K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2018

dytt mẹ mày bố m có ních lq rank đồng đây dccsmdsmdmsmd

31 tháng 3 2018

Câu hỏi:  vì sao nói sự trao đổi khí ở phổi chỉ là nguyên nhân bên ngoài của sự trao đổi khí bên trong xảy ra ở tế bào

                TRẢ LỜI

Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic , khi lượng cacbonic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dụng oxi và sản sinh ra cacbonic. Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi.

p/s: tham khảo

Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ 
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta. 
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.” 
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ. 
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.” 
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh! 

  Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ 
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta. 
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.” 
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ. 
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.” 
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh! 

29 tháng 3 2018

Thứ năm - 29/3/2018 

  Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua những khoảnh khắc làm thay đổi cuộc sống của chính mình. Với bạn đó có thể là khoảnh khắc vui mừng khi nhận được học bổng du học hay khoảnh khắc hạnh phúc ngập tràn khi cầm trên tay bản hợp đồng lao động với một công ty danh giá.           
Còn đối với chúng tôi, những sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Sư phạm thì cái khoảnh khắc tạo nên dấu ấn trong cuộc sống của chúng tôi đó chính là ngày mà chúng tôi đến trường THPT kiến tập sư phạm. Bước vào năm thứ ba của Đại học, trong chúng tôi, ai ai cũng đã sẵn sàng cho mình tâm lí để chuẩn bị bước vào quãng thời gian kiến tập đầu tiên trong cuộc đời sinh viên. Vui có, mong chờ có và lo sợ cũng có. Tất cả những dòng suy nghĩ, những cảm xúc trong đám sinh viên non nớt chúng tôi cứ ngày một tăng lên khi thời gian đã hối thúc bên cửa. Và cái khoảnh khắc ấy đã đến ! Mặt trời vừa hé lên những tia nắng đầu tiên của ngày mới thì chúng tôi, những sinh viên chọn cho mình con đường nhà giáo đã có mặt tại trường, ngôi trường THPT mà chúng tôi chọn để rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Bước vào trường, cảm giác của chúng tôi là sự choáng ngợp trước một không gian vô cùng rộng lớn của ngôi trường mang tên nhà giáo Võ Trường Toản. Có lẽ đã ngần ấy năm chúng tôi rời xa chiếc ghế nhà trường THPT để đến với chiếc ghế của giảng đường đại học nên khi quay trở lại với không gian này, chúng tôi dường như có chút gì đó bỡ ngỡ. Cảm giác bỡ ngỡ, choáng ngợp trước không gian của trường chưa hết thì một cảm xúc khác lại chợt ùa về. Gặp gỡ Ban giám hiệu và các thầy cô giáo hướng dẫn, chúng tôi phần nào cảm thấy tự hào vì ngành giáo nghề dạy đã cho chúng tôi có cơ hội được tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm từ những thầy cô nơi đây, những bậc “tiền bối” vô cùng tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Bỡ ngỡ, tự hào, tưởng chừng cảm xúc chỉ dừng chân lại nơi đây nhưng không, tất cả cảm xúc đã thay đổi khi chúng tôi tiếp xúc với học sinh, những thiên thần áo trắng mà chúng tôi sẽ gắn bó trong khoảng thời gian kiến tập này. Ngại ngùng, bối rối, đó chính là cảm xúc chung của đám sinh viên chúng tôi khi gặp gỡ các em. Ánh mắt hồn nhiên của các em khi nhìn chúng tôi làm chúng tôi trở nên lúng túng, bối rối.     
Chúng tôi, những cô cậu sinh viên non nớt mặc dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng có lẽ cảm xúc của chúng tôi lúc này chỉ có thể ngại ngùng. Được nhìn thấy các em học tập, được các em gọi tiếng thầy cô, tất cả những điều đó đã viết nên một cảm xúc khó tả. Chút bỡ ngở, chút hồi hộp, chút tự hào và cả chút bối rối ấy có lẽ đã tạo nên một cột mốc đáng nhớ trên con đường phía trước còn đầy chông gai của chúng tôi.        
 Không những thế, đó còn là kỉ niệm, một kỉ niệm khó mà phai mờ được trong kí ức của chúng tôi. Giờ đây, thời gian kiến tập đã gần kết thúc, chúng tôi sắp hoàn thành công việc của mình ở ngôi trường này và chuẩn bị chia tay nơi đây. Có lẽ, ngày ấy sẽ lại là một ngày khó quên nhưng đời mà, có cuộc vui nào mà không tàn thôi thì chúng tôi, những giáo sinh thực tập sẽ giữ mãi kỉ niệm đẹp này cho riêng bản thân mình để rồi khi chia xa, chúng tôi sẽ mãi nhớ về những ngày tháng ấy và lấy chúng làm động lực để bước tiếp con đường phía trước.

29 tháng 3 2018

Cô thực tập rất tốt với mình 

29 tháng 3 2018

trường mk có rùi

tùy từng môn nhé 

lớp mk là tiếng anh với khoa học

cho mk hỏi nha lớp bạn có mấy cô z

28 tháng 3 2018

Tâm trạng của trần quốc tuấn là lòng yêu nước sẵn sàng xả thân vì nước qua đoạn trích "dẫu trăm thân ... căm lòng"

30 tháng 3 2018

Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

bài văn

"Chiếu dời đô" là một văn bản do Lý Công Uẩn viết và năm 1010 khi ông lên làm vua và quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Ý định dời đô của Lý Công Uẩn đã có từ khi ông còn là một vị tướng dưới triều Lê. Và ngay sau khi lên ngôi vua thì công việc đầu tiên ông làm không phải ngồi hưởng thụ sự vinh hoa mà là một việc liên quan đến cả một dân tộc đó là "dời đô". Lý do khiến Lý Công Uẩn dời đo là vì vào thời nhà Đinh, Lê thì việc dóng đô tại Hoa Lư là có mục đích riêng đó là lúc ấy triều đình còn non yếu nên phải dựa vào địa hình hiểm trở của vùng đất Ninh Bình để đóng đô để phòng khi có giặc thì chúng không thể ồ ạc xông vào chiếm kinh thành. Đó cũng là một lợi thế. Nhưng khi tới nhà Lý quân triều đình đã mạnh và đủ sức để đánh địch nên Lý Công Uẩn mới mạnh bạo đưa ra quyết định mà bấy lâu nay ông ấp ủ là đờ đô từ Hoa Lư ra thành Đại La vì ở đó là nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng, tránh được nạn lũ lụt và là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước...và trên hết là vì ông muốn phát triển nền kinh tế đất nước muốn nước ngày càng ấm no, giàu mạnh, dân được hạnh phúc. Đó chính là lý do tại sao Lý Công Uẩn lại dời đô.

đó là bài mình làm( tự nghĩ ) nên chưa chắc đã hay nhưng dù sao mình cx chúc bạn học tốt nha có lỗi sai gì thì sửa giúp mình nha!

11 tháng 4 2018

lí công uẩn rời đô vì muốn con cháu sau này ko phải sống trong đất ninh bình chật hẹp , gồ ghề này nữa

28 tháng 3 2018

Bãi Sậy là vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên. Trong những năm 1883-885, tại đây có phong trào  kháng Pháp do Đinh Gia Quế lãnh đạo. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân chỉ hạn chế trong vùng Bãi Sậy. Từ năm 1885, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật.

 

Khởi nghĩa Bãi Sậy là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra từ năm 1883 và kéo dài đến năm 1892 mới tan rã. Bãi Sậy là một trong những trung tâm chống Pháp lớn nhất vào cuối thế kỷ XIX.[1]

Trong thời kỳ đầu (1883 - 1885), phong trào do Đinh Gia Quế lãnh đạo, các địa bàn hoạt động lúc này còn giới hạn ở vùng Bãi Sậy (bao gồm địa phận các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên).[2] Từ năm 1885 trở đi, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật. Ông là thủ lĩnh cao nhất của nghĩa quân Bãi Sậy[3]. Bố chánh Thái Nguyên Vũ Giác là người giúp đỡ rất nhiều cho cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.[1]

Mục lục

  [ẩn] 

  • 1Trước chiếu Cần Vương
  • 2Hưởng ứng chiếu Cần Vương
  • 3Thoái trào
  • 4Các chỉ huy
  • 5Xem thêm
  • 6Tham khảo
  • 7Liên kết ngoài

Trước chiếu Cần Vương[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đánh chiếm Nam Kỳ, người Pháp tiến quân ra Bắc và tiếp tục đánh chiếm được Bắc Kỳ của Việt Nam. Nhà Nguyễn hạ lệnh các cánh quân chống Pháp hạ vũ khí, Nguyễn Thiện Thuật kháng lệnh triều đình, quyết tâm đánh Pháp. Tháng 8 - 1883, Pháp chiếm Hải Dương, Nguyễn Thiện Thuật đã mộ quân, mưu đánh chiếm tỉnh lị, việc không thành, ông kéo quân lên phối hợp với Hoàng Tá Viêm chống Pháp ở Sơn Tây. Ông về Đông Triều mộ quân, hợp lực với tướng quân Cờ Đen là Lưu Vĩnh Phúc chống Pháp. Ông liên lạc với Đinh Gia Quế phát triển lực lượng ở vùng đồng bằng, tập hợp được nhiều tướng như Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Giang (Lãnh Giang), Đốc Tít, Đốc Cọp, Đốc Sung, Đề Ban, Đội Văn, Đề Tính, bà Đốc Huệ và các nhà nho Ngô Quang Huy, Nguyễn Hữu Đức tham gia.

Cuối năm 1883, sau khi ký Hiệp ước Harmand, nhà Nguyễn ra lệnh bãi binh đợi chỉ dụ. Nguyễn Thiện Thuật không nghe theo, mang quân lên Tuyên Quang cùng với Nguyễn Quang Bích giữ thành. Sau khi các thành Hưng Hóa và Lạng Sơn thất thủ, Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Long Châu (Trung Quốc) chuẩn bị lực lượng tiếp tục chiến đấu.

Hưởng ứng chiếu Cần Vương[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc tấn công ở kinh thành Huế đã thất bại, Tôn Thất Thuyết mang vua Hàm Nghi chạy ra ngoài. Tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương. Nguyễn Thiện Thuật trở về nước, thành lập căn cứ địa Bãi Sậy do Đồng Quế trao lại. Vua Hàm Nghi phong cho ông làm Bắc Kỳ hiệp thống quân vụ đại thần, gia trấn Trung tướng quân, nên nhân dân còn gọi ông là quan Hiệp thống. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thiện Thuật, khởi nghĩa Bãi Sậy lan ra khắp tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh lân cận.

Tháng 9 năm 1885 nghĩa quân vượt sông Hồng sang đánh phá các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa[4]. Đêm 28 rạng ngày 29 tháng 9, quân Bãi Sậy tấn công thành Hải Dương, quân Pháp phải điều hai pháo hạm tuần tiễu trên sông Thái Bình để bảo vệ.

Tháng 10 năm 1885 Thống tướng Roussel de Courcy giao cho thiếu tướng François de Négrier, trung tá Donnier cùng Hoàng Cao Khải mở cuộc càn quét lớn vào căn cứ Bãi Sậy. Được tin, Nguyễn Thiện Thuật lệnh cho các tướng bí mật tấn công vào các đồn địch, chặn đường địch hành quân. Sau đó, ông nhử địch vào sâu căn cứ nơi đặt trận địa mai phục. Khi quân Pháp biết bị mắc lừa định rút lui thì quân Bãi Sậy nổ súng và dùng đoản đao, mã tấu đánh giáp lá cà. Nhiều quân Pháp bị giết, tướng Négrier chạy thoát.

Tại căn cứ Hai Sông, vào tháng 11-1885, suốt trong 2 tuần, nghĩa quân đã phải chống cự quyết liệt với một binh đoàn lớn do Falcon và Faure chỉ huy.[5]

Ngoài hoạt động chống càn quét, nghĩa quân còn tổ chức nhiều trận tập kích hiệu quả. Ngày 26/6/1886, nghĩa quân tấn công một đồn Pháp ở Cầu Đuống. Tháng 9/1885, Nguyễn Thiện Thuật trực tiếp chỉ huy nghĩa quân tấn công chiếm lại thành Hải Dương[6], rồi tỏa ra đóng giữ các làng xung quanh. Nhưng do lực lượng quá yếu, nên sau đó nghĩa quân phải rút lui. Tháng 9/1886, nghĩa quân chặn đánh binh đoàn Bazinet và tấn công đồn Bần Yên Phú, đẩy mạnh các hoạt động ra các miền phụ cận Hà Nội, Bắc Ninh.[5]

Ngày 12/2/1887, một trận đụng độ lớn đã xảy ra ở vùng Kẻ Sặt (Hải Dương). Từ cuối năm 1888 đến đầu năm 1889, nghĩa quân còn tổ chức đánh thắng quân Pháp nhiều trận, như các trận ở Lang Tài (Bắc Ninh), Dương Hòa (Hưng Yên)...[5]

Thống tướng De Courcy bị bãi chức, Charles-Auguste-Louis Warnet sang thay. Warnet thực hiện càn quét quy mô lớn bằng chiến lược phân tán quân đội, lập các đồn nhỏ để dễ tuần tiễu, đồng thời chuyển chế độ cai trị bằng quân sự sang dân sự, nhưng cũng không thành công.

Ngày 9 tháng 2 năm 1888, em Nguyễn Thiện Thuật là Nguyễn Thiện Dương bị tử trận trong cuộc đụng độ với quân Pháp do viên đội Fillipe chỉ huy. Được tin em chết, ngay đêm đó Nguyễn Thiện Thuật lệnh cho Tuần Vân, Đề Tính tấn công đồn Ghênh và đồn Bần Yên Nhân để trả thù, giết chết 21 quân địch.

Ngày 11 tháng 11 năm 1888, Hoàng Cao Khải cùng giám binh Ney chỉ huy đồn Mỹ Hào đưa lính về gặt lúa ở Liêu Trung tổng Liêu Xá, muốn buộc dân hết lương phải ra đầu thú, xa rời quân Bãi Sậy. Nguyễn Thiện Thuật được tin, lệnh cho các tướng Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Văn Sung, Vũ Văn Đồng đem 800 quân trong đó có 400 tay súng giả dạng phu gặt để phục kích. Quân Bãi Sậy nổ súng giết chết 31 quân địch, trong đó có giám binh Ney, Bang tá Nguyễn Hữu Hào. Hoàng Cao Khải trốn thoát về Mỹ Hào rồi nhờ giáo dân Kẻ Sặt đưa đường chạy về Hải Dương.

Tháng 6 năm 1889, Thống sứ Bắc Kỳ ra lệnh thành lập đạo quân Tuần cảnh do Hoàng Cao Khải với chức Khâm sai Bắc Kỳ làm Tư lệnh trưởng, Muselier làm Cảnh sát sứ. Quân Bãi Sậy giao chiến quân Tuần cảnh suốt 8 tháng, gây cho địch khá nhiều thiệt hại. Trận Đông Nhu, quân Bãi Sậy giết viên quản khố xanh Leglée; ngày 24 tháng 7 giết chết viên quản khố xanh Escot ở làng Hoàng Vân. Ngày 18 tháng 10 Nguyễn Thiện Thuật bắn viên quản Montillon bị trọng thương. Ngày 11/4/1891 quân của Hai Kế và Đề Vinh bị vây ở Mậu Duyệt, hai bên bắn nhau, viên quản Desmot bị giết, giám binh Lambert bị thương.

Nhiều lần không thắng được, người Pháp phải tặng Nguyễn Thiện Thuật danh hiệu "Vua Bãi Sậy"[2].

Thoái trào[sửa | sửa mã nguồn]

Từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888) và lưu đày ở châu Phi, phong trào Cần Vương bắt đầu suy yếu. Sức mạnh của quân Bãi Sậy cũng suy yếu dần. Quân Pháp thiết lập được nhiều đồn quanh căn cứ Bãi Sậy, các tướng Lãnh Điều, Lãnh Lộ, Lãnh Ngữ, Đề Tính cùng một số tướng lĩnh khác tử trận, số còn lại bị truy kích. Hoàng Cao Khải nhân danh vua Đồng Khánh chiêu dụ Nguyễn Thiện Thuật ra hàng và hứa khôi phục chức tước. Ông đã viết vào tờ sớ dụ này 4 chữ "Bất khẳng thụ chỉ" (Không chịu nhận chỉ). Sau đó, ông giao quyền cho em là Nguyễn Thiện Kế và một số tướng lĩnh khác rồi sang Trung Quốc mưu tính cuộc vận động mới. Những cuộc mưu tính của Nguyễn Thiện Thuật ở Trung Quốc không thành, ông không tiếp tục được việc chống Pháp tại Việt Nam. Sau đó ông lâm bệnh mất tại Trung Quốc năm 1926, thọ 82 tuổi.

Từ tháng 7 - 1889, Pháp tập trung binh lực bao vây và tấn công nghĩa quân tại Trại Sơn là đại bản doanh của đội quân Hai Sông. Quân Pháp chia thành 4 đạo, vây chặt căn cứ trung tâm, rồi dùng tàu bè đi tuần tiễu ngày đêm trên tất cả ngả sông quanh căn cứ. Nghĩa quân phải rút chạy hết nơi này qua nơi khác. Quân Pháp thắt chặt vòng vậy, tăng cường truy quét và khủng bố nhân dân trong vùng nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa nghĩa quân và nhân dân. Thế cùng lực kiệt (lương thực, đạn dược hết).[7] Ngày 12/8/1889, Đốc Tít phải ra hàng[8], rồi bị đày sang Algérie. Sau những tổn thất nặng nề đó, phong trào kháng Pháp ở vùng Hưng Yên, Hải Dương bị giảm sút rõ rệt, nhưng vẫn còn duy trì thêm một thời gian nữa. Đến năm 1892, khi thủ lĩnh cuối cùng của phong trào Bãi Sậy là Đốc Vinh bị giết, lực ượng nghĩa quân Bãi Sậy mới tan rã hẳn. Nguyễn Thiện Kế trước đó cũng bị Pháp bắt và đày đi Côn Đảo.[7]

Tóm lại, khỏi nghĩa Bãi Sậy - Hai Sông (1883 - 1892) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX. Cuộc khởi nghĩa này đã để lại nhiều bài học bổ ích, nhất là về phương thức hoạt động và các hình thức tác chiến (du kích) của nghĩa quân ở một vùng đồng bằng đất hẹp, người đông.[7]

VIẾT MỎI TAY QUÁ K GIÙM MÌNH NHÉ !!!!!

27 tháng 3 2018

Đáp án : có khoảng 2.000 dân tộc 

27 tháng 3 2018

Thế giới có khoảng 2.000 dân tộc