thuyet minh ve cay hoa sen
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vô duyên!
Nhưng lúc đầu mặc cảm thấy khó chịu rôi dần dần ms quen!
Lên sau đừng đg linh tinh nữa nhé!
Ba mẹ tôi có tất cả ba người con và tôi là con gái đầu lòng. Tôi không giống ba, cũng không giống cả mẹ nhưng tôi được thừa hưởng tính cách cố chấp từ ba và nhẫn nại từ mẹ.
Tôi được sinh ra trong hoàn cảnh khá chật vật. Gia đình bên ngoại thì nghèo khó nhưng là một gia đình có tiếng về gia giáo. Bên nội tuy khá giả nhưng có quan niệm cho con tự lập sớm.Thuở mới lấy nhau, ba mẹ tôi chưa có của ăn của để như bây giờ. Cuộc sống khá vất vả. Bố tôi cả ngày đi làm, về tới nhà là đã mệt nhoài. Mẹ tôi cũng chẳng hơn. Vừa đi làm vừa phải làm dâu, cuộc sống khó khăn trăm bề. Bên nội tôi gốc Hoa nên có những quy định khắt khe mà những ai làm dâu người Hoa mới hiểu hết. Lúc ấy,cả một đại gia đình con, dâu đều ở chung một nhà. Lúc ấy tôi còn nhỏ nhưng cũng phần nào hiểu được những nhọc nhằn khổ cực mà mẹ tôi đã trải qua.
Hàng ngày, mẹ tôi đến hãng từ năm giờ sáng và làm suốt đến bốn giờ chiều. Về đến nhà lại tiếp tục quần quật với công việc gia đình. Mặc dù ông bà tôi có nhiều nàng dâu, mỗi người luân phiên làm việc nhà nhưng cũng không tránh khỏi những đụng chạm hằng ngày. Gia đình tôi có thói quen ăn cơm chiều vào lúc năm giờ, cũng là lúc mọi người vừa đi làm về. Mẹ tôi có bệnh đau dạ dày nên hồi chưa lập gia đình, mẹ ở nhà thường dùng cơm sớm lúc bốn giờ chiều. Nhưng khi về nhà chồng, theo hủ tục của người Hoa con dâu không được ăn chung với mọi người. Mẹ tôi phải đứng bên cạnh ông bà để chờ bới cơm, rót nước, lấy tăm… Đến khi mẹ tôi cầm được chén cơm thì thân thể đã mệt mỏi rã rời. Nhiều lúc mẹ cầm chén cơm mà lặng lẽ khóc thầm. Đã vậy còn phải gánh chịu những lời nặng nhẹ của các cô em chồng. Thế mà mẹ tôi vẫn không than vãn một lời với bố tôi. Vì mẹ biết rằng bố tôi cũng đã vất vả nhiều.
Đến khi mang thai tôi thì mẹ tôi lại càng cực nhọc hơn. Mặc dù thai nghén nhưng mẹ vẫn phải tuân thủ theo quy định giờ giấc bên chồng, vẫn phải làm việc nhà không ngơi nghỉ. Cho nên mẹ tôi ngày càng trở nên gầy gò, xanh xao. Có những lúc mẹ bị cơn đau dạ dày hành hạ ,chịu không nổi, mẹ phải lén qua nhà ngoại ăn nhờ. Nhiều khi tủi thân mà mẹ chẳng biết than khóc với ai!“ Xuất giá tòng phu” mà, biết làm sao được.
Tôi cất tiếng khóc chào đời với tất cả niềm hi vọng của mẹ. Mẹ sẵng sàng chịu nhục vì những lời xúc xiểm, nặng nhẹ của bên chồng chỉ vì ba tôi và tôi. Mẹ tôi là thế đấy. Chỉ gánh vác một mình, chẳng bao giờ hé một lời than với ai.
Rồi tôi được mấy tháng tuổi, người tôi rất yếu. Năm ấy, tôi suýt chết vì một trận bệnh. Ông bà nội tôi kiên quyết không cho đem vào bệnh viện. Tôi được đưa đến bác sĩ tư nhưng vẫn không hết. Nhìn tôi nằm thiêm thiếp mà mẹ tôi ứa nước mắt. Sau cùng, vì quá thương con mẹ tôi bất chấp tất tả đưa tôi vào bệnh viện. Tôi nằm trong phòng hồi sức năm ngày là năm ngày mẹ tôi sống trong thấp thỏm, lo âu. Rồi tôi hồi phục, mẹ tôi càng trở nên xanh xao hơn…
Tôi lớn lên trong nhọc nhằn tủi nhục của mẹ, nỗi vất vả của ba. Và rồi sự chịu khó của ba tôi cũng được đền đáp. Ba tôi đã thành công trong ngành giấy. Ông bắt đầu dọn ra riêng. Tưởng rằng mẹ tôi sẽ có những ngày thư thả. Nhưng, ba tôi càng thành công bao nhiêu, mẹ tôi lại càng vất vả bấy nhiêu. Việc nội trợ vừa lo xong thì chuyển sang phụ giải quyết việc của công ty… Trong khi mẹ vất vả như thế, các chú tôi lại bắt đầu sanh tật, ham chơi cờ bạc,rượu chè, rồi thiếu nợ, phải vay mượn, cầm cố đồ đạc. Ba tôi phải gánh vác, trả thay cho em. Thấy vậy, nhiều lần mẹ tôi cất tiếng khuyên can, chẳng những không nghe, họ còn lớn tiếng nhục mạ và tỏ thái độ coi thường mẹ. Nhiều lần tôi hỏi mẹ tôi : “ Mẹ có ghét bên nội con không ?”. Mẹ tôi ngậm ngùi :” Tủi lắm con à. Nhưng nào có ai hiểu cho mình”…
Năm tôi tám tuổi, em thứ hai tôi chào đời, sự nghiệp của ba tôi càng phát triển, mẹ tôi có phần nhẹ nhàng hơn. Đứa em tôi được xem như châu báu. Tôi bắt đầu có những ý nghĩ ganh ghét em mình. Tôi trở nên lười học, ham chơi nên từ hạng nhất tôi rớt xuống hạng tư. Rồi lần đầu tiên trong đời tôi dám đánh bạn mình. Cứ nghĩ mẹ tôi sẽ trừng phạt vì những gì tôi gây ra. Nhưng không, mẹ tôi chỉ lặng lẽ nhìn tôi, rồi mẹ kể cho tôi nghe về cuộc đời mẹ : “ … Mẹ gian khổ nhiều chỉ muốn con cái hạnh phúc. Không mong gì con trả ơn chỉ mong con có thể tự làm chính bản thân con hạnh phúc là mẹ cũng hạnh phúc rồi”. Thật ra, lúc ấy tôi chẳng hiểu hết những điều mẹ nói, nhưng nhìn những giọt nước mắt của mẹ, tôi đã tự nhủ thầm không để mẹ phải buồn khổ vì mình. Và tôi đã thay đổi nhiều từ dạo đó.
Đức em út tôi ra đời trong niềm vui của cả gia đình, một bé trai thật bụ bẫm. Với vai trò chị cả, tôi phải gánh vác trách nhiệm làm gương. Nhiều lúc tôi cảm thấy buồn vì ba mẹ tôi dần xa tôi để lo công việc kinh doanh và chăm sóc hai đứa em nhiều hơn. Những xung đột giữa ba và mẹ xảy ra thường xuyên hơn…Tôi trở nên lặng lẽ và xa cách mẹ. Khỏang cách ấy ngày càng xa hơn, rộng hơn. Tôi không còn muốn tâm sự với mẹ, đi học về là tôi rút vào phòng nghe nhạc, học bài. Cho đến một ngày… một ngày tôi chợt nhận ra tóc mẹ tôi đã có quá nhiều sợi bạc. Mẹ tôi già đi nhiều quá! Trời ơi, tôi mới thảng thốt chợt nhớ rằng chỉ còn ba tháng nữa là mình không còn ở bên mẹ nữa, không còn được mẹ tận tay chăm sóc như ngày nào, không được ăn những món ăn quen thuộc do mẹ nấu. Tôi phải bắt đầu cuộc sống tự lập nơi đất nước Anh xa xôi, cô độc không một người thân. Lúc này tôi mới nhận ra rằng mẹ tôi đã hy sinh cho tôi quá nhiều, và tôi cảm thấy mình có lỗi với mẹ . Tôi tự trách mình tại sao từ trước đến giờ tôi không nói một lời xin lỗi mẹ, dù chỉ một lần? Mẹ tôi có nói : “ Nếu con đi mẹ sẽ không khóc” nhưng tôi biết rằng khi tôi đi rồi thì những dòng nước mắt của mẹ lại tuôn rơi như ngày nào còn làm dâu ở nhà nội …
Mẹ tôi là thế đấy. Nếu có ai hỏi về mẹ, tôi sẽ hãnh diện trả lời rằng : Mẹ …
…là người bạn đầu tiên của tôi
…là người cho tôi tình yêu trọn vẹn và tinh khiết mà tôi sẽ không bao giờ nhận được từ ai khác
…là người thầy đầu tiên của con
…là người nhất quyết bảo rằng con đẹp biết bao dẫu rằng con chẳng bằng ai
…là người dẫn dắt tôi nhìn ra thế giới.
…là người luôn yêu thương tôi và yêu vô điều kiện
…là mẫu người tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi
…là người sẵn sàng hy sinh và thứ tha tất cả
…là người không bao giờ đói khi tôi chưa no
…là người không bao giờ ấm khi tôi đang lạnh
…là người không ai có thế thay thế được
…là người …
Và bây giờ tôi chỉ muốn nói với mẹ tôi rằng :
“Nhớ năm nào con cũng tặng mẹ một món quà nhân ngày 8-3 nhưng năm nay con không có gì tặng mẹ cả vì con biết rằng những món quà mà con đem tặng ấy không phải do chính con tạo ra, con biết rằng chính con mới là món quà quý nhất của mẹ.
Tôi rất yêu quý mẹ, tôi xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dạng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.
Từ hồi nhỏ tôi đã có một người bạn. Cô bạn ấy tên là Tâm, là người bạn thân thiết của tôi từ hồi mầu giáo. Tôi rất trân trọng cô ấy và Tâm là người luôn sống mãi trong lòng tôi cho đến tận bây giờ.
Hồi xưa, lần đầu tiên tôi bước chân vào mẫu giáo. Cảm giác lạ lẫm và sợ hãi bao phủ tâm trí tôi, tôi khóc rất nhiều khi giữ mẹ lại, và rồi mẹ cũng về. Tôi buồn hiu ngồi thu lu trong lớp. Lớp học náo nhiệt, cô và các bạn chơi chung với nhau, không ai cho tôi chơi cùng cả, mà thậm chí tôi còn bị ăn hiếp, sắp khóc, một cô bạn tóc xoăn bỗng chạy lại mời tôi chơi đồ hàng. Không hiểu tại sao tôi lại gật đầu đồng ý, và thế là cả buổi chơi tôi bị bạn ấy xoay như chong chóng, lúc đó tôi giận lắm. Lúc phải lấy cái này, lúc phải lấy cái kia làm tôi giận dỗi bỏ đi. Sự việc chưa kết thúc, lúc ngủ trưa, khi mọi người đã ngủ say và tôi cũng vậy thì một bàn tay đập vào mặt tôi. Trong lúc tôi chưa tỉnh thì bàn tay ấy nắm kéo tôi ra ngoài sân và tạt nước vào mặt tôi. Thì ra là bạn lúc nãy, hỏi ra mới biết bạn ấy tên Tâm. Cả trưa bị Tâm dụ dỗ ra ngoài sân chơi cho đến khi bị cô giáo bắt và mắng cho trận te tua. Vậy mà trong khi tôi khóc lên khóc xuống còn Tâm thì cười sặc sụa, thế là tôi bỏ đi sau khi mắng bạn một trận. Thế nhưng, hôm sau bạn lại đem một cái kẹp đến xin lỗi tôi. Thật tình, từ trước đến giờ tôi mới thấy Tâm khóc, mà khóc chỉ vì chuyện nhỏ này thì thật là lạ. Nhưng vì không muốn bị cô la nên tôi phải nhận cho bạn đỡ khóc. Từ đó Tâm cư xử khác hẳn đi nên chúng tôi đã thân với nhau hơn.
Không lâu sau đó, trường có tổ chức đi chơi dã ngoại, mải chơi tôi bị đập đầu khi chơi cầu tuột. Tâm là người đã chăm sóc cho tôi suốt. Đầu tôi bị nứt một đường rõ to nên đau lắm. Và khi tôi đã khỏi bệnh thì không thấy Tâm nữa. Cô báo Tâm phải theo bố mẹ ra nước ngoài sinh sống. Khi đó tôi đã khóc rất nhiều.
Cho đến bây giờ không gặp nhau nữa nhưng tôi đã thật sự trân trọng quãng thời gian bên cạnh Tâm. Cho dù sau này không gặp lại Tâm nhưng hình ảnh của bạn vẫn sẽ còn mãi trong lòng tôi !
a,Thanh minh thời tiết vũ phân phân,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu?
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.
Thanh Minh mưa rơi nhẹ
Khách đi đường buồn thiu
Quán rượu phương nào tới ?
Trẻ chỉ Hoa Hạnh kia .
b,
“Bạch nhật mạc nhàn quá
Thanh xuân bất tái lai
Song tiền cần khổ học
Mã thượng cẩm y hồi”.
Nắng vào thì đừng bỏ
Xuân đâu đến vòng vo
Cạnh cửa, người gắng học
Vinh quy, ngày gần kề
( chú ý : thơ mình tự dịch )
bài a thì thừa : thanh minh , thượng lộ , tá vấn , mục đồng
b thiếu :
khuyến quân bạch mạc nhàn quá : khuyên anh đừng để ngày xanh trôi nhat nhẽo
thương thiếp thanh xuân bất tái lai : thương em ngày xuân không trở lại
tự cổ song tiền cần khổ học : từ xưa bên song cửa cần khổ học
cẩm bào mã thượng kỷ nhân hồi ; đã mấy ai có áo bào cưới ngụa trở về
a,Hôm qua,nó ko thể ko ở nhà.
b,Trong h hok,nó ko thể ko trật tự.
P/s:ko chắc đúng vì nghĩa cs chút thay đổi
Nếu ai hỏi tôi: Tình cảm nào thiêng liêng cao đẹp nhất? Tôi xin trả lời là tình mẫu tử! Nếu ai hỏi tôi: Nhà văn Việt Nam nào viết về tình mẫu tử đẹp nhất? Tôi xin trả lời là Nguyên Hồng! Có phải chăng vì Nguyên Hồng là một người con thương mẹ tha thiết, nên ông đã nổi tiếng khi viết về mẫu thân mình? Vâng, chính tác phẩm Những ngày thơ ấu được Nguyên Hồng viết khi vừa tròn mười tám tuổi, đã đưa ông bước vào làng văn một cách chững chạc và vững chắc. Tác phẩm chính là một tập hồi kí về cuộc đời đầy đau khổ, sóng gió của nhà văn.
Sau đây, chúng ta chủ yếu đi vào đoạn trích "Trong lòng mẹ để phân tích nhân vật "bé Hồng". Bằng cách dẫn truyện tài tình, tác giả đưa ta đến với gia đình bé Hồng, một gia đình khá giả nhưng bất hạnh. Bằng chứng là vào ngày sinh của chú bé, rất nhiều vị có máu mặt đến chúc mừng. Đồ lễ, đồ mừng chật ních cả nhà. Tưởng rằng bé Hồng sẽ mãi sống trong cảnh giàu sang, sung sướng, nhưng đâu ngờ cuộc đời em chìm ngập trong đau thương, khổ ải. Có lẽ bất hạnh lớn nhất đối với Hồng là việc cha mẹ em lấy nhau chỉ vì ép buộc, không có hạnh phúc. "Sự trái ngược cay đắng đó tôi đã hiểu rõ rệt và thấm thía ngay từ năm tôi lên bảy, lên tám". Chính em cũng phải nói thế là gì! Còn cay đắng, xót xa nào hơn khi biết :người mẹ thỉnh thoảng lại mỉm cười êm ấm, dịu dàng", nhưng trong lòng thì "luôn luôn giá buốt, đau đớn, phiền muộn". Trong máu nhà thơ ấu của bé Hồng, tình cảm gia đình đã có cái gì đó gượng ép, cha mẹ sống với nhau mà như không có tình cảm, tất cả là vì đứa con chung, chính là Hồng. Và cũng ngay từ bé, Hồng đã nghe những lời đồn không mấy tốt đẹp về mẹ. Vì thế, trong suốt một thời gian dài, Hồng phải sống trong sự dằn vặt, phân vâ, không biết ai đúng, ai sai. Rồi khi gia cảnh sa sút vì cái bàn đèn của bố Hồng, gia đình đã quyết định bán nhà. Tuy rằng đó là một sự mất mát lớn, nhưng Hồng là một chú bé rất giàu tình cảm. Những lời nói ngây thơ của em: Để con đi học rồi con xây lại nhà cho bà đã phần nào giảm bớt không khí nặng nề, u ám đang bao trùm lên gia đình Hồng. Mẹ thì buôn bán thua lỗ, thầy thì nghiện thuốc phiện, ngày ngày phải sống ăn bám vào vợ. Vậy đấy! Cái cuộc sống tưởng như sung sướng, nhàn hạ của Hồng, giờ trở nên nghèo túng, thiếu thốn. Mà không những em thiếu thốn về mặt sinh hoạt, vui chơi mà em còn thiếu một gia đình ấm cúng, thực sự tở thành chỗ dựa vững chắc cho tuổi ấu thơ của em. Người cha, chỗ dựa của cả gia đình, nay lại nghiện ngập, hút sách, sống ăn bám, đến nỗi phải cướp tiền của Hồng để mua thuốc hút! Thử hỏi rằng ai mà không xấu hổ, đau đớn khi có một người chồng, một người cha như vậy? Cuối cùng, thì cha Hồng, cả đời sống tối tắm, u uất, đã chết trong nghèo nàn, nghiện ngập.
Mẹ Hồng bao lâu khao khát yêu thương, đã phải chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không lối thoát, nay đã vùng lên, thoát khỏi sự cổ hủ của phong kiến đè nặng lên cuộc đời mình. Bà đi vào Thanh Hóa, bỏ lại bé Hồng bơ vơ, côi cút giữa sự ghẻ lạnh của những ngời họ hàng giàu có. Hồng phải chịu đựng những lời cay nghiệt, xấu xa từ phía họ nội giàu có. Hoàn cảnh làm em phải trở thành đứa trẻ lêu lổng, đói rách, luôn khao khát cuộc sống, một tình yêu thương đích thực. Thế mà cái mong muốn giản đơn ấy mãi mãi không thực hiện được. Đối với Hồng, cái cảnh của nhà thờ đêm Nô – en không có chỗ cho em, cho những con chiên bé nhỏ tìm sự che chở, ban phước của Chúa, mà chỉ dành cho những ông Tây, bà Đầm, những chức dịch, những kẻ quyền quý, khệnh khạng và bệ vệ. Khó khăn lắm em mới len được vào, để có thể nhìn thấy bàn thờ. Rõ ràng cái xã hội thối tha bẩn thỉu ấy không phải là chỗ đứng của em. Nhưng biết làm sao được! Chúa đã ấn định cho cuộc đời Hồng một vực thẳm tăm tối, vô đáy. Cái vự thẳm ấy sẵn sàng nhấn chìm em, nếu em có một phút lỡ làng, quên đi bản chất hồn nhiên, ngây thơ, chân thật của mình.
Tình thương và hình ảnh của mẹ luôn ngời sáng trong tâm trí Hồng. Mặc dù sống hoàn cảnh như vậy, nhưng tâm hồn Hồng vẫn cứ là vì sao lấp lánh giữ bầu trời thăm thẳm. Trong tâm tư của em vẫn tồn tại hình ảnh một người cha dịu dàng, ngọt ngào; một người mẹ chỉ vì sợ hãi những thành kiến cổ hủ mà xa lìa các con, nhưng tình thương và hình ảnh của mẹ luôn ngời sáng trong tâm trí Hồng. Chính cuộc nói chuyện giữa Hồng, ngay cả chúng ta cũng phải công nhận rằng Hồng rất thông minh, tinh ý. Bởi với một đứa trẻ, một năm không được gặp mẹ, không nhận được một lá thư, một lời thăm hỏi âu yếm, không xin được mẹ một đồng quà thì khi bắt gặp câu hỏi (của người cô) có muốn vào chơi với mẹ hay không? Với tâm lý ngây thơ, trong sáng sẽ trả lời ngay là có, nhưng chợt nhận ra những điều không tốt đẹp trong câu nói ấy nên mới phản bác lại ý muốn dồn nén trong lòng từ bấy lâu nay của mình. Để có được cái chợt ấy quả là một quá trình quan sát lâu dài, được hình thành từ những việc xảy ra trong cuộc sống mà em quan sát và tiếp thu được. Những động cơ xấu, như lời bà cô, đã làm mất đi phần nào tính ngây thơ trong Hồng, để đến nỗi mỗi lời nói, mỗi hành động của em đều được cân nhắc, suy nghĩ kĩ càng. Trong em, sự độc ác của bà cô đã cho em một bài học về cách tính tốn của người lớn, đã biến em thành một người khôn ngoan, "phòng thù kẻ xấu" đã trở thành bản năng tự vệ, và vũ khí duy nhất của em, để bảo vệ cho danh dự của người mẹ thân yêu. Bởi ở cái xã hội của em, mọi người hầu như đều giả dối, ác độc. Đáng thương biết bao! Và tiếng cười của em khi trả lời bà cô: "Cháu không muốn vào" như gây cho người đọc cảm giác dường như Hồng không chú ý, không buồn bã khi phải xa mẹ. Mặc đù trả lời như vậy nhưng chắc rằng lúc bấy giờ, trong lòng Hồng, hình ảnh và những tình cảm yêu thương mặn nồng đối với mẹ đang trào dâng nghẹn ngào.
Tất cả diễn biến tâm trạng của Hồng đều trái ngược với lời nói, hành động của em. Điều đó chẳng lẽ không phải là một nỗi đau thầm kín nhưng sâu sắc, giằng xé tâm hồn em hay sao? Đặc biệt tâm trí của bé Hồng cũng được nhà văn miêu tả theo mức độ tăng dần. Lúc đầu Hồng còn cười sau đó "lòng em thắt kaij, khóe mắt đã cay cay". Chúng ta càng hiểu rõ và căm ghét bà cô độc ác bao nhiêu, thì tình thương yêu, cảm thông dành cho bé Hồng lại càng mãnh liệt, đậm đà bấy nhiêu. Vết thương lòng trong em đã không được hàn gắn, nay lại bị người khác khoét sâu thêm nên Hồng cảm thấy lòng mình thoắt lại, quặn đau. Nếu trước kia em cố làm ra vẻ tỉnh táo thì nay không thể kìm nén được nữa. Em trở về đúng tâm trạng của mình: đau đớn, khi thấy cô nói xấu, xúc xiểm người mẹ mà em hằng tôn quý. Sự đau đớn đó lại càng lên tới cột đỉnh khi Hồng nghe cô nói mẹ mình sắp sinh em bé, và Hồng đã chỉ: "cười dài trong tiếng khóc". Nhưng Hồng đâu trách mẹ, dù mẹ chưa đoạn tang cha mà đã chữa đẻ với người khác. Chính bởi em cũng hiểu cuộc hôn nhân của cha mẹ hoàn toàn bị ép buộc không có hạnh phúc. Cho nên việc mẹ xây dựng hành phúc với người khác, chẳng qua vì mẹ cố tìm lại thời thanh xuân mà mình đã đánh mất, đã chôn vùi dưới nấm mồ thời gian mà thôi.
Nhà văn miêu tả rất thành công điệu cười của Hồng: "cười dài trong tiếng khóc". Cái tiếng cười ấy chứa đựng biết bao hàm ý. Trước hết dó là một tiếng cười chua xót, tủi phận khi không có một gia đình như ai. Sau nữa là tiếng cười căm giận, mỉa mai. Trong cuộc nói chuyện ấy, cuối cùng là hình ảnh bé Hồng với cổ họng nghẹn ứ, khóc không còn ra tiếng. Có lẽ lúc ấy do quá đau đớn nên Hồng mới trở nên yếu đuối, quỵ gục về thể các. Nhưng trong tâm hồn em, tình thương đối với mẹ vẫn là vô biên. Nhà văn viết: giá những cổ tục đã đầy đọc mẹ tôi ấy là một vật như hòn đá, cục thủy tinh hay mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy, nhét vào miệng, nghiến cho kì vụn như cám mới thôi. Phải! Em vẫn còn đủ sức để nghiền nát, để xóa bỏ những gì đã đày đọa mẹ em khổ cực. Chi tiết này chứng tỏ tình cảm của Hồng đối với mẹ thật bao la, vô bờ bến.
Nếu trong cuộc nói chuyện với bà cô, Hồng đã phải đau đớn, giằng xé bao nhiêu thì nay em lại được đền bù bấy nhiêu. Đó là sự trở về của mẹ Hồng. Bằng những trực giác hết sức tinh tế nhạy bén của mình, thêm vào đó là tình cảm nồng nàn Hồng dành cho mẹ, em đã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ mình. Nhưng do quá sung sướng, bất ngờ nên Hồng nghĩ mình đã lầm. Vậy nhưng em vẫn cất tiếng gọi một cách bối rối: "Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!"
Đến đây, ngay cả người đọc cũng hồi hộp và mừng thầm thay cho em. Nếu ngời đó là mẹ Hồng thì em đã được đền bù thích đáng sau bao ngày sống khốn khổ, bơ vơ. Nhưng nếu em nhầm lẫn thì "khác nào người bộ hành đi giữa sa mạc mênh mông hì bắt gặp ảo ảnh của bóng râm và dòng suối". May mắn thay đó chính là mẹ. Hình ảnh em hồng hộc chạy theo xe tay, đến nơi thì khóc lên nức nở chứng tỏ em rất nhạy cảm. Em tủi thân lắm nén tiếng khóc nghẹn ngào mới bật ra khi gặp mẹ. Đồng thời đó còn là tiếng khóc sung sướng, vỡ òa ra. Và khi nhà văn nói lên tâm trạng của em: Nhận ra mẹ không còm cõi xơ xác quá như lời cô nói, chúng ta mới vỡ lẽ rằng dù sao Hồng vẫn còn là một đứa trẻ. Em bảo vệ, bênh vực mẹ là thế, nhưng em vẫn chịu ảnh hưởng của lời nói độc địa từ bà cô. Niềm sung sướng choáng ngợp tâm trí nên em có thể quên ngay những lời đồn đại xấu xa về mẹ. Từ những cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm "trong lòng mẹ", nhà văn nêu lên nhận xét khái quát và đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: "Phải bé lại và để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng". Lúc nỗi nhớ, niềm thương, nỗi uất ức lâu ngày bị dồn nén, bỗng đột ngột được giải tỏa, bé Hồng òa lên khóc rồi cứ thể nức nở..."Hồng lúc ấy chỉ là một chú bé con, trở về trong lòng người mẹ yêu dấu, rất thơ ngây và trong trắng. Em thực sự phải được hưởng niềm hạnh phúc to lớn lao ấy bởi con người, tâm hồn em đích thực là một vì sao lạc lõng, nhỏ bé nhưng sáng chói giữa bầu trờ bao la.
Qua toàn bộ tác phẩm, nhất là ở chương IV, chúng ta có thể học tập được rất nhiều đức tính ở bé Hồng. Mặc dầu lớn len trong một hoàn cảnh rất khắc nghiệt nhưng Hồng vẫn đấu tranh cho cuộc sống của mình, đấu tranh cho những gì mà mình thấy là lẽ phải, hợp đạo lí. Chắc chắn sau này hình ảnh cậu bé đáng yêu và đáng thương này mãi ngời sáng trong tâm hồn chúng ta.
Qua miêu tả của nhà văn, ta cảm nhận được một thế giới tâm hồn phong phú, đạo làm con ngời sáng của chú bé Nguyên Hồng. Tình mẫu từ trong trái tim cậu bé như viên kim cương tỏa sáng, như ngọn đuốc soi đường cho chú bé, sưởi ấm hai mẹ con, sưởi ấm boa trái tim người đọc trong những đêm tối đâu thương cuối thế kỉ XX, và mãi mãi là bài ca bất hủ về tình mẫu từ thiêng liêng bất diệt!
anhxtanh có 2 vợ
Vợ cả là Milêva, bạn cùng Đại Học
Vợ hai là Ensa
Anhxtanh có 4 con, 2 con trai của vợ cả và 2 đứa con gái của vợ hai ( vợ hai là góa phụ đã có 2 con gái)
THAM KHẢO NHÉ~~
Đất nước tôi thân thương với những làng quê trù phú. Về những vùng quê Bắc Bộ, ai có thể quên đc người nông dân chất phác, làng xóm thân tình?Một cách tự nhiên, lg` yêu quê hương đất nước đã đc khẽ gài trong mỗi người: bờ tre xanh mát, gốc đa đầu làng, đồng lúa chín thơm dập dờn như hòa nhịp theo cánh cò lả,… Làng quê VN còn đặc trưng với 1 loài cây, hoa: đó là hoa sen – loài hoa mộc mạc, thuần khiết.
Một sự thật mà tôi dường như đã nhận thấy từ khi mới biết đến khái niệm quê – hương: tôi yêu sen. Hsen có vẻ đẹp giản dị, càng ngắm càng thấy dân dã: tấm áo đào phớt ôm áp nhị hoa vàng tươi, tỏa hương ngan ngát. Hoa tươi thắm rực rỡ trên nền lá xanh mướt như những chiếc mũ tai bèo phơi phới trong từng làn gió đãm những giọt nắng vàng hoe.
Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa. Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, đặc biệt ở vùng Đồng Tháp Mười:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Người Việt đã cảm nhận được ý hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần vươn dậy trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần cư trần bất nhiễm trần, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Cảm hứng từ mộng là loại tâm lý nghệ thuật của các dân tộc phương Đông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với một cột một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ..
Không chỉ vậy, hoa sen còn gắn bó và hiện diện trong đời sống hàng ngày của người dân Việt: Tâm sen dùng để ướp thuốc, hương sen dùng để ướp chè, ngó sen dùng để làm món ăn, lá sen cũng dùng để gói bánh, gói cốm và nó mang lại mùi thơm đặc biệt.
Cảm nhận được vẻ đẹp tinh tuý và ý nghĩa thanh cao của hoa sen nên từ cánh đồng nơi thôn dã, từ trong đời sống dân gian, ẩn sâu trong tiềm thức của người dân Việt, hoa sen đã trở thành hình ảnh Việt Nam trên bầu trời cao. Hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airline) đã chính thức chọn biểu tượng bông sen vàng sáu cánh để kết nối Việt Nam với các nước khác trong thiên niên kỷ này.
Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.
Trog đầm gì đẹp bằg sen
Lá xanh bôg trắg lại chen nhị vàg
Nhị vàg, bôg trắg, lá xanh
Gần bùn mà chẳg hôi tanh mùi bùn.
Là người Việt Nam, hẳn ai cũg biết về bài ca dao trên và loài hoa đc nhắc tới trog bài chính là sen – loài hoa mộc mạc, giản dị và thanh khiết.
Cây hoa sen ở nước ta thuộc họ sen có giống màu hồng hoặc đỏ. Còn một loại giống sen cả thân, lá, hoa đều nhỏ gọi là sen tịch thượng (nghĩa là: ngồi trên) vì nó thường được trồng vào chậu nước hay bể cạn. Ngoài ra ở các nước khác như Ấn Độ và Bắc Mĩ còn có giống hoa sen màu vàng.
Sen gồm năm phần chính: củ sen, ngó sen, cuốg sen, lá sen và búp sen. Củ sen từ các đốt nối vs nhau tạo thành và có màu trắg. Ngó sen có hình tròn, to cỡ ngón tay, cũg màu trắg và dài khỏag vài chục phân. Cuốg sen hình tròn, bên trog rỗg, màu xanh hơi nâu và có gai li ti mọc bao bọc quanh thân. Sen có lá hình tròn, lòng lá hơi sâu, diềm lá nhúm. Búp sen có màu xanh lục, hình bầu dục. Khi nở, hoa sen màu hồng thắm, xen chút màu trắg. Nhị và nhụy sen màu vàg nằm trog búp tỏa hương thơm ngát.
Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Chùa có hình dáng của hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn dơ.
Hoa sen là một loài hoa đẹp, cao quí, còn có rất nhiều lợi ích gắn bó với con người Việt Nam, nên đc rất nhiều ưa chuộg. Vì vậy, cứ nghĩ đến làng quê Việt Nam, chúng ta sẽ nhớ đến ngay hình ảnh bôg sen nổi trên mặt bùn, tỏa hươg thơm ngát.
Cây sen như sự tượng trưng về độ thanh khiết và cao quý của nó trong đất nước và con người Viết Nam. Với chủ đề thuyết minh về cây hoa sen thì không biết bao nhiều thi sĩ đã tốn hết giấy mực để ca ngợi loài cây này. Với những cảm nhận, cảm nghĩ, góc nhìn khác nhau lại cho ta thấy được một vẻ đẹp riêng về cây hoa sen mà không phải ai có thể cảm nhận được. Vì thế có thể quá một số bài viết trên đôi lúc ta lại có cho mình được một cái nhìn mới hơn, hay hơn và toàn diện hơn về cây hoa sen và cho ra đời một bài viết, một tác phẩm về chủ đề thuyết minh về cây hoa sen thật hay và để đời thì sao
học tốt nhé