(4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân em nhiều suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người ăn xin là một truyện ngắn thành công của Tuốc - ghê - nhép. Với một cốt truyện nhẹ nhàng nhưng mang tính giáo dục cao, câu chuyện đã gửi gắm cho người đọc rất nhiều những điều ý nghĩa về cuộc sống. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật tôi, một chàng thanh niên tuy ít tuổi nhưng rất giàu lòng nhân ái, biết đối nhân xử thế.
Người ăn xin có một cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh nhân vật tôi và người ăn xin. Họ tình cờ gặp nhau trên đường, người ăn xin chìa tay xin tôi một chút gì đó. Tuy không có gì trong tay nhưng nhân vật tôi đã thật tử tế nắm lấy đôi tay người ăn xin và tặng ông những tình cảm thật ấm áp chân thành. Cốt truyện đơn giản, xoay quanh hai nhân vật và một tình huống đời thường, song cần đó cũng để để các nhân vật bộc lộ những nét phẩm chất và tính cách của mình.
Nhân vật tôi gây ấn tượng với người đọc bởi một trái tim rất ấm áp, chân thành. Khi chứng kiến tình cảnh của ông lão tay run run và đôi mắt đỏ hoe, tôi đã động lòng trắc ẩn. Sự nhân hậu, chân thành đã khiến tôi phải trăn trở trước hoàn cảnh éo le của ông lão ăn xin đáng thương. Tôi lục lọi khắp các túi để tìm kiếm chút gì đó cho ông lão nhưng không có gì. Cuối cùng tôi đã đáp lại ông lão bằng một cái nắm tay thật chặt “Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả”. Đúng nhân vật tôi đã không có gì để cho ông lão nhưng kỳ thực tôi đã cho ông lão rất nhiều. Đó là sự cảm thông, chia sẻ, là trái tim ấm áp giúp ông lão vơi bớt những nỗi bất hạnh, thiệt thòi trong cuộc đời mình. Ngần ấy thôi cũng đã rất đủ trước xã hội đang thiếu vắng tình người.
Nhân vật tôi được khắc họa qua người kể chuyện ngôi thứ nhất. Với người kể chuyện này tác phẩm trở nên chân thật hơn, đáng tin hơn. Nhân vật - nhà văn - người kể chuyện đồng hiện làm một, từ đó cũng dễ dàng bộc lộ, đánh giá, nhận xét những thứ xung quanh mình. Tình tiết truyện nhẹ nhàng nhưng lại rất giàu ý nghĩa, từ đó giúp người đọc hiểu sâu hơn về nhân vật và những ý đồ nghệ thuật được tác giả gửi gắm.
Dù là một mẩu truyện rất ngắn song “Người ăn xin” của Tuốc - ghê - nhép vẫn xây dựng thành công nhân vật tôi. Qua nhân vật này tác giả nhắn nhủ con người trong cuộc sống này hãy luôn tin yêu và dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất.
-
Việc uống nước nhớ nguồn không chỉ đề cao tinh thần biết ơn mà còn nhấn mạnh vào việc giữ gìn và trân trọng những nguồn tài nguyên quý báu mà tự nhiên ban tặng cho chúng ta.
-
Câu nói "Học, học nữa, học mãi" của Lê Nin thể hiện tầm quan trọng của việc học tập và không ngừng rèn luyện kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
Truyện ngụ ngôn chắc chẳng còn xa lạ với chúng ta nữa và câu chuyện “Rùa và thỏ” của La-Phông-Ten cũng vậy. Câu chuyện không chỉ là để giải trí mà còn là bài học sâu sắc. Bài học ấy được gửi gắm và thể hiện qua hai nhân vật: rùa và thỏ.
Truyện kể rằng, ở rừng sâu kia có con Thỏ huênh hoang, nó cho rằng nó là người chạy nhanh nhất ở đây mà chẳng thèm để ai vào mắt. Thỏ đã chê bai, coi thường Rùa là kẻ chậm chạp, dù có cố gắng cả đời cũng chẳng thể nào nhanh lên được. Nghe vậy, Rùa tức giận và thách Thỏ thi chạy với mình. Kiêu ngạo nắm chắc phần thắng, Thỏ ta nhận lời. Thỏ chạy nhanh nên chỉ một lát đã bỏ lại Rùa ở phía xa. Nhưng Thỏ nghĩ rằng: mình chạy nhanh như thế, Rùa còn lâu mới đuổi kịp chứ đừng nói là thắng. Nên ta làm một giấc đã. Hết đuổi bướm bắt hoa, rồi ngủ một giấc Thỏ đã bỏ quên Rùa. Rùa biết mình chậm chạp nhưng vẫn chẳng bỏ cuộc, vẫn tiếp tục chạy. Do ngủ quên nên khi Thỏ giật mình tỉnh giấc thì Rùa đã về đích từ lúc nào. Dù không cam lòng nhưng thắng bại đã rõ Thỏ đành phải nhận thua.
Thỏ và Rùa là đại diện cho hai loại người trong xã hội.
Thỏ là kẻ có tài nhưng lại huênh hoang, hống hách coi trời bằng vung để rồi phải lãnh một bài học đắt giá. Ỷ vào việc mình được trời phú cho đôi chân nhanh nhạy, hoạt bát Thỏ lên mặt coi thường những người khác, nghĩ rằng mình là nhất. Đến đây, ta bỗng nhớ đến chú Dế Mèn hống hách của Tô Hoài, kẻ cũng từng nghĩ mình “ đứng đầu thiên hạ”. Và ở thực tế những người tự phụ này có rất nhiều. Họ cho rằng mình tài năng, mình xuất sắc mà xem thường sự cố gắng và nỗ lực của người khác. Nhưng họ đâu biết ở ngoài kia giỏi hơn họ có biết bao người, núi này cao ắt có núi khác cao hơn. Và chẳng cần ngọn núi nào cao hơn thì họ cũng đã thua trên con đường thành công rồi. Vì sao ư? Vậy thì hãy đến với nhân vật Rùa. Rùa là đại diện cho những người tuy không xuất chúng nhưng lại kiên trì, luôn nỗ lực và không bao giờ bỏ cuộc. Ông cha ta đã có câu “ cần cù bù thông minh” và Rùa là người như thế. Biết mình chẳng thông minh bằng nhưng luôn nỗ lực, luôn kiên định với mục đích đề ra và luôn học hỏi tiếp thu. Chẳng như Thỏ, ỷ mình có tí tài năng thì kênh kiêu coi thường tự phụ, cho rằng mình đã quá hoàn hảo và chẳng cần phải vội vì chẳng ai đuổi kịp mình. Đó quả là một suy nghĩ ngu ngốc, cũng bởi cái suy nghĩ đó mà Thỏ đã thảm bại dưới tay người mà mình từng cười vào mặt.
Qua hai nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm đến độc giả một thông điệp vô cùng sâu sắc: hãy luôn khiêm tốn và luôn rèn luyện trau dồi kiến thức. Đặc biệt là đừng bao giờ tự phụ, tự mãn với những điều mình đã.
Mong rằng từ hai nhân vật trên, chúng ta, đặc biệt là các bạn học sinh sẽ rút ra cho mình bài học ý nghĩa. Hãy luôn học tập không ngừng vì điểm số hôm nay không phải là mãi mãi.
- Biện pháp tu từ : So sánh
" Bóng Bác cao lồng lộng,
Ấm hơn ngọn lửa hồng"
=> Tác dụng : Điểm tô đậm đà hình ảnh vị lãnh tụ tối cao của dân tộc lớn lao, vĩ đại. Bác hiện lên rõ nét và thật vĩ đại , là tâm điểm của bức tranh phác hoạ màn đêm trong chiến dịch biên giới năm 1950.