K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2020

Yêu thương con người là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp truyền thống này qua câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân". Động từ "thương" đã nói lên tình cảm của con người đối với con người. Qua đó cũng nói lên tình cảm yêu thương lẫn nhau. Thực tế trong cuộc sống đã cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Mới ngày hôm qua, bản tin thời sự đã đưa tin về tấm gương của anh Nguyễn Văn Quyết, anh đã quyên góp những trang thiết bị y tế giúp mọi người ngăn ngừa dịch bệnh. Thương người cũng như thương chính bản thân chúng ta vậy. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được tình thương của người nếu chúng ta không biết yêu thương họ. Thật vậy đấy! Bên cạnh đó, tình yêu giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho tâm hồn bạn trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy biết thương yêu nhau, yêu quý nhau bởi sẽ chẳng có gì đáng giá hơn, trân trọng hơn tình yêu thương của con người đối với con người.

=> Trạng ngữ: mới ngày hôm qua

=> Câu đặc biệt: Thật vậy đấy!

26 tháng 3 2020

Vẽ sơ đồ tư duy về trình tự lập luận của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Trình tự lập luận ----------------> Bố cục của văn bản :
                               Đoạn 1
Nhận xét khái quát -------------------> Sự nhất quán giữa cuộc
       |                                          đời hoạt động cách mạng với
       |                                          cuộc sống giản dị thường ngày của Bác Hồ.
       |                                                           |
       |                                                           |
      V                     Đoạn 2                         V
  Biểu hiện cụ thể -----------------------> Những biểu hiện về đức tính
                                                    giản dị của Bác Hồ

26 tháng 3 2020

Như mỗi chúng ta đã biết tình yêu thương con người là một trong những truyền thống quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay.Hiện nay đại dịch Covid đang bùng nổ mãnh liệt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và kinh tế của nhiều đất nước.Và đất nước ta cũng không bị ngoại lệ.Ta cũng có rất nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước.Nhưng không vì vậy mà Đảng và nhà nước bỏ mặc nhân dân,mới đây nhất thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị cho hãng hàng không Vietnam Airlines bay thẳng đến tâm dịch của Covid 19 là Châu Âu để đón người dân Việt Kiều qua hành động và quyết định trên của thủ tướng đã khiến cho nhiều người phải cảm động.Không chỉ riêng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mà phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã nói trong cuộc họp với cách lãnh đạo:"Nếu người Việt Nam đi làm ở nước ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết phải về nước thì Đảng và nhà nước sẽ luôn luôn giúp đỡ bà con.Đó nghĩa là đồng bào." qua những lời nói của phủ tướng đã khiến chúng ta càng cảm động hơn và cảm phục trước những con người không chỉ tài giỏi mà còn giàu lòng nhân ái họ đã lãnh đạo đất nước chúng ta đi lên.Qua đây ta đã hiểu được tình yêu thương con người nhân dân ta đã thể hiện rất sâu sắc.Cũng từ đây ta rút ra được bài học rằng:Không nơi đâu chào đón ta,luôn mở rộng vòng tay ra để đỡ đần,chở che chúng ta khi vấp ngã tốt bằng quê hương.Nơi ta chôn rau cắt rốn,nơi chúng ta cất tiếng khóc đầu đời.Từ đây chúng ta càng phải yêu đất nước hơn.Bây giờ mỗi học sinh như chúng ta càng phải cố gắng học tập để xây dựng một đất nước vững mạnh.

26 tháng 3 2020

-tình yêu thiên nhiên của tác giả

-sự quyến luyến khi phải rời xa Việt Bắc

-nhấn mạnh, khẳng định vẻ đẹp ủa núi rừng Việt Bắc

Cậu làm theo gợi ý này nhé!!!

Ăn lựa bát nói lựa lời
Đừng có chơi bời với kẻ nói rông
- Đầu tiên phải khái quát lại nội dung của bài ca dao đó là nói về cách sống và cách chọn bạn của con người. Là lời khuyên dạy của ông cha ta.
- BPNT lặp từ "lựa" nhấn mạnh sự chọn lựa làm nổi bật hành động
- Đây là bài ca dao đúc kết từ kinh nghiệm của ông cha ta nhắc nhở con cháu....( kết hợp nội dung)
- Cuối cùng nêu giá trị của ca dao dân ca và ngay ở bài này!

             ~Học tốt~

Câu 1. Đánh dấu (X) vào những ô trống trong bảng  để chỉ rõ thành phần nào đã bị lược bỏ trong những câu rút gọn được in đậm dưới đây:TTVí dụLược bỏ CNLược bỏ VNLược bỏ cả CN VNaLan ơi!Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?- Chủ  nhật.   bTôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.   cVệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé!   dNhìn  thấy chị...
Đọc tiếp

Câu 1. Đánh dấu (X) vào những ô trống trong bảng  để chỉ rõ thành phần nào đã bị lược bỏ trong những câu rút gọn được in đậm dưới đây:

TT

Ví dụ

Lược bỏ CN

Lược bỏ VN

Lược bỏ cả CN VN

a

Lan ơi!Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?

- Chủ  nhật.

 

 

 

b

Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

 

 

 

c

Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé!

 

 

 

d

Nhìn  thấy chị Hồng, nó reo lên: Hôm nay, chị đi chơi cùng ai đấy?

- Chị và bác Tám.

 

 

 

 

Câu 2: Khoanh tròn vào trước những ví dụ có câu đặc biệt 

a. Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh 

b.Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn dụa.

c. Lũ nhỏ khóc mỗi lúc một to hơn.

d. Sài Gòn một thời bão lửa. 1972.

e.Trời mưa rả rích. Nước chảy to.

f. Tuyết rơi.Trời lạnh quá!

g. Những bông hoa trong công viên. Những ánh đèn trên quảng trường.

 

Câu 3: Nối cột (A) và (B) cho phù hợp để phân loại trạng ngữ được in đậm trong nhữngcâu sau:

Cột A (trạng ngữ)

Cột B( phân loại)

a.Tại anh, tôi mới bị mẹ mắng.

1.Trạng ngữ chỉ thời gian

b.Với đôi chân nhỏ khéo léo, chú bọ ngựa trở về cành hồng.

2.Trạng ngữ chỉ nơi chốn

c.Trong những bãi cỏ ngoài bờ ao, đom đóm váau đất lập lòe ánh sáng yếu ớt.

3. Trạng ngữ nhuyên nhân

d. Để tôn vinh buổi học cuối cùng, thầy Ha-men đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật.

4. Trạng ngữ phương tiện

e. Mùa thu, hoa cúc vàng nở lưng dậu.

5. Trạng ngữ mục đích

f. Bằng những chiếc xe đạp cũ kĩ, những người lính Điện Biên đã làm nên huyền thoại.

6. Trạng ngữ cách thức

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1: Xác định câu đặc biệt và nêu tác dụng của chúng trong những câu văn dưới đây:

a.Trời ơi! Trời! Mợ chết mất. Dũng ơi! Dũng ơi!

b. Đương ngày mùa. Tiếng giục. Tiếng gọi. Tiếng người. Tiếng trâu. Tiếng máy cày.

c. Buồn ơi! Xa vắng mêng mông là buồn.

d. Bác về ..Im lặng…Con chim hót   

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.

e. Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. Tôi trở về cuộc sống hòa bình.

Câu 2: Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:

a. Hôm nay. Văn đã là tiến sĩ.

b. Anh ấy đi khi nào?   

- Hôm nay.

c. Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã nhỏ này.

d. Cốm thường có vào mùa nào?   

- Mùa thu.

e. Chao ôi! Ước gì có thể bay lên trời được! Như những ngọn gió!

 f. Bố cậu đi có lẽ đến ba năm rồi đấy…Hơn ba năm…Có ngót đến bốn năm… 

Câu 3: Điền những trạng ngữ thích hợp vào những ỗ trống trong các câu sau:

a. /……/ trời mưa tầm tã,/…/ trời lại nắng chang chang

b./…/cây cối đâm chồi nảy lộc.

c./…./ tôi rón rén bước vào lớp.

d./…/ họ chạy về phía đám cháy. 

e./…/ em làm sai mất bài toán cuối.

Câu 4: Nêu tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong ví dụ sau:  “ Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ .”

Câu 5: Cho đoạn văn:           

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”                                           

( Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

a.Viết lại nội dung chính của đoạn văn trên bằng 1 câu văn có sử dụng một trạng ngữ ( gạch chân rõ trạng ngữ).

b. Tìm và nêu tác dụng của những câu rút gọn trong đoạn văn trên.

c. Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ về lòng yêu nước của người Việt hiện nay, trong đoạn có sử dụng một câu đặc biệt và một trạng ngữ ( gạch chân và chú thích rõ).

Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 6 đến 7 câu giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, trong đoạn có sử dụng một câu rút gọn và một trạng ngữ (gạch chân và chú thích rõ).

***Nhanh nhé mk đag cần gap!!!

3
24 tháng 3 2020

TT

Ví dụ

Lược bỏ CN

Lược bỏ VN

Lược bỏ cả CN VN

a

Lan ơi!Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?

- Chủ  nhật.

x

b

Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

x

c

Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé!

x

d

Nhìn  thấy chị Hồng, nó reo lên: Hôm nay, chị đi chơi cùng ai đấy?

- Chị và bác Tám.

x

học_tốt

24 tháng 3 2020

Câu 1:

a) Lược bỏ CN

b)Lược bỏ CN

c)Lược bỏ CN

d)Lược bỏ CN

Câu 2:b

Câu 3:

a-3           b-6      c-2     d-5       e-1       f-4

II. Tự luận

Câu 1:

Câu đặc biệt: a

Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc

Câu 2: câu đặc biệt: e

25 tháng 3 2020

Qua bài học em rút ra.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Bản thân em rút ra được người nào cũng như người nào chúng ta không cần phải mặc những trang phục đẹp khi chào đón nhưng người quý mà chúng ta chỉ nên mang những bộ áo quần giản dị như Bác Hồ

học tốt