K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2018

"Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân. Qua nhân vật lão Hạc, tác giả đã thể hiện một cách xúc động cuộc đời đau khổ đáng thương và những phẩm chất tốt đẹp của một lão nông nơi làng quê trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

"Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân. Qua nhân vật lão Hạc, tác giả đã thể hiện một cách xúc động cuộc đời đau khổ đáng thương và những phẩm chất tốt đẹp của một lão nông nơi làng quê trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Cuối truyện, Nam Cao kể về cái chết "dữ dội’, cái "chết bất thình lình" của Lão Hạc. Là láng giềng "Tắt lửa tối đèn có nhau", ông giáo là nơi nương tựa tinh thần của lão Hạc trong những tháng ngày lão sống trong bi kịch: già nua, cô đơn, bệnh tật, nghèo khổ... Ông giáo là nơi để lão Hạc gửi gắm bao nỗi niềm, san sẻ một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ kkoai... Lão Hạc đã từng kể cho ông giáo nghe chuyện bán cậu Vàng, lão vừa kể vừa khóc. Ông giáo đã từng "thấy" luôn mấy hôm, lão Hạc chi ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, củ láy,... Sự nghèo khổ đã dồn lão Hạc đến bước đường cùng, nhưng vốn giàu lòng tự trọng, lão đã "từ chối, một cách gần như là hách dịch" trước sự giúp đỡ "ngấm ngầm" của ông giáo, và lão cứ xa dần ông giáo.... Lão Hạc đã từng gửi ông giáo ba sào vườn cho cậu con trai đi phu đồn điền mãi chưa về, lão cũng gửi lại ông giáo hai mươi đồng bạc để "lỡ có chết'' thì "gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiều thì nhờ hàng xóm cả". Lão Hạc hiền lành quá, chất phác và lương thiện quá, nhưng tại sao Binh Tư - một kẻ làm nghề ăn trộm - lại "bĩu môi" nói với ông giáo chuyện lão Hạc xin hắn cái bả chó. Hắn thì thầm:

"Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu".

Ông giáo "trố to đôi mắt ngạc nhiên". Ông giáo "ngổn ngang" băn khoăn, buồn. Ông cất tiếng than cho "nỗi đời cay cực".

"Hỡi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm điều như ai hết... Một người như thế ấy! ... Một người đã khóc vì đã lừa một con chó!... Một người nhịn ăn lẽ tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quá thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...".

Qua câu nói của Binh Tư, niềm tin yêu của ông giáo đối với lão Hạc bị rạn nứt". Ông giáo buồn vì cảm thấy cuộc đời quá đen tối, "mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Những người lương thiện, đáng kính như lão Hạc đã và đang bị xô đẩy, bị nhấn chìm vào đáy vũng bùn nhơ của cái xã hội thực dân nửa phong kiến.

Tính tình huống và ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật đã làm nổi bật cái chết "bất thình lình” đầy bi kịch của lão Hạc, đồng thời tô đậm giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện "Lão Hạc".

Sau khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo đã nghĩ, "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác".

Chỉ có ông giáo và Binh Tư "hiểu" cái chết "dữ dội", cái chết "bất thình lình" của lão Hạc; "đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc,... tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên...". Lão Hạc đã chết sau hai giờ "vật vã". Cái chết của lão Hạc đã biểu lộ một tâm thế "thà chết trong còn hơn sống đục". Cụ đã để lại cho anh con trai đi phu đồn điền chưa về ba sào vườn trọn vẹn, "cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...". "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn" là như thế! Ông giáo đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ về lòng lương thiện tốt đẹp của con người. Lão Hạc ăn bả chó để quyên sinh, quyết giữ lấy bản chất lương thiện tốt đẹp của mình. Ánh sáng nhân văn bừng lên trong văn của Nam Cao qua lời độc thoại của ông giáo.

Cuộc đời "hay vẫn chưa dáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Nghĩa khác nghĩa là gì? Cuộc đời mà Nam Cao phản ánh là xã hội của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhân dân ta phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Đau khổ nhất là người nông dân, suốt đời lam lũ mà vẫn đói rét thương tâm. Sưu cao thuế nặng, phải bán vợ đợ con, phải đi làm phu mỏ, phu đồn điền cao su... Cuộc đời cha con lão Hạc, cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc sau khi ăn bả chó đã cho thấy rõ cuộc đời "vẫn đáng buồn"... Câu nói ấy của ông giáo đã lên án và tố cáo cái hiện thực đen tối, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội "đáng buồn" đã xô đẩy bao con người lao động cần cù, lương thiện vào đói rét, cùng quẫn.

Đọc truyện "Lão Hạc", ta càng thấy bút pháp nghệ thuật tự sự đặc sắc, nhất là những mẩu độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo. Tính triết lí của truyện càng trở nên sâu sắc. Giá trị nhân bản của truyện càng trở nên cảm động, hấp dẫn, thấm thía.

Gấp trang văn lại, ta như đang được nghe ông giáo tâm sự: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...". Ông giáo đã truyền cho ta ngọn lửa niềm tin về lòng tốt của con người, để ta yêu thêm con người, yêu thêm cuộc sống.

"Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân. Qua nhân vật lão Hạc, tác giả đã thể hiện một cách xúc động cuộc đời đau khổ đáng thương và những phẩm chất tốt đẹp của một lão nông nơi làng quê trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Cuối truyện, Nam Cao kể về cái chết "dữ dội’, cái "chết bất thình lình" của Lão Hạc. Là láng giềng "Tắt lửa tối đèn có nhau", ông giáo là nơi nương tựa tinh thần của lão Hạc trong những tháng ngày lão sống trong bi kịch: già nua, cô đơn, bệnh tật, nghèo khổ... Ông giáo là nơi để lão Hạc gửi gắm bao nỗi niềm, san sẻ một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ kkoai... Lão Hạc đã từng kể cho ông giáo nghe chuyện bán cậu Vàng, lão vừa kể vừa khóc. Ông giáo đã từng "thấy" luôn mấy hôm, lão Hạc chi ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, củ láy,... Sự nghèo khổ đã dồn lão Hạc đến bước đường cùng, nhưng vốn giàu lòng tự trọng, lão đã "từ chối, một cách gần như là hách dịch" trước sự giúp đỡ "ngấm ngầm" của ông giáo, và lão cứ xa dần ông giáo.... Lão Hạc đã từng gửi ông giáo ba sào vườn cho cậu con trai đi phu đồn điền mãi chưa về, lão cũng gửi lại ông giáo hai mươi đồng bạc để "lỡ có chết'' thì "gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiều thì nhờ hàng xóm cả". Lão Hạc hiền lành quá, chất phác và lương thiện quá, nhưng tại sao Binh Tư - một kẻ làm nghề ăn trộm - lại "bĩu môi" nói với ông giáo chuyện lão Hạc xin hắn cái bả chó. Hắn thì thầm:

"Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu".

Ông giáo "trố to đôi mắt ngạc nhiên". Ông giáo "ngổn ngang" băn khoăn, buồn. Ông cất tiếng than cho "nỗi đời cay cực".

"Hỡi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm điều như ai hết... Một người như thế ấy! ... Một người đã khóc vì đã lừa một con chó!... Một người nhịn ăn lẽ tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quá thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...".

Qua câu nói của Binh Tư, niềm tin yêu của ông giáo đối với lão Hạc bị rạn nứt". Ông giáo buồn vì cảm thấy cuộc đời quá đen tối, "mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Những người lương thiện, đáng kính như lão Hạc đã và đang bị xô đẩy, bị nhấn chìm vào đáy vũng bùn nhơ của cái xã hội thực dân nửa phong kiến.

Tính tình huống và ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật đã làm nổi bật cái chết "bất thình lình” đầy bi kịch của lão Hạc, đồng thời tô đậm giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện "Lão Hạc".

Sau khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo đã nghĩ, "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác".

Chỉ có ông giáo và Binh Tư "hiểu" cái chết "dữ dội", cái chết "bất thình lình" của lão Hạc; "đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc,... tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên...". Lão Hạc đã chết sau hai giờ "vật vã". Cái chết của lão Hạc đã biểu lộ một tâm thế "thà chết trong còn hơn sống đục". Cụ đã để lại cho anh con trai đi phu đồn điền chưa về ba sào vườn trọn vẹn, "cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...". "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn" là như thế! Ông giáo đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ về lòng lương thiện tốt đẹp của con người. Lão Hạc ăn bả chó để quyên sinh, quyết giữ lấy bản chất lương thiện tốt đẹp của mình. Ánh sáng nhân văn bừng lên trong văn của Nam Cao qua lời độc thoại của ông giáo.

Cuộc đời "hay vẫn chưa dáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Nghĩa khác nghĩa là gì? Cuộc đời mà Nam Cao phản ánh là xã hội của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhân dân ta phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Đau khổ nhất là người nông dân, suốt đời lam lũ mà vẫn đói rét thương tâm. Sưu cao thuế nặng, phải bán vợ đợ con, phải đi làm phu mỏ, phu đồn điền cao su... Cuộc đời cha con lão Hạc, cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc sau khi ăn bả chó đã cho thấy rõ cuộc đời "vẫn đáng buồn"... Câu nói ấy của ông giáo đã lên án và tố cáo cái hiện thực đen tối, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội "đáng buồn" đã xô đẩy bao con người lao động cần cù, lương thiện vào đói rét, cùng quẫn.

Đọc truyện "Lão Hạc", ta càng thấy bút pháp nghệ thuật tự sự đặc sắc, nhất là những mẩu độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo. Tính triết lí của truyện càng trở nên sâu sắc. Giá trị nhân bản của truyện càng trở nên cảm động, hấp dẫn, thấm thía.

Gấp trang văn lại, ta như đang được nghe ông giáo tâm sự: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...". Ông giáo đã truyền cho ta ngọn lửa niềm tin về lòng tốt của con người, để ta yêu thêm con người, yêu thêm cuộc sống.

Bùi Vân Nga - Lớp 8 Trường THCS Chu Văn An - Ba Đình - Hà Nội

Loigiaihay.com



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/sau-khi-chung-kien-cai-chet-cua-lao-hac-ong-giao-da-nghi-khong-cuoc-doi-chua-han-da-dang-buon-hay-van-dang-buon-nhung-lai-dang-buon-theo-mot-nghia-khac-tai-dung-lai-canh-lao-hac-an-ba-cho-tu-tu-chet-roi-phan-h-y-nghia-cau-noi-tren-cua-ong-giao-c35a21622.html#ixzz5BrUmX8Hg

5 tháng 4 2018

Tình yêu quê hương đã rèn cho con người ta thêm dũng cảm hơn trên con đường đầy chông gai của cuộc sống.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Trong trái tim mỗi chúng ta bao giờ cũng chỉ có một người mẹ, một người cha và một quê hương. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Quê hương là nơi có hình ảnh người mẹ, người cha mà ta hằng yêu quý. Tình yêu quê hương đã rèn cho con người ta thêm dũng cảm hơn trên con đường đầy chông gai của cuộc sống. Tình yêu quê hương đó thôi thúc chúng ta sống có ích hơn cho đất nước. Quê hương còn là nỗi nhớ da diết của những người con khi xa quê. Chính nỗi nhớ quê hương đã luôn nhắc nhở họ phải cống hiến hết sức mình cho quê hương đất nước. Quê hương đã bồi đắp cho chúng ta nhiều tình cảm cao quý: phải biết nhớ khi xa quê, phải biết đau khi đất nước bị quân giặc xâm lược, phải biết yêu thương những gì thuộc về quê hương, phải biết hy sinh thân mình cho quê hương, đất nước. Cha mẹ chỉ có thể sinh ra và dạy bảo chúng ta, còn việc trở thành một người con chân chính của đất nước là do quê hương tạo ra: "Cha mẹ cho em cả hình hài. Thầy cô cho em cả kiến thức... Nhưng em chỉ thành người khi em sống giữa cuộc đời, em chỉ thành người khi em sống giữa quê hương.... Đất nước mến thương cho em thành người".



 

5 tháng 4 2018

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Trong trái tim mỗi chúng ta bao giờ cũng chỉ có một người mẹ, một người cha và một quê hương. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Quê hương là nơi có hình ảnh người mẹ, người cha mà ta hằng yêu quý. Tình yêu quê hương đã rèn cho con người ta thêm dũng cảm hơn trên con đường đầy chông gai của cuộc sống. Tình yêu quê hương đó thôi thúc chúng ta sống có ích hơn cho đất nước. Quê hương còn là nỗi nhớ da diết của những người con khi xa quê. Chính nỗi nhớ quê hương đã luôn nhắc nhở họ phải cống hiến hết sức mình cho quê hương đất nước. Quê hương đã bồi đắp cho chúng ta nhiều tình cảm cao quý: phải biết nhớ khi xa quê, phải biết đau khi đất nước bị quân giặc xâm lược, phải biết yêu thương những gì thuộc về quê hương, phải biết hy sinh thân mình cho quê hương, đất nước. Cha mẹ chỉ có thể sinh ra và dạy bảo chúng ta, còn việc trở thành một người con chân chính của đất nước là do quê hương tạo ra: "Cha mẹ cho em cả hình hài. Thầy cô cho em cả kiến thức... Nhưng em chỉ thành người khi em sống giữa cuộc đời, em chỉ thành người khi em sống giữa quê hương.... Đất nước mến thương cho em thành người".

4 tháng 4 2018

Nhật Bản

Sư tử biển 

Paris

Edmund Hillary

Christopher Columbus

Tk nha

4 tháng 4 2018

Nhật Bản

Sư tử biển

Pháp

Edmund Hillary 

Clombo

5 tháng 4 2018

“Kimono” trong tiếng Nhật có nghĩa là: “đồ để mặc”, hòa phục hay còn có cái tên khác là y phục Nhật, chính là là loại y phục truyền thống của Nhật Bản. Kimono đã được người Nhật sử dụng trong suốt vài trăm năm. Ngày nay, do sự hội nhập quốc tế và tính chất cuộc sống nên Kimono không còn được sử dụng dụng hằng ngày như lúc trước mà thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết, trong đám tiệc hay các lễ hội. Ở Nhật, phụ nữ mặc kimono phổ biến hơn nam giới và thường có màu và hoa văn nổi bật. Trong khi đó, kimono dành cho nam thường không có hoa văn và màu tối hơn.

Điểm đặc biệt của Kimono dành cho phụ nữ chính là bạn không cần phải lo liệu mình có mặc vừa hay không vì Kimono chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc chỉ cần bó y phục lại cho phù hợp với bản thân mình. Kimono có 2 loại : tay rộng và tay ngắn. Phụ nữ đã lấy chồng thường không chuộng loại tay rộng bởi nó có thể gây ra nhiều trở ngại, vướng víu khi làm việc. Trước khi mặc kimono thì phải mặc “juban”trước. Juban là một áo kimono lót để bảo vệ kimono khỏi dơ, sau đó cuốn bên phải vào trước, bên trái vào sau,sau đó được thắt lại bằng thắt lưng Obi làm bằng lụa, rất đắt tiền. Trong trường hợp quấn bên trái trước thì có nghĩa là bạn sắp đi dự tang lễ. Việc mặc kimono rất mất thời gian, và gần như không thể tự mặc được. Người mặc kimono phải đi guốc gỗ, và mang bít tất Tabi màu trắng

3 tháng 4 2018

Câu chuyện ngụ ngôn trên cho ta biết thế nào là sự công bằng thật sự trong cuộc sống.  Bởi trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì. Như  câu chuyện trên,2 anh em cứ cố tranh giành nhau về sự công bằng ấy mà quên đi cả tình cảm anh em.Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta . Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li.Vì cuộc sống này rất cần những con người biết sẻ chia,nhường nhịn nhau.  Nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối. Nhường nhịn không chỉ thể hiện mình là một con người sống tình cảm mà còn cho chính bản thân được mãn nguyện.

bn hỏi bài thi nha bn báo cáo 

3 tháng 4 2018

Qua 2 câu thơ cuối bài thơ Ngắm trăng của Bác ta sẽ thấy một cảm xúc đặc biệt.  " Ngắm" cho thấy một tinh thần lạc quan của Bác dù ở trong hoàn cảnh nào. Trăng và bác như 2 người bạn rất thân thiến với nhau vậy. Động từ" soi" và " nhòm" cho thấy trăng cũng như người vậy. Một hình ảnh thật đẹp cho tình bạn tâm giao của Bác và trăng, Qua đây ta cũng có thể thấy đây không chỉ là tình bạn tâm giao mà còn là tình yêu thiên nhiên của bác và cả tinh thần lạc quan.

3 tháng 4 2018

Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ỏ hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mảnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,...Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt có hoàn cảnh không giống như các cuộc ngắm trăng khác: bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),...Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.

11 tháng 4 2018

có.vì mình cần phải kêu gọi toàn dân đấu tranh để lấy lại hòa bình cho đất nước.chúc bạn học tốt nhaLại Trí Dũng

2 tháng 4 2018

óc chó mơ mộng sâu xa quá