K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2020

Đã đi qua những ngày tết cổ truyền, tôi lại bước chân lên tàu và đi đến một miền đất xa xôi mà tôi đã chọn để học tập, tôi đi xa bà, xa ông, xa bạn bè, đặc biết nhất là xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Tôi chỉ biết khóc tôi thấy đâu đây vị ngọt ngào của nước mắt, chính quê hương đã ban cho tôi giọt nước mắt ngọt ngào đó, Ngày mai, tôi sẽ đi xa nơi đây đến phương trời kia không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần tôi nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn bầu trời xanh kia. Đi! Thật xa gặp những con người mới ở xứ lạ. Tôi sẽ cố gắng học thật tốt dưới mảnh đất xa lạ ấy, quê hương tôi nằm ở đây trong con tim tôi đây này.

+Câu đặc biệt: chữ nghiêng
+Trạng ngữ: chữ vt đậm và nghiêng

                                                                         hihi

ok viết thf viết 3 2 1 bắt đầu

việc cần làm của em là cướp ngaan hàng... Em giơ súmg nói đưa tiềnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn    đây.

hết đủ 100 chữ mà

với cả là một đoạn văn hihi

5 tháng 4 2020

Sách, dù là ở thời đại nào thì vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong trí tuệ của con người, nó là nguồn tri thức bất tận, mở ra tri thức, điều hay, lẽ phải…Vậy nên, “Sách là người bạn lớn của con người”

Sách là kho tàng lưu giữ những kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích luỹ qua hàng nghìn năm, sách có nhiều loại, nhiều đề tài và phản ánh nhiều lĩnh vực phong phú, đa dạng về đời sống. “Sách là người bạn lớn của con người”, câu nói này nhằm nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của sách đối với con người, giúp cho chúng ta vforum.vn tìm ra lời giải cho điều mà bản thân mình thắc mắc, cần làm, cung cấp thêm kiến thức, vốn hiểu biết để con người học tập và dần hoàn thiện bản thân mình.

Vậy tại sao sách lại có một vai trò quan trọng như vậy? Trước hết, sách mang lại cho chúng ta những trải nghiệm phong phú về cảm xúc. Đọc sách giúp con người ta hình thành những tình cảm cao đẹp như biết yêu thương, sẻ chia. Chẳng hạn, thông qua tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, ta cảm thông và xót xa cho số phận của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, bị chà đạp, dồn ép vào bước đường cùng. Hay đọc những trang Kiều, ta không chỉ thấy được bộ mặt xấu xa của thời đại mà còn thống khổ cho thân phận bị vùi dập của Thúy Kiều nói riêng và người phụ nữ trong xã hội xưa nói chung. Vậy nên, sách giúp hướng thiện cho con người, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp.

Sách là những trang giấy vàng, ghi lại lịch sử vàng son của dân tộc ta, đen lại cho chúng ta những hiểu biết về lịch sử. Từ xa xưa, sách là phương tiện để ông cha ta cất giữ, ghi chép lại những sự kiện nổi bật để truyền lại cho con cháu đời sau. Đọc các sách lịch sử, văn học, ta biết nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc, biết được anh cha ta đã kiên cường đứng lên, không ngại đổ máu để, quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước, biết được các thời đại, quá tình phát triển văn hóa của đất nước. Từ đó mà ta biết trân trọng hơn những gì mà ta đang có hôm nay và tiếp bước thế hệ trước, bảo vệ và phát triển dân tộc.

Sách là tấm bản đồ vô tận để ta đi đến những chân trời mới. Con người ta ai mà chẳng mơ ước được đến một nơi nào đó, tuy nhiên đôi khi ta không thể ngay lập tức biến ước mơ đó thành hiện thực do hoàn cảnh, điều kiện. Tuy nhiên, dù không thể tận mắt ngắm nhìn nhưng ta hoàn toàn có thể một phần được trải nghiệm qua sách. Sách cung cấp cho ta những tư liệu, kiến thức phong phú về từng địa danh, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thông qua cả kênh đọc lẫn kênh nhìn. Nó giúp ta hiểu hơn về địa lý tự nhiên và xã hội của một quốc gia, nó giúp bạn được “đi du lịch” miễn phí mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Nó mở ra những khát vọng, những động lực để con người ta cố gắng và đạt được những điều mà mình mong muốn.

“Sách là người bạn lớn của con người”, câu nói này là hoàn toàn đúng đắn, vì nó là “người bạn” giúp con người ta không ngừng được trau dồi, tôi luyện bản thân mình để ngày một hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, sách chỉ là “người bạn” khi ta biết tận dụng, trân trọng ,cũng như sử dụng nó một cách có ích. Cần hình thành cho mình thói quen đọc sách, biết tiếp thu và vận dụng. Bên cạnh đó, ta cũng nên vận động những người xung quanh, những tập thể cùng nhau đọc sách vì đây là một thói quen có lợi không chỉ cho bản thân mà còn lành mạnh đối với một xã hội, thay vì tốn thời gian vào những thú vui vô bổ như chơi game, đua xe,..Ngoài ra, cũng cần biết lựa chọn sách một cách phù hợp, tránh lựa chọn các văn hóa phẩm đồi trụy, những cuốn sách không rõ nhà xuất bản,...

M.Gorki đã từng nói “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người”, và sách -“người bạn lớn” chính là do vậy. Nó không chỉ là một phương pháp học hữu ích mà còn cung cấp thêm cho con người ta vốn hiểu biết sâu rộng để ngày một hòa nhập với xã hội đang dần phát triển hơn hôm nay. 

Tham Khảo

5 tháng 4 2020

VÌ SÁCH NHIỀU HƠN NGƯỜI 

CÓ THÊ STHOOI MÀ CŨNG PHẢI HỎI

5 tháng 4 2020

TỰ LÀM NHA BẠN

11 tháng 4 2020

Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.

Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.

Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".

Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.

Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.

Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.

9 tháng 1 2021

Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi.

Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sỡ. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn béo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.

Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dễ thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.

Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quý giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chững lên rồi này". Thế là tôi nín khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắp sách tới trường, món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẻ cùng nó.

Nhìn thấy nó tôi thấy như được mẹ ở bên, đang nhắc nhở, động viên tôi: "hãy cố gắng lên con, đừng nản lòng, nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy noi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con".

Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.

6 tháng 4 2020

– Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;

– Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

Ví dụ : phần I, trang 45 – 46 SGK.

Các trạng ngữ :

– “Thường thường, vào khoảng đó” (chỉ thời gian)

– “Sáng đậy” (chỉ thời gian)

– “Nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời” (chỉ cách thức)

– “Trên giàn hoa lí” (chỉ nơi chốn)

– “Chỉ độ tám chín giờ sáng” (chỉ thời gian)

– “Trên nền trời trong trong” (chỉ nơi chốn)

– “Về mùa đông” (chỉ thời gian)

Tất cả đều góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác và đoạn văn được mạch lạc.

2. Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu thành những câu riêng.

Ví dụ :

– “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó”.

-> câu có 2 trạng ngữ.

– “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó

-> trạng ngữ 2 được tách ra thành một câu riêng để nhấn mạnh ý của nó (niềm tin tưởng vào tương lai của tiếng Việt).

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Công dụng của trạng ngữ

Trạng ngữ có những công dụng sau:

– Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác;

– Nốì kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc;

– Sử dụng các trạng ngữ hợp lí sẽ làm cho ý tưởng của bài văn được thể hiện cụ thể hơn, biểu cảm hơn, sâu sắc hơn.

1. Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng trong các câu văn trích dẫn ở SGK, trang 45, 46 ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ vì các trạng ngữ:

a) Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm…

– Sáng dậy…

– Trên giàn hoa lí…

– Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong…

b) Về mùa đông…

Có công dụng xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra các sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu được đầy đủ, chính xác.

2. Trong những bài văn nghị luận, phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân — kết quả…). Trạng ngữ có vai trò nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy.

II. Cấu tạo của trạng ngữ

Trạng ngữ có thể là một từ hoặc một cụm từ. Khi là một từ, trạng ngữ có thể là một danh từ, động’ từ hoặc tính từ. Khi trạng ngữ là một cụm từ đó thường là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

– Trạng ngữ là một từ.

Ví dụ:

+ Trạng ngữ là một danh từ:

Con gà tốt mã vì lông

Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men.

(Ca dao)

+ Trạng ngữ là một động từ:

Nếu rán (thì) cá này ngon.

+ Trạng ngữ là một tính từ:

Họ, tuy nghèo, nhưng rất tốt bụng.

– Trạng ngữ là một cụm từ:

Ví dụ:

+ Trạng ngữ là một cụm danh từ:

Về mùa đông, lá bàng đỏ như là màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

+ Trạng ngữ là một cụm động từ:

Nhìn từ xa, con đường trắng leo lên ngoằn ngoèo.

(Nguyễn Đình Thi)

+ Trạng ngữ là một cụm tính từ:

Xa xa nẻo trong đình, một hồi mõ cá thật dài (…)

(Ngô Tất Tô)

Trạng ngữ thường được bắt đầu bằng một quan hệ từ. Mỗi loại trạng ngữ có một số quan hệ từ điển hình:

– Trạng ngữ chỉ thời gian: vào, trong, lúc…

Ví dụ:

Trong một tháng nghỉ phép ở nhà, anh đã đem ra thi thố cái tài vặt ấy của người đàn ông.

(Nguyễn Minh Châu)

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn: ở, tại, trên, ngoài, sau,’trước…

Ví dụ:

+ Ở bãi trú quản, mọi người đã nằm gọn trên võng.

(Dương Thị Xuân Quý)

+ Trên những chùm lá cao tít, hồng bây lá non, hoa ngoi lên, ngầu ngầu một sắc nắng nhẹ như phấn thông vàng.

Saụ Tết, tự dưng hai người xa lánh nhau.

(Ma Văn Kháng)

 – Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: vì, tại, do, bởi…

Vì chuôm cho cá bén đăng

Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò.

(Ca dao)

– Trạng ngữ chỉ mục đích: để, nhằm, vi…

+ Để mở rộng việc tuyên truyền, (…) ông Nguyễn và những đồng chí của ông ra tờ báo Người cùng khố.

(Trần Dân Tiên)

+ Vì Tổ quốc, vì xã hội chủ nghĩa, thanh niên anh dũng tiến lên!

– Trạng ngữ chỉ phương tiện: bằng, với…

Hồ Chủ tịch, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử.

(Võ Nguyên Giáp)

– Trạng ngữ chỉ cách thức: với, một cách…

Với một phương pháp học tập khoa học, Lan đã đạt giải nhất môn Văn.

– Tách trạng ngữ thành câu riêng

Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng.

Ví dụ:

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

(Hàn Mặc Tử)

Chúc bn hok tốt!!