn với những công cụ thô sơ đang ra sức để giữ đê thì người quan, người có chức quyền lại đang cùng nhau chời đánh bài. Trong một khung cảnh tráng lệ, quan cùng những người có chức có quyền đang cùng nhau chơi bài, thậm chí không hề ngó ngàng gì tới những điều đang xảy ra bên ngoài kia đi chăng nữa. Khi một tên nô tài bẩm báo, thậm chí quan còn coi như không có chuyện gì xảy ra, vẫn cố tình chơi tiếp với một thái độ hết sức điềm nhiên. Cả tác phẩm theo một nhịp tăng dần đều. Khi những người nông dân ngoài kia đang cùng nhau gắng sức chống lũ, thế nhưng đó đâu có phải là điều đơn giản. Không có những vật chuyên dụng hay có sự giúp sức của quan phủ thì những cố gắng của biết bao nhiêu con người chỉ là những điều khó khăn, là lấy trứng mà chọi với đá mà thôi. Và điều gì tới đã tới. Theo nhịp tăng dần,, mỗi khi nước dâng lên, đê yếu đi là mỗi lần quan được thắng một ván bài với độ ù tăng dần. Đáng lẽ khi những người dân cần tới quan phụ mẫu nhất thì người đó lại đang thờ ơ với nỗi khổ của mọi thứ. Quan thậm chí còn đang hưởng thụ cuộc sống sung sướng “ bên cạnh ngài, mé tay trái,, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút. Quanh ngài đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để chơi tổ tôm”. Hết ván bài này cho tới ván bài khác, quan chỉ biết ngồi rung đùi mà hưởng thụ. Có nô tài khẽ bòa “ quan, dễ có khi đê vỡ”, nhưng hắn cũng đâu có mảy may suy nghĩ bất cứ điều gì. Hắn như bị say mê bởi những ván bài đen đỏ của mình cùng những kẻ xu nịnh mà thôi. Thế mới thấy hình ảnh của người quan phụ mẫu mới ích kỉ và vô trách nhiệm cho tới mức nào. Khi những âm thanh tang tóc và thảm thiết do đê vỡ gây nên, quan nhận được tin báo, hắn không những không xem xét gì mà còn thoái thác đi trách nhiệm của mình gây nên “ ông sẽ cách cổ, bỏ tù chúng mày” rồi lại tiếp tục ván bài của mình mặc cho bao nhiêu những con người đang bị cuốn đi. Để rồi, khi quan thắng được ván ù to nhất của mình cũng là lúc con dân đang bị những dòng nước lũ cuốn trôi đi hết hoa màu gia súc. Có nỗi khổ mà không thể kêu được với bất cứ người nào. Thậm chí những kẻ được học hành ở bên cạnh quan cũng không hề nhắn nhủ gì với ngài mà cũng chỉ ở bên cạnh hùa theo.

Hình ảnh của những người quan phụ mẫu như vậy chính là những con sâu mọt trong xã hội phong kiến xưa. Đó chính là những kẻ vô lương tâm và ích kỉ nhất. Đáng lẽ ra những người quan phải là những người biết yêu thương con dân của mình, chăm lo cho cuộc sống của con dân thì lại không hề có bất cứ một hành động gì thể hiện được điều đó. Với chúng, điều quan trọng chỉ là cách hưởng thụ cuộc sống sao cho tốt nhất mà thôi. Điều đó khiến cho những người dân lao động thấp cổ bé họng đã phải chịu biết bao những điều khó nhọc và vất vả. Đáng lẽ họ được nhận sự quan tâm và chăm sóc từ những người quan phụ mẫu thì nay những người đó lại càng áp bức và bóc lột họ nhiều hơn ai hết để cuối cùng khi quan có được ván bài ù to nhất cũng là lúc người dân phải chịu cảnh mất mát và đau khổ nhất.

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay cùng hình ảnh của người quan phụ mẫu, chúng ta mới thấy được hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến xưa cùng những khó khăn mà những người nông dân đã phải chịu đựng. Đồng thời cũng khiến cho người đọc càng thêm căm ghét những người đã khiến cho nhân dân rơi vào cảnh khó khăn như lúc này.

Chúc bạn học tốt!