K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ ;v :

1. Mở bài

+ Giới thiệu bài ca dao: Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng

2. Thân bài

- Ý nghĩa những câu ca dao dân ca: Giản dị, thiết tha, hình ảnh quen thuộc

- Hai câu đầu: Cánh đồng lúa

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

+ Không gian êm đềm, mát mẻ

+ Hình ảnh lặp lại: đẩy cao sự mênh mông, rộng lớn

+ Hình ảnh cô gái xuất hiện sâu xa trong câu

- Hai câu cuối: Hình ảnh cô gái

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

+ Cô gái ví von với chén lúa, đầy sức sống, thơm mát, tươi trẻ

+ Số phận không êm đềm, hồng nhan bạc phận

3. Kết bài

+ Cảm nghĩ về câu ca dao: Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.

Cre : bài mạng đó ;-;

Học tốt ạ ;-;

19 tháng 10 2021

Không học tốt được vì đây là mạng

:>>>>>>>>>>>

Chúc mình học dốt đúng hơn ạ :>>

Mẹ kính yêu..!

Giờ này mẹ đã ngủ....

Con viết cho mẹ khi con đang say. Hôm nay con uống 2 cốc bia mẹ ạ. Con say. Con khóc.

Ngày 20/10 là gì hả mẹ? Với mẹ chỉ giản đơn là 1 ngày bình thường thôi nhỉ.

Con khóc. Và con nghĩ về mẹ. Từ khi con hiểu được 20/10 là gì? Con đã làm được những gì cho mẹ.

Ngày cấp 1 con xin mẹ 2.000 đồng để đóng tiền mua hoa cho cô giáo chủ nhiệm. Đi học về thấy mẹ đang bán những tạ than đen nhẻm, cái cân phải luồn đòn gánh vào vì chưa có cân bàn... vai phải mẹ thường đau mỗi tối.

Ngày cấp 2 con xin mẹ 10.000 đồng để ngoài tiền mua hoa cho cô, còn mua thiếp hí hoáy cả đêm tô vẽ, tặng những người bạn con yêu thương. Mẹ nằm trên giường vắt tay lên trán: "Tháng này bố mày chắc không được nghỉ phép"...

Ngày cấp 3 con xin mẹ 50.000 đồng, để cùng các bạn trong lớp cắm trại và liên hoan tới tối muộn mới về. Mẹ đã lau sạch sẽ nhà cửa, mâm cơm tối vẫn còn để gọn gàng thức ăn cho riêng con. 2 thằng em chành chọe nhau mệt rồi lại ôm nhau ngủ...

Đại học. Con là cán bộ lớp, con chúc mừng nhiều người lắm, bạn bè, cô giáo, những cô bác con quen...những ngôn từ dí dỏm và đặc biệt dành riêng từng người. Mẹ điện thoại lên và nói những điều như ngày nào cũng điện để nói: " Đi ngủ nhớ mắc màn, tối nhớ cài cửa thật kỹ, ngủ sớm đi".

Nhưng...mẹ biết không, con luôn nghĩ tới mẹ đầu tiên. Con luôn thế. Ngày bé, có lần con làm tặng mẹ bài thơ nhưng không dám đưa, có lần mua hoa tặng mẹ rồi lại đưa cho đứa bạn về... cắm. Có lẽ do mình ở quê mẹ nhỉ? Ở quê những bà mẹ đầu tắt mặt tối, chẳng chồng con nào tổ chức ngày của mẹ.

Con lên thành phố

Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Họ mặc váy và đi dép cao. Họ bước những bước đi uốn dẻo nhẹ nhàng lịch lãm, không vội vã, tất bật như mẹ. 8h tối họ trang điểm và đi cafe, mẹ cơm nước, giặt giũ và mắc màn cho chúng con ngủ.

Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Họ nói về khiêu vũ, về những chuyến công tác đi mệt lử nhưng biết nơi này, nơi kia, biết món này món kia. Còn mẹ của con, khi con điện thoại về hỏi: Mẹ ơi con ghẹ là con gì mẹ nhỉ? có người nói với con là con ghẹ ăn ngon. Mẹ trả lời: "Mẹ cũng không rõ lắm, hình như nó giống con hến, con ngao"...Và khi con được biết về con ghẹ. Con khóc.

Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Chồng họ chở đi siêu thị mỗi tuần, và đi mua cho những bộ quần áo đẹp. Vậy mà những lúc chán chồng, họ đi ra phố phường với đám bạn, và vào vũ trường, vào cafe. Còn mẹ, mẹ khóc mỗi khi bố làm mẹ buồn. Và mẹ nói với chúng con: "Chỉ mẹ được nói bố, chúng mày là con dù bố mẹ có sai đến thế nào cũng không có quyền nói...".

Mẹ của con. Lúc này con nhớ về tuổi thơ con. Quãng đời con trải qua bên mẹ. Chúng con luôn có mẹ ở bên. Và bố cũng thế, bố gọi điện thoại mỗi ngày mẹ nhỉ, và bố gặp lần lượt từ mẹ tới 3 đứa con... Bố mỗi tháng về 1 lần. Chúng con lớn lên, đứa nào cũng sáng sủa khôn ngoan, ai cũng khen mẹ thật giỏi, bố thật may vì có mẹ... Bố con cũng là một người đàn ông tuyệt vời phải không mẹ. Dẫu đôi lúc bố làm mẹ buồn, nhưng con người có ai hoàn hảo đâu? Con cũng thấy xấu hổ lắm, khi con, khi em con, chẳng ngoan như những gì mẹ đã chờ mong.

Mẹ! Mẹ ngủ đi, đừng thức nữa, sao giấc ngủ mẹ chẳng sâu thế. Sao sau 1 đêm mắt mẹ càng quầng? Sao mẹ hay ốm đau?

Mẹ! Con yêu mẹ. Con yêu mẹ. Và con sẽ sống thật tốt như những gì bà ngoại đã dạy mẹ để mẹ dạy con. "Sống không quỵ lụy ai, không hài lòng và không giả dối".

Con đã lớn khôn, con đã trưởng thành, nhưng những tối rúc đầu vào nách mẹ mà ngủ vùi, tới sáng vẫn dang chân tay trên giường ngon giấc...còn mẹ đã nấu xong bữa sáng. Con bỗng thấy mình như một công chúa nhỏ, thấy con là người hạnh phúc nhất thế gian, vì tất cả những gì bố mẹ dành cho chị em con, là những điều con không mong gì hơn thế nữa.

Đêm nay con chúc mẹ ngủ ngon, và bố ở nơi xa sẽ luôn mơ về mẹ!

19 tháng 10 2021

cảm ơn bn nhiều nha

Mẹ yêu quý, ngày 20/10 cho mẹ, cho con, cho tất cả phụ nữ Việt Nam lại đến.

Nhưng dịp lễ năm nay khác nhiều với trước quá mẹ ạ, bởi lần đầu tiên con xa mẹ đến sống, học tập nơi đô thành. Giờ con đã là tân sinh viên.

Nhanh thật mẹ nhỉ, 18 mùa xuân đã qua đi kể từ ngày mẹ bế con đỏ hỏn, oe oe tiếng khóc đầu đời. Ngày đó, bố đi làm việc ở Tây Nguyên, cả năm về dăm ba lần, một tay mẹ chăm chút cho ba đứa con thơ. Chị em con lúc đó còn nhỏ lắm, chẳng đủ khôn để hiểu thế nào là thiếu tình cha, bởi tình cảm mẹ đã bao la quá.

Mẹ, từ một kế toán phải theo tục lệ tự ngàn đời “xuất giá tòng phu” để về quê làm ruộng. Thương mẹ lắm, chuyện đồng áng, mẹ biết gì đâu. Con nhớ có chiều đông, ba chị em ngồi nhà ngóng mẹ. Căn buồng nhỏ của mẹ con mình sao thấy lạnh đến thế. 5 giờ, 6 giờ rồi 6h30 vẫn chưa thấy bóng mẹ thân yêu. Con khóc, chị dỗ dành "mẹ sắp về rồi đó. Chắc mẹ cuốc ruộng xong, cố vớt ít bèo về nấu cám cho lợn". Và từ đó con ghét lợn.7 giờ mẹ về. Chiếc quần xanh công nhân rộng thùng thình mẹ mặc, nước liên miên nhỏ xuống. Con vỡ òa trong tiếng khóc, ôm chầm chân mẹ: “Mẹ ơi!!!.. Đói!”.

Nghĩ lại ngày đó thương quá mẹ nhỉ. Từ việc cuốc đất, cấy lúa, trồng rau, mẹ phải nhờ người ta chỉ dạy. Ba đứa con nhỏ, sàn sàn tuổi nhau chẳng giúp mẹ được nhiều. Chị gái lớn, hơn 1 tuổi theo mẹ ra đồng tát nước. Người bé tẹo và mỏng manh cứ bị chiếc gầu nước lôi đi lôi lại. Những lần ấy, cô chú đi qua, thương tình đều xuống tát nước thay cho chị.

Quê mình nghèo thật và vẫn còn nhiều những hủ tục “trọng nam khinh nữ”, “chị dâu, em chồng” khiến mẹ chật vật, mang tội “dâu trưởng không sinh được con trai nối dõi tông đường”. Con biết, không chỉ gia đình mình mà nhiều nhà cũng thế. Bọn trẻ chúng con hay kể chuyện cho nhau nghe mà.

Bao năm trời mẹ ở bên chăm lo cho ba đứa chúng con. Bốn mươi tuổi, mái tóc mẹ đã bạc phơ. Người ta bảo là do xấu máu. Nhưng con không nghĩ thế, có lẽ bởi mẹ vất vả nhiều rồi.

Ở tuổi 50, căn bệnh thoái hóa đốt sống lưng kiến mẹ đi lại vất vả. Nhưng mẹ vẫn đi cấy, vẫn gặt, vẫn thồ lúa về nhà. Sông cạn nước, mẹ vẫn lụi hụi gánh từng gánh nặng nước tưới cho đám rau mới trồng. Mùa đông sắp đến rồi, đôi bàn chân và tay mẹ lại chuẩn bị buốt bởi nứt nẻ do lội bùn, đất nhiều. Mỗi lần mẹ đùa, xoa tay lên má, con lại giãy nảy vì “rát quá mẹ ơi!”.

Mẹ thật hay cười, luôn luôn vui vẻ. Chính điều đó khiến con nhìn cuộc đời vẫn thấy đẹp tươi.

Sáng nay đi học, con thấy họ bán nhiều hoa lắm mẹ ạ. Ở quê mình, dịp tết chắc cũng chẳng nhiều hoa đến vậy. Nào hồng, nào đồng tiền, hoa lan… những bó thật to, đẹp lắm. Dừng xe, con chỉ hỏi mua một cành hồng nhỏ, nhưng… 20k cho bông hồng đó. Con nhớ, bữa cơm nhà mình 5 người cũng chỉ tầm ấy tiền nên đành quay xe đi. Thế mà, mẹ ơi, những xe rác sáng nay sao lại nhiều bó hoa còn tươi và đẹp đến thế. Tiếc thật!

Thôi thì, lại như mọi năm, con làm thiệp tặng mẹ vậy. Thiệp vừa xinh, rẻ tiền mà lại do con tự tay làm. Vẫn ý nghĩa hơn mẹ nhỉ!!!

À, mẹ ơi! Con thương đứa bạn giường bên quá. Mấy đêm nay nó cứ khóc suốt. Quê nó miền Trung đang lũ lụt lớn lắm. Nó cứ thút thít, không biết tình hình nhà mình ra sao, vì đâu liên lạc được cho bố mẹ, nhà nó chưa có điện thoại mẹ ạ. Họ còn khổ hơn mình mẹ nhỉ.

Con dỗ dành nó viết thư gửi về, nó nghe liền, làm theo tắp lự. Thư của con, chắc ngày mai sẽ ở trên tay mẹ thôi, nhưng thư nó viết… biết bao giờ gia đình nhận được?

Mẹ à! Những giọt mồ hôi, nước mắt mặn mòi, nụ cười của mẹ đã dẫn bước con đi trên cuộc đời này, để con khôn lớn thành người...

Con muốn nói với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều!". Chúc mẹ 20/10 này thật vui! Giữ sức khỏe mẹ nhé. Con sẽ sớm về quê để rúc trong tay mẹ ngủ thật yên bình.

19 tháng 10 2021

giúp mình gấp vs mọi người ơi. mình cảm ơn ạ

19 tháng 10 2021

bn làm đúng rồi

19 tháng 10 2021

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Ca daodân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. + Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc. + Ca dao là lời thơ của dân ca

HT

Câu 1 ;

a)  nêu khái niệm về ca daodân ca như sau: - Ca daodân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời  nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. + Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời  nhạc. + Ca dao là lời thơ của dân ca.

b) 

rong nền văn học dân gian Việt Nam, các tác phẩm ca dao dân ca là một trong những thể loại độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Đã từ bao đời nay ca dao dân ca luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của nhân dân lao động, thể hiện rõ nét những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, đời sống lao động của nhân dân. Và đặc biệt hơn cả, dù chỉ là những câu hát, câu nói truyền miệng nhưng nó lại mang theo mình những giá trị nhân văn, đạo đức sâu sắc, góp phần giáo dục, răn dạy con người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Đặc biệt khi là nói về tình cảm gia đình có rất nhiều bài ca dao hay, ví như một bài ca dao nói về ơn nghĩa cha mẹ:

"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"

Với thể lục bát quen thuộc bài ca dao trên mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ trẻ, người mẹ thủ thỉ với đứa con những lời thật ngọt ngào, đó chính là câu ca dao xưa thật là xưa, là lời cha ông bao đời truyền lại. Mẹ nhẹ nhàng ru con vào giấc ngủ, cũng nâng bước chân con chập chững vào đời bằng những bài học đạo đức thật sâu sắc và ý nghĩa. Thứ đầu tiên mẹ dạy con chẳng phải là những vần ê, a mà là đạo lý làm người, nghe thật kỳ lạ phải không, thế nhưng ai bảo con không hiểu, con vốn đã học từ trong bụng mẹ rồi ấy.

Trong lời mẹ hát, con biết được rằng cha yêu thương con cũng chẳng kém gì mẹ, "Công cha như núi ngất trời", mẹ sinh con ra, cha ngày vất vả cực nhọc lao động để nuôi con khôn lớn, một đời dài như vậy cha dành phân nửa cho con, tình cảm ấy dẫu có là núi cao cũng chưa hẳn sánh bằng. Cũng như cha, mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười ngày, sinh con ra trong khó nhọc, chăm bẵm con từng ngày, có lẽ trên đời này chẳng còn một ai thương con hơn mẹ nữa. Sự hy sinh, tấm lòng cao cả của mẹ chắc phải lấy "nước ngoài biển Đông" mới có thể đong đếm hết được. "Cù lao chín chữ" tức là nói về công lao của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái thành người, vất vả khốn khổ nhiều bề nhiều bận. Người ta ví trồng người cũng như trồng cây vậy, nhưng nếu như trồng một cái cây chỉ cần chú ý "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", thì nuôi con còn vất vả cực nhọc hơn gấp bội, bởi đó là một quá trình dài đằng đẵng có khi là đi hết cả cuộc đời, lòng cha mẹ vẫn không thôi bận tâm về con cái. Nếu để liệt kê "cù lao chín chữ", thì nuôi con bắt đầu bằng chữ sinh, sau là chữ cúc, nghĩa là dạy con tập đi, tập đứng, rồi phủ, vuốt ve, làm cho con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lại súc là cho con bú nguồn sữa ngọt ngào, cho con ăn những thứ tốt nhất. Sau đó là trưởng, nuôi lớn con, rồi lại dục, dạy dỗ cho con nên người, trong suốt quá trình bậc cha mẹ lúc nào cũng phải cố, đoái hoài, trông nom kỹ lưỡng, sợ con có bề gì. Con đã có suy nghĩ, nhận thức lại vẫn phải phục, theo dõi tính tình, để uốn nắn cho kịp, rồi vẫn phải phúc, che chở, đỡ đần khi con có chuyện. Nói tóm lại rằng phận làm cha mẹ, đặc biệt là trong văn hóa phương Đông, dường như đó là nỗi vất vả cả đời, nhưng cũng là hạnh phúc cả đời của bậc làm cha làm mẹ, đối với cha mẹ con cái là món quà, là điều tuyệt vời nhất thế gian, trong mắt họ con cái luôn bé bỏng, cần được chở che, chăm sóc.

Thế nên tình cha, tình mẹ vốn bao la biển trời, phận là con cái, lớn lên dưới vòng tay yêu thương của cha mẹ, dẫu gia cảnh bần hàn hay sung túc thì mỗi một con người vẫn phải ghi lòng tạc dạ công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, phải hết sức tôn kính, yêu thương cha mẹ của mình, đừng dại dột làm kẻ bất hiếu, đó là những gì mà bài ca dao muốn truyền đạt cho chúng ta.

Bài ca dao tuy chỉ vỏn vẹn 4 câu, nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình, răn dạy mỗi con người cần phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Bài ca dao sử dụng thể lục bát truyền thống, âm điệu nhẹ nhàng như lời ru của mẹ, dùng các so sánh liên tưởng đặc sắc, có tầm vóc to lớn nhằm đề cao công ơn của cha mẹ.

b)Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Con người Việt Nam vốn xem trọng và đề cao gia đình. Cội nguồn của tình cảm bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm gia đình, tình yêu thương và lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Điều này được diễn tả phong phú, sâu sắc, tinh tế qua văn học dân gian nói chung và đặc biệt là qua ca dao, dân ca. Bài ca dao sau đây là một trong số bài rất hay về tình cảm gia đình:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Chân thành, thân mật, ấm áp mà vẫn thiêng liêng, trang trọng, bài ca dao đem đến cho ta khúc dạo nhẹ nhàng, âm điệu thủ thỉ của giai điệu hát ru. Có lẽ đây là lời ru của mẹ giành cho đứa con bé bỏng đang ngủ ngon trong vòng tay yêu thương. Lời ru con đồng thời là lời nhắc nhở con về công lao trời biển của cha mẹ và trách nhiệm, bổn phận của đạo làm con. Cha mẹ những người gần gũi nhất với chúng ta ấy đã cho chúng ta biết bao điều. Trước tiên là cho ta sự sống, cho ta được có mặt trên cuộc đời này. Rồi bằng vòng tay êm ái mẹ nâng niu ta, ru vỗ ta, bằng dòng sữa ngọt lành, mẹ nuôi ta lớn khôn và bằng những lời ru êm dịu mẹ nuôi phần hồn ta, đem đến cho ta những bài học của đạo làm người. Những bài học mà "ta đi trọn kiếp con người" cũng không đi hết. Không chỉ có mẹ, ta còn có vòng tay và bờ vai vững chãi của cha. Vòng tay và bờ vai ấy cho ta điểm tựa để bước vào đời, ta đem theo nó để làm hành trang trong suốt hành trình dài rộng của cuộc sống. Điều thiêng liêng ấy được tác giả dân gian nói thật giản dị. Phép so sánh ngang bằng:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

đã làm nổi bật công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Lấy cái trừu tượng (công cha, nghĩa mẹ) để so sánh với những sự vật, hình ảnh cụ thể (núi ngất trời, nước biển Đông), tác giả dân gian không chỉ đem đến cho ta nhận thức về nghĩa mẹ bao la, công cha vời vợi mà còn giúp ta cảm nhận về sự vĩnh hằng bất biến của công cha, nghĩa mẹ. Như núi cao kia, như nước biển kia đã có mặt và tồn tại ngàn đời trên trái đất, công cha, nghĩa mẹ hiện diện quanh ta từ lúc ta được làm người cho đến tận cùng của cõi người. Cách so sánh, ví von rất quen thuộc của ca dao xưa đã đem đến cho ta những nhận thức thật sâu sắc, thật thấm thía. Không chỉ thế ngọn núi cao và biển rộng còn được cụ thể hoá bằng những tính từ chỉ mức độ: núi - ngất trời biển rộng mênh mông. Cụ thể, hài hoà mà vẫn rất gợi cảm, và vì thế nó tác động mạnh vào nhận thức con người. Đỉnh núi cao loà nhoà ẩn hiện trong mấy kia liệu ta có đo nổi như chính công lao của cha làm sao ta kể hết? Biển mênh mông kia như lòng mẹ yêu ta có thể nào vơi cạn? Thật khéo léo và chính xác khi lựa chọn núi cao ngất trời và nước biển mênh mông để so sánh với công lao cha mẹ. Bời chỉ có những hình ảnh cao lớn, không cùng và sự tồn tại đời đời của nó mới xứng đáng để tả và diễn tả được đầy đủ, chính xác công sinh thành, dưỡng dục, thứ công lao không bao giờ tính đến được bằng giá trị vật chất, thứ công lao bất tử qua thời gian, năm tháng. Bằng hình ảnh so sánh xưa mà không cũ, bằng âm điệu ngọt ngào của lời hát ru, tác giả dân gian vừa khẳng định, vừa ca ngợi công lao cha mẹ. Lời ca ngợi không khố khan, nặng giáo huấn mà là tiếng nói của tấm lòng, tình cảm, tiếng nói tâm tình từ trái tim tìm đến với trái tim làm lay động lòng ta. Ngoài cách nói trên, ta còn bắt gặp nhiều bài ca dao khác cũng nội dung tương tự:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

hay:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Và dù cách nói có chút khác nhau những câu ca dao ấy vẫn đem đến cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về công cha, nghĩa mẹ. Tiếp tục dòng tâm tình ấy, tác giả dân gian đi đến cái kết rất tự nhiên nhưng vô cùng thấm thía:

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Cách sử dụng sáng tạo thành ngữ "chín chữ cù lao" để nhắc lại một lần nữa nỗi khó nhọc, vất vả của mẹ cha. Chín chữ ấy là: sính - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - bú mớm, trưởng - nuôi lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom, phục - theo dõi, phúc - giữ gìn. Thử hỏi có ai trong chúng ta không được cha mẹ giành cho những điều ấy, không chỉ góỉ gọn ở con số chín chữ bởi công lao cha mẹ là vô cùng, vô tận. Để rồi từ đó, ta nhận được lời nhắc nhở về thái độ và hành động của mỗi người: "ghi lòng con ơi". Lời nhắc nhở ngắn gọn mà thấm thía sâu sa, chân thành và có sức lay động lòng ta. Tác giả dân gian không nhắc ta phải trả công cho những hi sinh của cha mẹ, trả công cho những gì mà ta được đón nhận. Điều đó là không tưởng bởi trên đời này, chỉ tình cảm là thứ không bao giờ người ta đo đếm và sòng phẳng được với nó. Tình cảm của cha mẹ lại càng vô giá. Bởi vậy chỉ cần ghi lòng thôi nhưng đó là sự tạc ghi trong sâu thẳm tâm hồn không phai nhạt qua thời gian.

Giản dị mà sâu sắc. Nhẹ nhàng mà xuyên thấm, bài ca dao gieo vào lòng người cảm giác bâng khuâng, tác động vào trí tuệ người đọc để đi đến những nhận thức sâu sắc. Và dù tác động bằng con đường nào, bài ca dao ấy thực sự đã làm cho ta luôn "ghi lòng" công ơn cha mẹ.

Đề bài : Loài cây em yêu

   1. Tìm hiểu đề và tìm ý

   a. Giới thiệu đối tượng : loài cây em yêu thích.

   b. Loài cây em yêu thích : cây dừa, cây cau, cây tre, cây phượng,…

   Lí do yêu thích : có thể từ một kỉ niệm nào đó, người trồng cây quan trọng với em, …

   2. Lập dàn bài

   a. Mở bài: Giới thiệu loài cây em yêu thích và lí do em yêu thích loài cây đó.

   b. Thân bài:

   - Nêu các đặc điểm tiêu biểu của cây: hình dáng, màu sắc, hoa trái, lợi ích,…

   - Ý nghĩa, vai trò của cây trong đời sống con người và trong cuộc sống của em.

   - Sự chăm sóc của em với loài cây đó.

   c. Kết bài: Tình cảm của em với cây.

   3. Viết đoạn văn

   Tham khảo :

   - Mở bài:

Những ngày hè oi bức, sân trường em được rợp mát bởi những hàng phượng, bàng rủ lá. Một màu xanh xanh khi ngẩng lên nền trời trong veo, màu xanh mây trời hòa lẫn xanh lá. Loài cây mà em yêu thích - cây phượng đã bắt đầu chấm chấm những cánh phượng đỏ giữa trời xanh.

   - Kết bài:

   Phượng gắn bó với chặng hành trình cắp sách đến trường của bao thế hệ học sinh. Bao kỉ niệm tuổi học trò hồn nhiên, mơ mộng của em đều đi bên cạnh cây phượng. Em mong sao phượng sẽ luôn đồng hành cùng các thế hệ đi sau, và đó luôn là kỉ niệm đẹp mỗi khi nhớ về.

                                         còn viết bài bn tự nghĩ nha, hk tốt ^^

GỢI Ý DÀN BÀI

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

  •  
  •  
  •  
  • Em thích màu của lá cây...
  •  
  •  
  •  
  • Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...
  •  
  •  
  •  
  • Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
  •  
  •  
  •  
  • Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
  •  
  •  
  •  
  • Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  •  
  •  
  •  
  • Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: Kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

là biện pháp so sánh có tác dụng làm cho hòn đảo coto thêm sinh động hơn

30 tháng 8 2021

biện pháp tu từ là so sánh 

18 tháng 10 2021

1. Đoạn thơ trích từ văn bản Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương

    Đối tượng biểu cảm: Bánh trôi nước

2. Nội dung: Qua hình ảnh bánh trôi nước để nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải hoàn toàn bị lệ thuộc vào người đàn ông

3. Các cặp từ trái nghĩa:

nổi-chìm

rắn-nát

18 tháng 10 2021

I. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.”

                             (Ngữ văn 7 – Tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1  

a. Cho biết đoạn thơ trên trích từ văn bản nào?biểu cẩm , tự sự , miêu tả  Tác giả là ai?Hồ Xuân Hương

b. Bài thơ cho thấy bà vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của ng phụ nữ VN ngày xưa. Vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ

Câu . Nêu nội dung của bài thơ?

2. Nội dung: Bài thơ vừa miêu tả hình ảnh cái bánh trôi nước vừa trắng, vừa tròn, khi sống thì chìm, chín thì nổi. Dù sao, bánh vẫn giữ chất lượng tốt. Qua phép ẩn dụ, bài thơ còn miêu tả về người phụ nữ xã hội phong kiến xinh đẹp nhưng không tự chủ được bản thân, phải lệ thuộc hoàn toàn vào lễ giáo phong kiến. Bài thơ là một lời tự hào về vẻ đẹp người phụ nữ nhưng cũng là một lời đồng cảm, xót thương cho số phận người phụ nữ..

Câu 3 . Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong bài thơ.

. nổi - chìm

rắn - nát

Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương

18 tháng 10 2021

em ơi có trái bưởi ăn sẻ bị chươỉ