K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2024

Ông bà kính mến!

Tình hình dịch bệnh dạo này phức tạp, gia đình cháu không về quê để thăm ông bà được.

Bà và ông dạo này có khỏe không ạ? Ông bà có bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh không ạ? Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, bọn cháu đều phải học online tại nhà. Lâu lắm rồi cháu không được về quê thăm ông bà. Cháu rất muốn được về quê nhân dịp sinh nhật của bà, ông bà ạ! Chắc phải đợi hết dịch rồi cháu sẽ về! Cháu mong dịch bệnh sẽ sớm qua đi để cháu được về quê thăm ông bà và tặng quà sinh nhật bù cho bà nữa. Cháu sẽ cố gắng học tập thật giỏi để mang thật nhiều hoa điểm 10 về tặng ông bà.

 

Cháu sẽ sớm về thăm ông bà ạ!

Cháu của bà

Hải Bình

Viết thư cho ông bà mẫu 2

..., ngày… tháng… năm…

Ông nội kính mến,

Trước tiên, cháu xin được gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến ông. Học kì vừa rồi, cháu đã đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Điểm tổng kết của các môn học đều rất cao. Ông có cảm thấy tự hào về cháu không ạ? Ông ơi, bố mẹ cháu đã hứa nghỉ hè năm nay sẽ có cháu về quê chơi. Cháu rất mong chờ đến lúc đó. Ông nhớ giữ gìn sức khỏe thật tốt! Cháu sẽ sớm về thăm ông ạ!

12 tháng 12 2024

Cô ôi cô dạy ở đâu thế ạ

🤔🤔🤔🤔🤔🤔🤔🤔🤔

11 tháng 12 2024

Bài văn mẫu:

Em yêu bài thơ "Tuổi Ngựa" của Xuân Quỳnh bởi nó đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp về tuổi thơ và tình mẫu tử. Hình ảnh chú ngựa con rong ruổi khắp nơi, khám phá những miền đất mới lạ, mang đến cho em cảm giác thích thú và háo hức. Em như được cùng chú ngựa phi nhanh qua những cánh đồng hoa, ngửi thấy hương thơm ngọt ngào của hoa huệ, cảm nhận được gió mát rượi thổi vào mặt.

Điều làm em xúc động nhất chính là tình yêu thương mà chú ngựa dành cho mẹ. Dù đi đâu, làm gì, chú ngựa vẫn luôn nhớ về mẹ. Những bông hoa dại, những ngọn gió của trăm miền đều là những món quà mà chú ngựa mang về tặng mẹ. Tình cảm đó thật ấm áp và khiến em cảm thấy yêu thương gia đình mình hơn.

Qua bài thơ, em hiểu rằng tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Đó là lúc chúng ta được tự do khám phá, học hỏi và trải nghiệm những điều mới lạ. Và tình yêu thương của gia đình luôn là động lực lớn nhất để chúng ta vững bước trên con đường đời.

Em rất thích câu thơ: "Ngựa con vẫn nhớ đường". Câu thơ ấy như một lời nhắc nhở em luôn phải nhớ về gia đình, về những người thân yêu. Dù có đi đâu, làm gì, em cũng sẽ không bao giờ quên cội nguồn của mình.

Bài thơ "Tuổi Ngựa" không chỉ là một bài thơ hay mà còn là một bài học ý nghĩa về tình yêu thương, về tuổi thơ và về cuộc sống. Em sẽ luôn trân trọng và ghi nhớ những cảm xúc mà bài thơ này mang lại.

12 tháng 12 2024

m yêu bài thơ "Tuổi Ngựa" của Xuân Quỳnh bởi nó đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp về tuổi thơ và tình mẫu tử. Hình ảnh chú ngựa con rong ruổi khắp nơi, khám phá những miền đất mới lạ, mang đến cho em cảm giác thích thú và háo hức. Em như được cùng chú ngựa phi nhanh qua những cánh đồng hoa, ngửi thấy hương thơm ngọt ngào của hoa huệ, cảm nhận được gió mát rượi thổi vào mặt.

Điều làm em xúc động nhất chính là tình yêu thương mà chú ngựa dành cho mẹ. Dù đi đâu, làm gì, chú ngựa vẫn luôn nhớ về mẹ. Những bông hoa dại, những ngọn gió của trăm miền đều là những món quà mà chú ngựa mang về tặng mẹ. Tình cảm đó thật ấm áp và khiến em cảm thấy yêu thương gia đình mình hơn.

Qua bài thơ, em hiểu rằng tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Đó là lúc chúng ta được tự do khám phá, học hỏi và trải nghiệm những điều mới lạ. Và tình yêu thương của gia đình luôn là động lực lớn nhất để chúng ta vững bước trên con đường đời.

Em rất thích câu thơ: "Ngựa con vẫn nhớ đường". Câu thơ ấy như một lời nhắc nhở em luôn phải nhớ về gia đình, về những người thân yêu. Dù có đi đâu, làm gì, em cũng sẽ không bao giờ quên cội nguồn của mình.

Bài thơ "Tuổi Ngựa" không chỉ là một bài thơ hay mà còn là một bài học ý nghĩa về tình yêu thương, về tuổi thơ và về cuộc sống. Em sẽ luôn trân trọng và ghi nhớ những cảm xúc mà bài thơ này mang lại.

 Đúng(1)
Phần 1. Trắc nghiệm (2.5 điểm) Câu 1. Từ nào dưới đây không cùng nhóm với các từ còn lại? a. Vui vẻ    b. Vui tươi   c. Vui sướng    d. Vui buồn Câu 2. Phần gạch chân trong câu “Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào” làm rõ nghĩa cho từ nào dưới đây? a. Con kênh            b. Buổi sáng                c. màu đào            d. còn Câu 3: Xét về mặt từ loại, nhóm từ...
Đọc tiếp

Phần 1. Trắc nghiệm (2.5 điểm)

Câu 1. Từ nào dưới đây không cùng nhóm với các từ còn lại?

a. Vui vẻ    b. Vui tươi   c. Vui sướng    d. Vui buồn

Câu 2. Phần gạch chân trong câu “Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào” làm rõ nghĩa cho từ nào dưới đây?

a. Con kênh            b. Buổi sáng                c. màu đào            d. còn

Câu 3: Xét về mặt từ loại, nhóm từ “vàng tươi, vàng ruộm, vàng mật” có điểm gì chung? 

a. Đều là tính từ 

b. Đều là danh từ

c. Đều là động từ 

d. Đều là kết từ

Câu 4:  Đọc đoạn văn sau và cho biết trong đoạn văn có bao nhiêu danh từ riêng?

Hồ Gươm ở giữa Thủ đô. Cây cỏ xung quanh hồ rườm rà, tươi tốt. Cầu Thê Húc bắc qua hồ. Nhịp cầu bằng gỗ, nho nhỏ thanh thanh. Đèn sao vàng trên đỉnh Tháp Rùa, đèn xanh đỏ trên cầu Thê Húc và đen trên các lùm cây sáng lấp lánh trong đêm. 

  1. 3 từ               b. 4 từ                c. 5 từ                     d. 6 từ

Câu 5: Xác định chủ ngữ trong câu “Khi sương vừa tan, những tia nắng đầu tiên đã hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn”.

  1. Những tia nắng             

  2. Những tia nắng đầu tiên

  3. Những tia nắng đầu tiên, những vệt sáng

  4. Những tia nắng đầu tiên, những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn

Câu 6: Câu nào dưới đây không có trạng ngữ chỉ thời gian.

  1. Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy là khi chợ náo nhiệt nhất.

  2. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.

  3. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

  4. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.

Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép chỉ mục đích?

  1. Bố tôi để quên chìa khóa ở văn phòng.

  2. Trước khi mất, bà để lại chiếc vòng cho mẹ tôi.

  3. Lan để chiếc bút lên bàn cho cô giáo.

  4. Chúng tôi cố gắng học tập để bố mẹ vui lòng.

Câu 8: Câu nào dưới đây không phải câu ghép.

  1. Mặt trời chưa lên, bà con đã ra đồng làm việc.

  2. Chúng tôi đang làm bài tập về nhà cô giao.

  3. Thế mà chiều nay, cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê…

  4. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. 

Câu 9: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn “Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung nối nhau chạy tít tắp đến tận chân trời”.

a. Nhân hóa.                                              b. So sánh

c. Nhân hóa, so sánh.                                d. So sánh, nói quá.

Câu 10. Phép nhân hóa trong câu thơ sau được tạo ra bằng cách nào?

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.

 

A. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.

B. Dùng từ ngữ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật. 

C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. 

D. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật. 

2
4 tháng 12 2024

D,C,A,B,NHỮNG TIA NẮNG ĐẦU TIÊN,GIỮA ĐỒNG BẰNG XANH NGẮT LÚA XUÂN.....,CHÚNG TÔI CỐ GẮNG........,CHÚNG TÔI ĐANG LÀM BÀ TẬP CÔ GIAO,D,D

4 tháng 12 2024

1.D    2.A    3.A    4.A    5.B   6.D    7.D    8.D    9.C    10.D

NHỚ SOÁT LẠI NHÉ EM CHỊ CŨNG KHÔNG CHẮC LÀM ĐÚNG ĐÂU.

Nhà bác học vĩ đại Đác-Uyn, người khiến nhân loại sững sờ trước bộ óc vĩ đại của ông, đã rất khiêm tốn khi phát biểu: “Tất cả những gì có giá trị một chút tôi đều đã thu nhận được nhờ tự học”, ý kiến đó đã khẳng định tầm quan trọng của tự học đối với mỗi cá nhân. Học tập là hoạt động thu nhận kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm từ trong sách vở, nhà trường và ngoài xã hội. Song, việc học không đơn giản chỉ là tiếp thu kiến thức một cách máy móc, sách vở mà còn gắn với ý thức của người học về việc biến những kiến thức ấy thành kĩ năng, vốn sống, là hành trang mang theo suốt đời của mỗi người đó chính là tinh thần tự học. Tự học chính là ý thức học, là sự chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Nhờ có tinh thần tự học, chúng ta có thể chủ động ghi nhớ các bài học trên lớp, tiết kiệm được thời gian. Và nhờ tự học, ta có thể biến lý thuyết thành thực hành để nắm vững hơn vừa lý thuyết vừa hình thành kĩ năng. Chủ động trong việc học giúp chúng ta tìm được cách học tốt mang lại hiệu quả cao cho chính mình. Ví như Đác-Uyn, Bác Hồ, Bill Gates…nhờ tự học mà đi đến vinh quang. Thực tế ngày nay cho thấy nhiều bạn học sinh còn quá lệ thuộc vào bài giảng của các thầy cô giáo, học và ghi chép lại một cách thụ động, máy móc, lười suy nghĩ, thuộc bài nhưng không hiểu được nội dung, học xong quên ngay, không áp dụng được những kiến thức đã đạt được vào thực tế cuộc sống… dẫn đến kết quả không cao thậm chí còn để lại nhiều tiêu cực trong môi trường giáo dục. Vì vậy, đề đạt được kết quả tốt, để thành công, để vững vàng bước vào đời, mỗi học sinh chúng ta cần phải nỗ lực tự học, bởi “life long leaning” – học tập là công việc suốt đời, học không ngừng nghỉ, đủ ý chí và sức mạnh, niềm tin vào bản thân đề chạm đích thành công.

 <3<3<3CHÚC HỌC TỐT =>>>>><3

    Pause 00:00 01:19 01:31 Mute  
4 tháng 12 2024

mik cảm ơn bạn nha

4 tháng 12 2024

Đoạn thơ của Lê Hồng Thiện mang đến một bức tranh mùa hè rực rỡ và sống động. Phượng tung cánh là hình ảnh biểu tượng của mùa hè, gợi lên cảm giác tự do và phóng khoáng. Sự xuất hiện của màu đỏ phượng vĩ giữa bầu trời xanh thẳm chính là tín hiệu mùa hè đang đến gần.

"Trời thêu mây trắng" là một hình ảnh thật đẹp, làm nổi bật bầu trời mùa hè trong sáng và thoáng đãng. Tiếng ve rộn ràng cùng với tiếng sáo diều ngân vang là những âm thanh đặc trưng của mùa hè, mang đến cảm giác vui tươi, hứng khởi.

Hình ảnh "dưới hồ sen cũng vội vàng xòe ô" thêm một nét chấm phá vào bức tranh mùa hè. Sen nở rộ cũng là dấu hiệu của mùa hè, tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.

Tóm lại, đoạn thơ khắc họa một bức tranh mùa hè với những hình ảnh tươi sáng, âm thanh sống động và cảm xúc vui tươi, nhộn nhịp.

ban tích giúp mk nhá

  • Hòa đồng: Người hòa nhã, dễ gần, dễ kết bạn, thân thiện với mọi người.
  • Đàng hoàng: Người có phẩm hạnh tốt, cư xử đúng mực, lịch sự.
  • Hồ đồ: Người thiếu suy nghĩ, hấp tấp, vội vàng.
3 tháng 12 2024

Câu chuyện j???

3 tháng 12 2024

chuyện gì cũng được

30 tháng 11 2024

Bài mẫu

      Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.
      Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ.

     Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:

     - Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!

     Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía.

     Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù.

     Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên, mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

     Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.

     Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng để lại áo giáp sắt rồi cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.

     Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc hiện lên thật đẹp đẽ, tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.

     Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp:

                     "Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

                     Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

                     Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

                     Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"

                                             (Tố Hữu)

1 tháng 12 2024

tôi cảm ơn bạn nhé