K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2020

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Câu chủ động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tácđộng lên bởi một yếu tố khác. 

2 tháng 4 2020

Câu chủ động là câu có chủ ngữ nêu lên chủ thể thực hiện hành động tác đọng vào đối tượng khác(câu chủ động có chủ ngữ,động từ có bổ ngữ sau động từ nêu đối tượng của hành động)

Câu bị động có chủ ngữ nêu lên đối tượng chịu sự tác động hoặc chịu sự hướng vào của đặc điểm của hành động nào đó được tác động bởi chủ thể khác

3 tháng 4 2020

Trả lời :

 câu chủ động : Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

 câu bị động :  Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác.

chúc bạn học tốt

2 tháng 4 2020

Sau thời gian bôn ba ở nước ngoài, năm 1941 Bác Hồ quay trở về nước và đã chọn Pác Bó làm nơi dừng chân để  xây dựng lực lượng cách mạng kháng chiến.

Vào những năm 1940 – 1941, đời sống người dân Pác Bó khổ cực, chủ yếu chỉ là ngô ăn hàng ngày. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng. Thấy Bác lớn tuổi, vất vả, ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí bàn bạc với nhau là phải mua gạo để nấu cho Bác. Khi nghe các chiến sĩ bàn bạc Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới nấu nên nồi cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Bác hỏi các đồng chí:

– Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí trả lời rằng:

– Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

– Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ. Một hạt bắp vô cùng đáng quý.

Người Pháp nói gì về Bác?

Tuần báo Đây Paris ra ngày 18-6-1946 là một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về phong cách của Bác Hồ.

“Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ áo ka ki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ông chỉ mỉm cười trả lời: 

“Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê”?

Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hành hạ mình cho khổ sở mà là để nêu một tấm gương dè sẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông.

Trong những ngày thường, ông dùng cơm ở Bắc Bộ phủ, ngồi chung với hết thảy mọi người. Người ta thấy quây quần xung quanh bàn ăn: các bộ trưởng, những thư ký và cả những cậu thiếu niên phục vụ bàn giấy. Nhờ có đức tính giản dị của ông mà khi ngồi ăn với mọi người ông không làm ai phải giữ kẽ nhiều quá, mà trái lại, không khí chung lộ ra, lúc nào cũng thân mật, cũng vui vẻ, gây cho bữa ăn một vẻ gia đình.

Tính giản dị và thân mật của ông còn biểu lộ ra trong những bài diễn văn. Không bao giờ ông tỏ vẻ thông thái, vốn rất rộng của ông. Ông thông thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất nhiều tiếng thổ âm, trái lại ông chỉ dùng những câu nôm na, khiến cho một người dù quê mùa, chất phác nghe cũng hiểu ngay được. Ngày ông viết xã luận cho báo Cứu Quốc, trước khi đem bài cho nhà in, bao giờ ông cũng đem đọc cho một số người không biết chữ, ông già, bà già cùng nghe. Nếu ông thấy thính giả tỏ vẻ không hiểu mấy những ý tưởng trong bài viết lập tức ông viết lại ngay bài khác. Tất cả đức tính Hồ Chí Minh bao gồm trong một cử chỉ bé nhỏ đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét lối nói khoa trương, văn vẻ. Mỗi bài diễn văn của ông là một bài học nhỏ kết luận bằng một ý kiến đạo đức. Bởi những ý tưởng hết sức giản đơn ấy mà bài diễn văn của ông có một tiếng vang lớn trong giới trí thức và dân chúng”.

 Đôi dép Bác Hồ - Lối sống giản dị

Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.

Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...

Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.

Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo dấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới...

Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:

- Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....

- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.

Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...

Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến... 

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ.Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:

- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong.Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:

- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

.Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...

2 tháng 4 2020

Sau thời gian bôn ba ở nước ngoài, năm 1941 Bác Hồ quay trở về nước và đã chọn Pác Bó làm nơi dừng chân để  xây dựng lực lượng cách mạng kháng chiến.

Vào những năm 1940 – 1941, đời sống người dân Pác Bó khổ cực, chủ yếu chỉ là ngô ăn hàng ngày. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng. Thấy Bác lớn tuổi, vất vả, ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí bàn bạc với nhau là phải mua gạo để nấu cho Bác. Khi nghe các chiến sĩ bàn bạc Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới nấu nên nồi cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Bác hỏi các đồng chí:

– Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí trả lời rằng:

– Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

– Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ. Một hạt bắp vô cùng đáng quý.

bạn tham khảo xong rồi k đúng cho mình nhé !!!!

                                                         Bài làm 

          Mỗi năm, không biết có bao nhiêu cảnh đẹp mà ta được chiêm ngưỡng, không biết có bao nhiêu điều diệu kì mà ta đã trải qua,... Và tất cả những điều thơ mộng ấy, chính đất nước, quê hương đã ban tặng cho chúng ta. Vẻ kì bí non thơ của núi, vẻ lãng mạn thơ mộng của biển cả hay những cung đường giúp ta vượt qua bao nhiêu thử thách. Hết thảy đều là Quê hương đất nước mang lại. Giờ đây, vẻ đẹp ấy như khắc sâu vào tâm hồn ta, chiếm một khoảng riêng chế ngự và dần dần trở thành bạn của ta tự lúc nào. Quê hương, đất nước thơ mộng đẹp thế đấy! Nó trong xanh, hồn nhiên như thế đấy! Thật biết ơn bởi những gì mà quê hương, đất nước đã mang lại cho cuộc sống, giúp cuộc sống trở nên tươi mới, xinh đẹp hơn bao giờ hết.

2 tháng 4 2020

Bạn tham khảo nhá!!

Quê hương Việt Nam của tôi đẹp vô ngần với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, với sự đa dạng phong phú về ẩm thực và những con người đôn hậu, chất phác. Với tôi, tình yêu đất nước bắt đầu từ những gì đơn giản. Từ mái nhà tranh đơn sơ, xóm làng thân thương đến những con người ngày đêm ra sức xây dựng và bảo vệ đất nước. Trải qua 4 nghìn năm lịch sử, đất nước tôi ngày ngày đang cố gắng vươn mình phát triển và hội nhập. Những ngày này khi cả thế giới đang giông mình trước dịch bệnh, tôi càng  thêm yêu, càng thêm tự hào về tổ quốc tôi, đất nước đang dang tay chào đón những người con xa xứ trở về. Bằng tất cả sức mạnh,vật chất,tinh thần, cả nước đã đồng lòng , đoàn kết, kề vai sát cánh để vượt  qua khó khăn. Tổ quốc đã dành cho chúng tôi những điều đẹp nhất . Trong trái tim mỗi người , chúng tôi luôn thổn thức gọi lên hai tiếng " Việt Nam".

2 tháng 4 2020

 * Nội dung khái quát của bài thơ Qua Đèo Ngang là: cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút thấp thoáng có sự sống con người nhưng con hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. 

 * nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ là phong cách thơ trang nhã, điêu luyện, tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 

2 tháng 4 2020

DÀN Ý CHI TIẾT BÀN VỀ TINH THẦN ĐOÀN KẾT

I. Mở bài

- Đoàn kết là sức mạnh, tinh thần đoàn kết là truyền thống quý báu của ông cha ta để lại và được thế hệ sau tiếp nối, sự đoàn kết đã nhiều lần giúp đất nước vượt qua cảnh hiểm nghèo.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, khối thống nhất sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.

Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.

2. Biểu hiện tình đoàn kết

* Khi có chiến tranh

- Đất nước và người dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi (nêu ra thêm các cuộc đấu tranh của dân tộc từ thời phong kiến và lịch sử hiện đại nhân dân chống Pháp, Mỹ).

* Khi hòa bình

- Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

- Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.

- Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.

- Đảng và nhân dân cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương.

3. Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết

– Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.

– Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

– Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết còn người tạo nên sức mạnh vượt trội.

- Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.

- Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Làm sao có được sự đoàn kết ?

+ Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.

+ Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.

- Lên án người không có sự đoàn kết:

+ Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội.

+ Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.

III. Kết bài

- Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.

Tham Khảo

2 tháng 4 2020

Đất nước ta nay đang trong thời kì mở cửa, những đổi mới do sự giao lưu văn hoá rộng rãi đã đem lại bao không khí mới cho cuộc sống. Song mở cửa ắt gió lùa. Không ít những nếp sống vốn là nét đẹp riêng của dân tộc đang lung lay trước cơn gió lùa của thời mở cửa. Không ít người sa vào con đường tội ác, họ quên đi gốc rễ, đánh mất bản thân. Muốn tìm lại được mình thì phải trả bằng không ít đớn đau. Đáng trách hơn có kẻ lại còn cho rằng nền nếp văn hoá lâu đời là cổ hủ, phong kiến. Hà Nội mến yêu của ta, Thủ đô mến yêu của ta cũng không là ngoại lệ. Vậy câu:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An ”

có còn chỗ đứng nữa không? Làm sáng tỏ điều đó không chỉ là trách nhiệm của, riêng bạn hay riêng tôi mà là của tất cả chúng ta.

      Đọc câu ca dao mà không ít người ngơ ngác: Sao bảo đó là câu ca nói về người thủ đô Thăng Long – Hà Nội? Chắc họ ngạc nhiên với cái tên Tràng An? Vâng, Tràng An xưa kia vốn là tên kinh đô của Trung Quốc, là đất đế đô của nhiều thế kỉ của nhiều triều đại phong kiến nên tập trung nhiều nét đặc sắc của văn minh Trung Hoa. Người Tràng An có những nét văn minh, thanh lịch mà nơi khác không có hoặc có mà không đậm nét bằng. Lâu dần, “Tràng An” trở thành tên chung, tượng trưng cho những vùng đất kinh đô và nói “người Tràng An” là chỉ chung những người sống ở kinh kì của một nước, không cứ là kinh kì của Trung Hoa. Bởi thế, ca dao cổ Việt Nam cũng gọi người kinh đô của mình là “người Tràng An”.

      Nói “không” (không thơm, không thanh lịch) cũng chỉ là cách nói thậm xưng (ngoa dụ) vậy thôi, chính là nhằm để khẳng định, để ca tụng: hoa nhài có hương thơm đặc biệt, hoa khác không dễ gì có được, cũng như người Hà Nội có nếp thanh lịch đặc biệt, nơi khác không dễ gì sánh được. Và vì nó có vẻ riêng biệt nên nói “không” hay đúng hơn, nói “ít” cũng là so với cái hương thơm, cái thanh lịch không giống với cái hương thơm và nét thanh lịch của chính nó đó thôi.

      Có người lại cho rằng, người Hà Nội thường là xinh đẹp, là trai thanh gái tú. Họ không chấp nhận người lao động lam lũ là thanh lịch, và không hề băn khoăn khi vội vàng khẳng định một chàng trai đẹp, mũi dọc dừa, mắt sáng là một con người thanh lịch. Sai hết, sai cơ bản vì thanh lịch là tính cách của con người. Câu ca dao ấy nói rằng người Tràng An là người thanh lịch, vì vậy không thơm nồng nàn đắm đuối như hoa hồng mà nhẹ nhàng ngát hương như hoa nhài, dẫu thế nào cũng được tiếng thơm là người Thăng Long – Hà Nội.

      Vậy thế nào là người thanh lịch? Người thanh lịch là con người trong sáng (thanh) và lịch sự (lịch). Con người đó không nhỏ nhen tầm thường, biết ứng xử tốt, biết nói hai từ “cảm ơn” và “xin lỗi” đúng nơi, đúng lúc.

      Tại sao người Hà Nội lại được tiếng là thanh lịch? Vì nước Đại Việt ta từ ngàn năm trước, nơi đâu có trường học lớn nhất? – Thăng Long. Nơi đâu như có ánh sáng, có khí thiêng sông núi kết tinh như Bấc Đẩu rạng rỡ chiếu khắp giang sơn đất nước? – Thăng Long. Chính vì thế mà nhắc tới Thăng Long – Hà Nội, nhắc tới người Hà Nội, mọi người như nhắc tới một nơi đẹp đẽ cao cả, nhắc tới người thông minh, thanh lịch.

      Thật diễm phúc cho ai được sinh ra và lớn lên trên đất Hà Nội, để trở thành người Hà Nội. Nhưng Hà Nội ngày hôm nay đã khác với Hà Nội ngày xưa. Chưa nói tới Hà Nội của thời câu ca dao ra đời, chỉ xin so với Hà Nội những năm khói lửa chống đế quốc Mĩ thôi, đã thấy Hà Nội nay mất đi không ít những nét đáng quý của con người Hà Nội. Người Hà Nội thuở ấy không sợ đạn bom, sẵn sàng hi sinh vì người khác. Họ đối xử với nhau thật đẹp, mộc mạc nhưng chân tình, ấm áp; chỉ cần gặp nhau một lần thôi, thoáng chốc thôi nhưng dư âm thì mãi mãi. Và giữa một thời bom dội, họ luôn đứng thẳng, từ nơi sâu thẳm trong trái tim tràn ngập một niềm tin: “Chân ta bước lòng ung dung tự hào, kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao!”. Vì vậy, Hà Nội trở thành “niềm tin yêu hi vọng của núi sông hôm nay và mai sau”. Còn ngày nay? Người Hà Nội ngày nay khá phức tạp. Có những người sống vì bạo lực và cũng vì bạo lực mà bỏ phí mạng sống của mình. Có kẻ suốt ngày thác loạn trong ánh đèn mờ ảo của vũ trường,.. .Song, cũng còn rất nhiều người giữ và đang phát huy được “nếp xưa”: họ sống chân thành, chăm chỉ làm việc để dựng xây gia đình và xã hội,…Nhờ họ mà nếp sống người Hà Nội, đất Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp riêng.

      Không thể có một đất nước hạnh phúc khi không có cuộc sống an ninh ổn định trên đất nước ấy. Mà cơ sở làm nên sự an ninh ấy là cuộc sống có văn hoá. Cuộc sống văn hoá mới không thể cắt lìa với cội nguồn. Có lẽ vì thế mà những năm gần đây, nhà trường và xã hội đều quan tâm giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá dân tộc. Thủ đô ta cũng trong trào lưu đó. Chúng ta quan tâm giữ gìn và phát huy nếp sống thanh lịch của người Hà Nội. Bởi thế, chúng ta thường nghe nhắc nhiều đến câu ca dao xưa, vốn là niềm tự hào của thủ đô:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

#tham khảo #

học tốt