K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2018
 

                                                                                      Bài làm:

1. Mở bài:
(Đây chỉ là một cách)
– Nửa đầu thế kỉ XX, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp => nhiều bài thơ hay về tự do, về tinh thần đấu tranh ra đời, trong đó có Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.
– Nhận xét về hai bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài thơ lại hoàn toàn khác nhau”.

2. Thân bài:

2.1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.

a. Bài thơ “Nhớ rừng”
– Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.
+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do.
Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.
+ Con hổ “nhớ rừng” – nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” – ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy.
Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do => nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do => nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.
KL: Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.

b. Bài thơ “Khi con tu hú”
– Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.
– Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và có sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
“Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ _ thơ ông là thứ thơ trữ tình – chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.

2.2. Sự khác nhau trong thái độ đấu tranh cho tự do ở hai bài thơ
Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.

* Nhớ rừng: con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước.
– “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua …”
= > Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
– Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó = > cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn.
+ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa”

+ “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
* Khi con tu hú: Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do.
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
= > Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây ngọt chín, tiếng chim tu hú, chim chóc, …
= > hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.

• Lí giải nguyên nhân khác nhau:

+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …
Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”

 

3. Kết bài:
– Khẳng định đây là hai bài thơ hay, thể hiện tinh thần yêu nước của một thế hệ thanh niên trí thức hồi bấy giờ.
– Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ lãng mạn và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ.

6 tháng 6 2018

 bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú  để thể hiện qua nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng đòng thời gợi nên khát vọng tự do của dân mất nước thuở ấy

bài thơ  Khi con tu hú diễn tả sự khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng . Tiếng tu hú cuối bài là tiếng gọi tự do 

5 tháng 6 2018

chính 

5 tháng 6 2018

Là từ chính .

Con người từ khi sinh ra đã có một sự thông minh vượt bậc so với các loài động vật khác. Bởi thế mà họ đã sáng tạo ra nhiều thứ để nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình. Một trong những phát minh có tính ứng dụng cao của con người chính là những vật dụng thiết yếu hàng ngày. Trong đó có chiếc kính đeo mắt.

Chiếc kính đầu tiên được ra đời ở Ý vào năm 1920. Chiếc kính thô sơ nhất ban đầu chỉ gồm hai mắt kính nối với nhau bằng hai sợi dây rồi đè lên sống mũi. Vào năm 1930, để việc mang kính được dễ dàng hơn, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn đã sáng tạo ra hai gọng kính. Có nhiều loại kính khác nhau tuy nhiên về cấu tạo chung của chúng là giống nhau. Kính mắt bao gồm hai bộ phận chính là tròng kính (mắt kính) và gọng kính. Tròng kính được làm từ nhựa tổng hợp hoặc thủy tinh khúc xạ ánh sáng. Tròng kính có thể chống được các tia UV, tia cực tím của ánh sáng Mặt Trời. Tròng kính có hình tròn hoặc vuông, có kích thước sao cho phù hợp với gọng kính. Thường trước khi chọn tròng kính, người mua sẽ chọn gọng kính trước. Gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của chiếc kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và làm khung cho mỗi chiếc kính. Thông thường, gọng kính được làm từ nhựa bền, nhẹ, có nhiều màu sắc hoặc có thể làm bằng kim loại. Gọng kim loại cứng cáp và chắc chắn hơn gọng nhựa, tuy nhiên do nặng hơn cũng như giá thành cao hơn nên gọng kim loại ít được ưa chuộng. Ngày nay còn có loại gọng kính được làm bằng titan nhẹ bền đẹp nhưng giá thành khá cao nên cũng chưa phổ biến.  Ngoài ra, kính còn các bộ phận, chi tiết nhỏ như ốc, vít để kết nối các bộ phận với nhau.

Từ khi ra đời, chiếc kính đã có nhiều chủng loại khác nhau, Có kính râm, kính thuốc, kính thời trang... Tùy chức năng của người dùng mà lựa chọn các loại kính khác nhau. Chẳng hạn kinh thuốc dùng cho những người có tật về mắt: cận, viễn, loạn. Đa số người dùng kính để khắc phục những bệnh về mắt của mình. Kính râm là loại kính khá khác so với kính thuốc. Nếu tròng kính của kính thuốc thường nhỏ, dày thì tròng kính của kính râm to hơn, mỏng hơn. Tròng kính của kính thuốc thường làm bằng thủy tinh thì kính râm thường là nhựa tổng hợp, có màu sắc bắt mắt. Kính râm có khả năng chống tia UV cao hơn so với các loại kính khác. Vì thế mà nó được ưa chuộng khi đi ra ngoài đường đặc biệt là những ngày nắng nóng. Kính râm có kiểu dáng, màu sắc đa dạng hơn kính thuốc rất nhiều. Chúng có màu sắc khá bắt mắt, không đơn giản như kính thuốc. Còn loại kính thời trang thì được dùng để tạo dáng cho mắt và khuôn mặt đẹp hơn, hợp thời trang hơn. Loại kính này có thể bắt gặp nhiều trên các tạp chí thời trang hay shot hình mẫu ảnh...

Mỗi loại kính đều có cách bảo quản riêng để kính được bền, đẹp, lâu hơn. Khi lấy và đeo kính cần dùng hai tay. Sau khi dùng nên lau chùi cẩn thận và cất vào hộp đựng kính để tránh rơi vỡ. Mắt kính làm bằng các chất liệu này rất dễ vỡ và trầy xước. Khi tròng kính bị trầy xước không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người dùng. Lâu ngày, kính cần được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng. Ngày nay, có rất nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau của kính mắt để phù hợp với thẩm mỹ cũng như nhu cầu tính thẩm mỹ cao của người tiêu dùng. Chiếc kính mắt ngày càng đa dạng hơn. Có thể thấy được sự sáng tạo của con người ngày càng phát triển. Việc sử dụng kính ngày càng cần thiết đối với con người. Với sự phát triển của giáo dục cũng như các yếu tố khác như ngành điện tử phát triển như vũ bão tỉ lệ người mắc các tật về mắt ngày càng tăng đặc biệt là trẻ nhỏ, nhu cầu về sử dụng kính thuốc vì thế cũng tăng lên. Không thể phủ định lợi ích mà chiếc kính mắt đem lại cho con người. Đây được xem là phát minh có tính ứng dụng cao trong lịch sử nhân loại.

Chiếc kính mắt là vật dụng không thể thiếu của con người ngày nay. Với những công dụng, tiện ích mà nó đem lại, chiếc kính ngày càng trở nên quen thuộc với con người. Phải nói rằng, nó là một trong những vật dụng hữu ích cho con người thời đại ngày nay.

5 tháng 6 2018

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mất bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính - tròng kính - thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.

Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...

Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoáng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức - là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn



 

đề bài:1. hãy cho biết bài thơ tiếng gà trưa của tác giả nào ? nội dung chính? hoàn cảnh? đặc sắc nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng?2.văn bản đánh nhau với cối xay gió gồm 2 nhân vật chính nào? hình ảnh đối lập của hai nhân vật?3. rút gọn câu văn sau: nhà em có bán cá lóc , cá rô ,cá kèo , rau má , rau muống, rau cải , hoa hồng , hoa lan , hoa huệ.4. đọc đoạn văn sau và trả lời câu...
Đọc tiếp

đề bài:

1. hãy cho biết bài thơ tiếng gà trưa của tác giả nào ? nội dung chính? hoàn cảnh? đặc sắc nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng?

2.văn bản đánh nhau với cối xay gió gồm 2 nhân vật chính nào? hình ảnh đối lập của hai nhân vật?

3. rút gọn câu văn sau: nhà em có bán cá lóc , cá rô ,cá kèo , rau má , rau muống, rau cải , hoa hồng , hoa lan , hoa huệ.

4. đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 

                                   khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

                                   dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

                                   chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

                                   phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

câu hỏi:hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích biện pháp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
13 tháng 7 2018

1.

- Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh.

- Nội dung: Những kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ ùa về khi nghe tiếng gà trưa. Động lực của người cháu chiến đấu hôm nay là vì: tuổi thơ, vì bà, xóm làng, đất nước.

- Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ tự do, sử dụng thành công các biện pháp tu từ (điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh),...

2.

- Văn bản Đánh nhau với cối xay gió có 2 nhân vật chính: Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa

- Hình ảnh đối lập giữa hai nhân vật: Đôn-ki-hô-tê >< Xan-chô Pan-xa:

+ Ngoại hình: Cao lêu nghêu, gầy >< béo lùn

+ Trang phục: Áo giáp của hiệp sĩ nhưng đã cũ, con ngựa gầy cao lêu nghêu nhưng được gọi là chiến mã >< Con lừa béo lùn, chở đồ.

+ Tư tưởng: Mơ mộng, tư tưởng cao đẹp (trừ gian diệt ác) nhưng không gắn với thực tế (ảnh hưởng bởi đọc quá nhiều tiểu thuyết hiệp sĩ) >< Thực tế đến thực dụng (đi theo làm giám mã của Đôn-ki-hô-tê vì có cơm ăn mà không phải làm gì).

+ Hành động: Mù quáng, liều lĩnh, gàn dở (đánh nhau với cối xay gió vì cho rằng đó là những tên khổng lồ xấu xa) >< thực dụng, chỉ cần có rượu thịt no bụng và ngủ ngon.

3. Rút gọn câu:

Nhà em có bán nhiều loại thực phẩm và hoa quả.

4. Biện pháp tu từ được sử dụng: So sánh.

Tế Hanh trong khổ thơ đã sử dụng phép nhân hóa để miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Khung cảnh ra khơi được miêu tả hết sức khoáng đạt, tươi đẹp. Thời tiết thuận lợi để ra khơi đánh cá. Cụm từ "dân trai tráng" gợi ra hình ảnh những chàng trai ngư dân miền biển rắn rỏi, làn da ngăm rám nắng, khỏe khoắn và đầy nhiệt huyết. Đặc biệt, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". So sánh chiếc thuyền (vốn là sự vật tĩnh tại) với "con tuấn mã", vừa gợi ra sức sống và vẻ đẹp của con thuyền. Con thuyền khỏe khoắn lao ra khơi với tư thế nhẹ nhàng, tràn đầy năng lượng, hứa hẹn thu về những mẻ cá bội thu. Phép so sánh đã khiến sự vật trở nên sinh động và tràn đầy sức sống. Cảnh ra khơi nhờ đó mà trở nên đẹp và hấp dẫn hơn.

Văn Miếu Trấn Biên, Ðồng Nai được xem như "Quốc Tử Giám" của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Văn Miếu Trấn Biên ở Ðồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được xây dựng năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học - trọng người tài. Văn Miếu Trấn Biên sừng sững uy nghi tọa lạc trên diện tích rộng 20 nghìn m2 tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai. 
Theo sách "Ðại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn Miếu ở Vĩnh Long, Gia Ðịnh và ở kinh đô Huế. Văn Miếu Trấn Biên là nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước. 
Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu năm 1794. Ðích thân chúa Nguyễn đến đây dâng lễ vào mùa xuân và mùa thu hằng năm. Từ năm 1802, vua nhà Nguyễn ủy nhiệm quan Tổng trấn thành Gia Ðịnh, quan tổng trấn Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ hằng năm thay nhà Vua. Thời đó, bên cạnh Văn Miếu Trấn Biên là trường học của tỉnh Biên Hòa. Gắn liền với Văn Miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển, đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Ðức, Nguyễn Ðình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Ðịnh. 
Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại. 
Gần đây, Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". 
Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc. 
Trong Văn Miếu Trấn Biên còn có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh. 
Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền - Hậu hiền. 
Hiện nay, du khách đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng đông do phong cảnh rộng thoáng, với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa trang nhã. Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai. Nơi đây còn rất gần với khu du lịch văn hóa Bửu Long. 
Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ... Văn Miếu Trấn Biên là nơi đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Ðồng Nai.

5 tháng 6 2018

Văn Miếu Trấn Biên, Ðồng Nai được xem như "Quốc Tử Giám" của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Văn Miếu Trấn Biên ở Ðồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được xây dựng năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học - trọng người tài. Văn Miếu Trấn Biên sừng sững uy nghi tọa lạc trên diện tích rộng 20 nghìn m2 tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai. 
Theo sách "Ðại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn Miếu ở Vĩnh Long, Gia Ðịnh và ở kinh đô Huế. Văn Miếu Trấn Biên là nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước. 
Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu năm 1794. Ðích thân chúa Nguyễn đến đây dâng lễ vào mùa xuân và mùa thu hằng năm. Từ năm 1802, vua nhà Nguyễn ủy nhiệm quan Tổng trấn thành Gia Ðịnh, quan tổng trấn Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ hằng năm thay nhà Vua. Thời đó, bên cạnh Văn Miếu Trấn Biên là trường học của tỉnh Biên Hòa. Gắn liền với Văn Miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển, đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Ðức, Nguyễn Ðình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Ðịnh. 
Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại. 
Gần đây, Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". 
Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc. 
Trong Văn Miếu Trấn Biên còn có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh. 
Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền - Hậu hiền. 
Hiện nay, du khách đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng đông do phong cảnh rộng thoáng, với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa trang nhã. Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai. Nơi đây còn rất gần với khu du lịch văn hóa Bửu Long. 
Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ... Văn Miếu Trấn Biên là nơi đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Ðồng Nai.

4 tháng 6 2018

Học tập và giảng dạy có rất nhiều phương pháp khác nhau, không chỉ kiến thức học từ sách vở, bài giảng. Bài học còn có thể được rút ra từ sự quan sát thực tế. Khi tham quan du lịch cũng là một phương pháp học thực tế và hiệu quả. Cách học này sẽ giúp học sinh được trải nghiệm môi trường thực tế. Từ đó, giúp các em có được những kiến thức sâu hơn về những gì mình đã được học. Đồng thời, hoạt động ngày kích thích khả năng tự học và tính tìm tòi của học sinh. Hoạt động còn tại một môi trường học tập thoải mái và vui vẻ cho học sinh.

Thân bài

Những chuyến thamquan, du lịch sẽ đem lại rất nhiều điều bổ ích cho học sinh. Đầu tiên, đó là một môi trường học tập thoải mái và năng động. Khi đi tham quan du lịch, học sinh được nhìn thấy tận mắt những gì mình đã được học trong sách vở. Trải nghiệm thực tế giúp học sinh hiểu rõ được những cái hay, cái đẹp mà sách đề cập. Đồng thời, với các hoạt động tham quan du lịch, học sinh dễ dàng tiếp thu được kiến thức hơn. Cũng là học, nhưng tâm trạng lại thoải mái hơn rất nhiều.

Tiếp theo, các chuyến tham quan du lịch sẽ góp phần tích cực vào việc cải thiện sức khỏe. Sau một khoảng thời gian học tập căng thăng, các hoạt động vui chơi sẽ khiến học sinh được thư giãn hơn. Các hoạt động ngoài trời cũng giúp bản thân trở nên năng động và khỏe khoắn. Đồng thời, kết hợp với không khí thiên nhiên trong lành, mát mẻ, tinh thần học sinh sẽ thoải mái và tràn đầy năng lượng. Đây là cách rèn luyện sức khỏe đơn giản mà hữu hiệu.

Tham quan du lịch cũng làm một cách giúp mọi người trở nên thân thiết hơn. Những chuyến đi sẽ là thời gian để bạn bè cùng vui chơi, tán gẫu và trò chuyện. Qua các trò chơi tập thể, những chuyến đi cùng nhau, bạn bè sẽ trở nên hiểu nhau hơn. Đôi lúc, có những tính cách của bạn bè mà chỉ khi đi cùng nhau mới có thể biết được. Đồng thời, với tâm trạng thoải mái khi đi vui chơi, bạn bè trong lớp cũng sẽ cởi mở và thân thiết hơn.

Và tất nhiên, tham quan du lịch còn mang đến rất nhiều bài học bổ ích. Những chuyến đi này giúp ta có thêm được bài học, kinh nghiệm thực tế không có trong sách vở. Tham quan du lịch sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về các bài giảng trên lớp. Đặc biệt, với các môn học như Địa lý, Lịch sử thì đây là một phương pháp học tuyệt vời. Với môn địa lý, những kiến thức sách vở khô khan sẽ trở thành hình ảnh sinh động. Với lịch sử, những chuyến đi đến các địa danh, di tích lịch sử mang lại cảm nhận xác thực.

Nếu như trong một bài địa lý, sách vở thể hiện cho ta thấy sự thay đổi của địa hình, sinh thái, khí hậu khi đi từ chân núi lên đỉnh núi. Thì khi đi tham quan du lịch thực tế, ta sẽ trải nghiệm được cụ thể và rõ ràng sự thay đổi ấy. Đi từ thấp lên cao, ta sẽ thấy được cảnh quan, cây cối thay đổi như thế nào? Sự diễn biễn thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm khi càng lên cao sẽ ra sao? Tất cả mọi điều này sẽ được ta cảm nhận và ghi nhớ trong đầu. Chúng sẽ không còn là những kiến thức khô khan mà ta phải học mỗi ngày để nhớ nữa.

Hay bạn có thể học lịch sử Việt Nam ta thời kháng chiến khi đến thăm nhà tù Côn Đảo. Đây là một khu di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đến đây, là sẽ được dẫn đi tham quan và nghe hướng dẫn viên kể lại lịch sử đất nước ta lúc bấy giờ. Những hình ảnh trực quan, những hình tượng cụ thể về sự tàn nhẫn của thực dân lúc bấy giờ sẽ được tái hiện lại. Những biện pháp tra tấn dã man như chuồng cọp, điều kiện sống khắc nghiệt và mất nhân tính…  Như vậy, tất cả các kiến thức bạn đã học về lịch sử nhà tù Côn Đảo sẽ được tái hiện và khắc sâu hơn.

Ngoài ra, các chuyến tham quan du lịch sẽ mang lại cho ta lòng tự hào dân tộc và niềm yêu quê hương. Phong cảnh thiên nhiên đất nước hữu tình, người dân thân thiện sẽ khiến các học sinh thêm yêu đất nước. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ vịnh Hạ Long, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ của hang Sơn Đòng, ngâm mình trong làn nước trong vắt của bãi biển Nha Trang… Tất cả những trải nghiệm này sẽ khiến học sinh thêm yêu đất nước mình.

Không những thế, qua các chuyến tham quan du lịch, học sinh sẽ thêm hiểu văn hóa dân tộc. Mỗi vùng miền đất nước sẽ có một nét đặc trưng riêng. Dân địa phương của mỗi vùng miền cùng có cá tính riêng. Những sự khác nhau trong lối sống, cách ăn mặc, cách làm việc, giọng nói… sẽ là điểm thú vị khi đi tham quan và du lịch. Những lễ hội văn hóa dân gian như Chợ Tình Sapa, Chợ Phiên Bắc Hà… Những kiến thức trên chỉ có du lịch mới mang lại.

Kết bài

Hoạt động tham quan du lịch rất bổ ích, thiết thực đối với học sinh. Hoạt động đó sẽ giúp có thêm nguồn kiến thức, sức khỏe và sự gắn kết mọi người. Đồng thời, tham quan du lịch sẽ tăng thêm tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc, yêu đất nước nhiều hơn. Mỗi chuyến tham quan du lịch sẽ giúp học sinh hiểu thêm về đất nước, con người và văn hóa dân tộc. Do đó, nếu có cơ hội, tôi sẽ thường xuyên đi tham quan du lịch để mở mang kiến thức giúp ích cho cuộc sống.

4 tháng 6 2018

Học tập và giảng dạy có rất nhiều phương pháp khác nhau, không chỉ kiến thức học từ sách vở, bài giảng. Bài học còn có thể được rút ra từ sự quan sát thực tế. Khi tham quan du lịch cũng là một phương pháp học thực tế và hiệu quả. Cách học này sẽ giúp học sinh được trải nghiệm môi trường thực tế. Từ đó, giúp các em có được những kiến thức sâu hơn về những gì mình đã được học. Đồng thời, hoạt động ngày kích thích khả năng tự học và tính tìm tòi của học sinh. Hoạt động còn tại một môi trường học tập thoải mái và vui vẻ cho học sinh.

Những chuyến thamquan, du lịch sẽ đem lại rất nhiều điều bổ ích cho học sinh. Đầu tiên, đó là một môi trường học tập thoải mái và năng động. Khi đi tham quan du lịch, học sinh được nhìn thấy tận mắt những gì mình đã được học trong sách vở. Trải nghiệm thực tế giúp học sinh hiểu rõ được những cái hay, cái đẹp mà sách đề cập. Đồng thời, với các hoạt động tham quan du lịch, học sinh dễ dàng tiếp thu được kiến thức hơn. Cũng là học, nhưng tâm trạng lại thoải mái hơn rất nhiều.

Tiếp theo, các chuyến tham quan du lịch sẽ góp phần tích cực vào việc cải thiện sức khỏe. Sau một khoảng thời gian học tập căng thăng, các hoạt động vui chơi sẽ khiến học sinh được thư giãn hơn. Các hoạt động ngoài trời cũng giúp bản thân trở nên năng động và khỏe khoắn. Đồng thời, kết hợp với không khí thiên nhiên trong lành, mát mẻ, tinh thần học sinh sẽ thoải mái và tràn đầy năng lượng. Đây là cách rèn luyện sức khỏe đơn giản mà hữu hiệu.

Tham quan du lịch cũng làm một cách giúp mọi người trở nên thân thiết hơn. Những chuyến đi sẽ là thời gian để bạn bè cùng vui chơi, tán gẫu và trò chuyện. Qua các trò chơi tập thể, những chuyến đi cùng nhau, bạn bè sẽ trở nên hiểu nhau hơn. Đôi lúc, có những tính cách của bạn bè mà chỉ khi đi cùng nhau mới có thể biết được. Đồng thời, với tâm trạng thoải mái khi đi vui chơi, bạn bè trong lớp cũng sẽ cởi mở và thân thiết hơn.

Và tất nhiên, tham quan du lịch còn mang đến rất nhiều bài học bổ ích. Những chuyến đi này giúp ta có thêm được bài học, kinh nghiệm thực tế không có trong sách vở. Tham quan du lịch sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về các bài giảng trên lớp. Đặc biệt, với các môn học như Địa lý, Lịch sử thì đây là một phương pháp học tuyệt vời. Với môn địa lý, những kiến thức sách vở khô khan sẽ trở thành hình ảnh sinh động. Với lịch sử, những chuyến đi đến các địa danh, di tích lịch sử mang lại cảm nhận xác thực.

Nếu như trong một bài địa lý, sách vở thể hiện cho ta thấy sự thay đổi của địa hình, sinh thái, khí hậu khi đi từ chân núi lên đỉnh núi. Thì khi đi tham quan du lịch thực tế, ta sẽ trải nghiệm được cụ thể và rõ ràng sự thay đổi ấy. Đi từ thấp lên cao, ta sẽ thấy được cảnh quan, cây cối thay đổi như thế nào? Sự diễn biễn thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm khi càng lên cao sẽ ra sao? Tất cả mọi điều này sẽ được ta cảm nhận và ghi nhớ trong đầu. Chúng sẽ không còn là những kiến thức khô khan mà ta phải học mỗi ngày để nhớ nữa.

Hay bạn có thể học lịch sử Việt Nam ta thời kháng chiến khi đến thăm nhà tù Côn Đảo. Đây là một khu di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đến đây, là sẽ được dẫn đi tham quan và nghe hướng dẫn viên kể lại lịch sử đất nước ta lúc bấy giờ. Những hình ảnh trực quan, những hình tượng cụ thể về sự tàn nhẫn của thực dân lúc bấy giờ sẽ được tái hiện lại. Những biện pháp tra tấn dã man như chuồng cọp, điều kiện sống khắc nghiệt và mất nhân tính…  Như vậy, tất cả các kiến thức bạn đã học về lịch sử nhà tù Côn Đảo sẽ được tái hiện và khắc sâu hơn.

Ngoài ra, các chuyến tham quan du lịch sẽ mang lại cho ta lòng tự hào dân tộc và niềm yêu quê hương. Phong cảnh thiên nhiên đất nước hữu tình, người dân thân thiện sẽ khiến các học sinh thêm yêu đất nước. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ vịnh Hạ Long, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ của hang Sơn Đòng, ngâm mình trong làn nước trong vắt của bãi biển Nha Trang… Tất cả những trải nghiệm này sẽ khiến học sinh thêm yêu đất nước mình.

Không những thế, qua các chuyến tham quan du lịch, học sinh sẽ thêm hiểu văn hóa dân tộc. Mỗi vùng miền đất nước sẽ có một nét đặc trưng riêng. Dân địa phương của mỗi vùng miền cùng có cá tính riêng. Những sự khác nhau trong lối sống, cách ăn mặc, cách làm việc, giọng nói… sẽ là điểm thú vị khi đi tham quan và du lịch. Những lễ hội văn hóa dân gian như Chợ Tình Sapa, Chợ Phiên Bắc Hà… Những kiến thức trên chỉ có du lịch mới mang lại.

Hoạt động tham quan du lịch rất bổ ích, thiết thực đối với học sinh. Hoạt động đó sẽ giúp có thêm nguồn kiến thức, sức khỏe và sự gắn kết mọi người. Đồng thời, tham quan du lịch sẽ tăng thêm tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc, yêu đất nước nhiều hơn. Mỗi chuyến tham quan du lịch sẽ giúp học sinh hiểu thêm về đất nước, con người và văn hóa dân tộc. Do đó, nếu có cơ hội, tôi sẽ thường xuyên đi tham quan du lịch để mở mang kiến thức giúp ích cho cuộc sống.

chúc hok tốt

  • Nội dung: Tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm, niềm tự hào, gắn bó với quê hương của nhà thơ Tế Hanh.
  • Nghệ thuật: 
    -Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm .
    -Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa .
    -Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu .
    -Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê .
    -Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.
  • Bài thơ "Khi con tu hú" của tác giả Tố Hữu.
  • Bài thơ "Khi con tu hú" gồm 2 đoạn cũng là 2 đoạn đầu là:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

  • Nội dung chính của bài "Khi con tu hú" là: Thể hiện một tình yêu cuộc sống tha thiết, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà tù thực dân.
4 tháng 6 2018

 Nội dung: 
Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển 

3 tháng 6 2018

Lớp mấy bn

3 tháng 6 2018

bn chỉ cần gõ cách tạo kí tự đặt biệt là dc chỉ cần chọn rồi coppy dán vào là xong.^^

3 tháng 6 2018

Về cảm xúc hay về cái gí bn?

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Bài thơ sử dụng  thể thơ cổ ( thất ngôn tứ tuyệt ) song ngôn ngữ rất giản dị ; gần gũi; thậm chí có cả khẩu ngữ 

Bài thơ cx rất tinh tế trong vc lựa chọn trật tự từ ; sử dụng từ ngữ ... điều đó góp phần ko nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

3 tháng 6 2018

Sáng ra bờ suối , tối vào hang

Cháo bẹ , rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh,dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang

Bài thơ đã sử dụng thất ngôn tứ tuyệt,khẩu ngữ tạo một cảm giác giản dị,đơn sơ nhưng gần gũi