K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2023

Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù, quan tâm và thể hiện đời sống con người ở
nhiều góc độ, nhiều phương diện. Nói cách khác văn học là nhân học, là những câu
chuyện về cuộc đời, về những con người cụ thể. Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn văn học thì
số phận con người cũng được quan tâm với nhiều góc độ khác nhau. Như văn học thời kì
trung đại quan tâm đến con người xã hội, con người cộng đồng. Trong khi đó văn học
hiện đại chuyển xu hướng đó qua từng cá nhân cụ thể. Văn học Việt Nam hiện đại, tiêu
biểu là xu hướng văn học hiện thực phê phán quan tâm, khám phá sâu sắc đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của từng con người, đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm bí ẩn
của từng số phận con người. Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã
có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo
vô nhân tính. Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… thì Nam
Cao xuất hiện với những nét nổi bật rất riêng trong các sáng tác của ông. Có thể nói Nam
Cao là một nhà văn lớn đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn
1930 – 1945. Ở Nam Cao, chúng ta bắt gặp một hiện tượng phổ biến trong tác phẩm của
ông, đó là đề tài hẹp mà tư tưởng và chủ đề rộng lớn. Vì thế, tác phẩm của Nam Cao chứa
đựng những giá trị hiện thực sâu sắc, đã được khẳng định qua mọi thời đại. Chính vì
những điều đó, Nam Cao cùng nhiều tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở
chương trình phổ thông và chiếm một thời lượng không ít. Như vậy, tài năng của ông đã
được khẳng định đúng với giá trị của nó.
Nam Cao là một nhà văn xuất sắc ông đã tìm cho mình một hướng đi riêng trong
việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Sống trong xã hội đầy rẫy những rối ren, cám dỗ, một
xã hội xô bồ, sống vì đồng tiền hơn tình người, Nam Cao vẫn giữ cho mình một nhân
cách sống cao đẹp. Và qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã chứng tỏ là một nhà văn
từng trải và có kinh nghiệm sống rất phong phú. Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lý về
cuộc đời ngay trong cuộc sống lấm láp bộn bề của thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng
ngày và diễn đạt nó bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ: truyện. Và mỗi một truyện của
ông là một chiêm nghiệm đầy triết lý về cuộc đời. Tác phẩm của ông phản ánh được
những hiện thực cuộc sống mang tính thời sự cao được nhiều người quan tâm. Đọc truyện
ngắn của Nam Cao viết trước 1945, người đọc sẽ có một cảm xúc rất mạnh khi lắng sâu
suy nghĩ, tuy không làm người đọc rơi nước mắt nhưng lại thấy nỗi đau quặn ở trong
lòng, căng thẳng trong trí óc.

28 tháng 1 2023

Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù, quan tâm và thể hiện đời sống con người ở
nhiều góc độ, nhiều phương diện. Nói cách khác văn học là nhân học, là những câu
chuyện về cuộc đời, về những con người cụ thể. Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn văn học thì
số phận con người cũng được quan tâm với nhiều góc độ khác nhau. Như văn học thời kì
trung đại quan tâm đến con người xã hội, con người cộng đồng. Trong khi đó văn học
hiện đại chuyển xu hướng đó qua từng cá nhân cụ thể. Văn học Việt Nam hiện đại, tiêu
biểu là xu hướng văn học hiện thực phê phán quan tâm, khám phá sâu sắc đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của từng con người, đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm bí ẩn
của từng số phận con người. Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã
có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo
vô nhân tính. Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… thì Nam
Cao xuất hiện với những nét nổi bật rất riêng trong các sáng tác của ông. Có thể nói Nam
Cao là một nhà văn lớn đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn
1930 – 1945. Ở Nam Cao, chúng ta bắt gặp một hiện tượng phổ biến trong tác phẩm của
ông, đó là đề tài hẹp mà tư tưởng và chủ đề rộng lớn. Vì thế, tác phẩm của Nam Cao chứa
đựng những giá trị hiện thực sâu sắc, đã được khẳng định qua mọi thời đại. Chính vì
những điều đó, Nam Cao cùng nhiều tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở
chương trình phổ thông và chiếm một thời lượng không ít. Như vậy, tài năng của ông đã
được khẳng định đúng với giá trị của nó.
Nam Cao là một nhà văn xuất sắc ông đã tìm cho mình một hướng đi riêng trong
việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Sống trong xã hội đầy rẫy những rối ren, cám dỗ, một
xã hội xô bồ, sống vì đồng tiền hơn tình người, Nam Cao vẫn giữ cho mình một nhân
cách sống cao đẹp. Và qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã chứng tỏ là một nhà văn
từng trải và có kinh nghiệm sống rất phong phú. Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lý về
cuộc đời ngay trong cuộc sống lấm láp bộn bề của thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng
ngày và diễn đạt nó bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ: truyện. Và mỗi một truyện của
ông là một chiêm nghiệm đầy triết lý về cuộc đời. Tác phẩm của ông phản ánh được
những hiện thực cuộc sống mang tính thời sự cao được nhiều người quan tâm. Đọc truyện
ngắn của Nam Cao viết trước 1945, người đọc sẽ có một cảm xúc rất mạnh khi lắng sâu
suy nghĩ, tuy không làm người đọc rơi nước mắt nhưng lại thấy nỗi đau quặn ở trong
lòng, căng thẳng trong trí óc.

13 tháng 1 2023

=\(\dfrac{5}{11}\left(\dfrac{5}{7}+\dfrac{2}{7}\right)+\dfrac{6}{11}\)

=\(\dfrac{5}{11}\times1+\dfrac{6}{11}\)

=\(\dfrac{11}{11}\)=1

13 tháng 1 2023

\(\dfrac{5}{11}\cdot\dfrac{5}{7}+\dfrac{5}{11}\cdot\dfrac{2}{7}+\dfrac{6}{11}=\dfrac{5}{11}\cdot\left(\dfrac{5}{7}+\dfrac{2}{7}\right)+\dfrac{6}{11}=\dfrac{5}{11}\cdot1+\dfrac{6}{11}=\dfrac{5}{11}+\dfrac{6}{11}=1\)

Tìm biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của nó. ''Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ ; vẫy tay về phía đông , phía đông nổi cồn bãi , vẫy tay về phái tây , phía tây mọc lên từng dãy núi đồi . Người ta gọi chàng là Sơn Tinh '' ''Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tình ''Một người là chúa miền non cao, một...
Đọc tiếp

Tìm biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của nó.

''Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ ; vẫy tay về phía đông , phía đông nổi cồn bãi , vẫy tay về phái tây , phía tây mọc lên từng dãy núi đồi . Người ta gọi chàng là Sơn Tinh ''

''Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tình

''Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng''

''Hai ngài đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho ngài nào?''

''Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.''

0
12 tháng 1 2023

Tham khảo nhé:

Bao trùm toàn bộ bài thơ là ước muốn thiết tha mùa xuân hãy về. Tác giả có một tình yêu mùa xuân tha thiết, gửi gắm vào đó là ước mơ cuộc sống tươi đẹp, êm ấm, đồng thời tình yêu quê hương sâu sắc. Hai câu thơ đầu tuy mộc mạc, bình dị nhưng trong đó là một lời khẩn cầu thiết tha:

"Mùa xuân ơi hãy về

Mang thêm nhiều nắng ấm".

Những khổ thơ tiếp theo gợi ra cảnh làng quê rực sắc xuân khi xuân về: nào là khắp làng quê nở bừng hoa, con ong làm mật, chim én bay về, dòng sông trong vắt,... Cảnh vật nào, hình ảnh nào cũng đậm hồn xuân tươi tắn, rực rỡ và tràn trề sức sống. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương của tác giả. Cuối bài thơ là một ước mơ thật nhỏ bé, giản dị biết bao của những em bé:

"Cho em thêm tuổi mới

Được nhiều lộc đầu năm

Thêm áo quần mới nữa

Cùng em đi hội xuân".

Bài thơ gợi chúng ta nhớ đến những giây phút đầm ấm bên gia đình, làng quê thay áo mới với phiên chợ Tết đông vui. Chúng ta cùng hi vọng một năm mới tốt đẹp.

 

27 tháng 10

hay quá

11 tháng 1 2023

Trải nghiệm gì cũng được hả bạn? Tham khảo nhé:

Nhân dịp đầu năm, trường em tổ chức cho học sinh trải nghiệm tại khu trải nghiệm Vạn An. Ở đấy có mô hình hoàng thành Thăng Long, tại khu này chúng em được "diễn tập" bắn pháo. Khẩu pháo sơn màu xanh, đỏ vàng lăn trên hai bánh xe, nòng súng là một thanh sắt dạng hình hộp chĩa về phía trước, dây bắn được thiết kế như dây nỏ, uốn vào nòng súng. Khi bắn, kéo sợi dây càng căng thì đạn bắn càng xa. Có bạn bắn xa đến vài trăm mét. Đạn bay rào rào, đập vào những mục tiêu của "trận đánh". Riêng em bắn xa tầm nửa mét hoặc hơn. Sau khi tập trận, em cảm thấy mình là một người lính thật sự, đồng thời em cũng ý thức được rằng: là người công dân thì phải có ý thức về lòng tự tôn dân tộc, về trách nhiệm của người công dân với đất nước, phải cố gắng học tập để xây dựng đất nước giàu đẹp.

Nhưng còn có nhiều điều thú vị hơn nữa. Chúng em được trải nghiệm in khắc tranh làng Hồ. Phết mực bằng than tre, rồi dùng mộc bản xoa đều lên chỗ mực vừa phết, ấn nó lên tờ giấy, lật sang mặt sau và dùng chải xoa xoa để tranh được rõ nét. Khi những hình hài ngộ nghĩnh, tươi tắn của bức tranh hiện lên rõ rệt ở mặt sau tờ giấy, chúng em rút cái mộc bản ra. Tranh của em hơi đậm nét, em xoa quá kỹ, nhưng em lấy làm tự hào về tác phẩm của mình. Nhìn những bức tranh được khắc in trên giấy, trong lòng em dâng lên một nỗi biết ơn sâu sắc với những người nghệ sĩ tài ba làng Hồ. Họ đã đem vào đời sống một tia nhìn chất phác, đầy nét chân thực về làng quê Việt Nam. Càng ngắm tranh thì càng thấy những vẻ đẹp ý nghĩa bên trong những bức hình lợn ăn cây ráy hay em bé ôm gà...

Chuyến trải nghiệm thú vị ngày hôm ấy đã giúp em hiểu thêm về văn hóa Việt Nam, giúp em thêm phần yêu quý đất nước mình.