Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình viết dưới dạng văn bản thông tin:
Biển là một trong những di sản thiên nhiên quý giá và vô cùng quan trọng đối với con người. Nó chứa đựng hàng triệu loài động thực vật và động vật, đem lại lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường cho các quốc gia. Dưới đây là một số trò của biển trong đời sống con người:
Là nguồn cung cấp nguồn lương thực: Biển cung cấp cho con người nhiều loại thực phẩm khác nhau như cá, tôm, cua, sò, hàu...Những ngành nghề chính như Đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến và xuất khẩu thực phẩm từ biển đóng góp vào nền kinh tế các nước.
Là nguồn cung cấp nguồn năng lượng: Biển là nguồn dồi dào của năng lượng tái tạo như gió và dòng chảy nước. Với sự phát triển của công nghệ, việc khai thác năng lượng từ gió, thủy điện và nhiệt điện từ biển đã được triển khai trên toàn cầu.
Là con đường giao thông quan trọng: Trong lịch sử, bên cạnh các con đường giao thông trên mặt đất, thủy lợi đã đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Biển vừa là một đường giao thương quan trọng giúp kết nối các quốc gia với nhau, vừa là con đường vận chuyển hàng hóa, du lịch giúp phát triển kinh tế và tạo ra các công việc liên quan đến dịch vụ.
Là nguồn điều hòa khí hậu: Biển có tác dụng điều hòa khí hậu bằng cách hấp thụ khí CO2. Điều đó rất cần thiết để kiểm soát quá trình ô nhiễm môi trường và thăng hoa hiệu quả đối với các hoạt động của con người.
Là nguồn giải trí: Biển không chỉ làm giàu các ngành kinh tế, mà còn đem lại những giá trị văn hóa, tâm linh và giải trí. Du lịch biển là một ngành du lịch phát triển mạnh, thu hút hàng triệu khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển và tham gia các hoạt động giải trí.
Tóm lại, biển đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Sự bảo vệ và phát triển biển phải được chú trọng và quan tâm đến trong thời gian tới để bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Quê hương em là một ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng. Nếu những vùng đất khác được biết đến với những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, những kiến trúc hoành tráng. Thì quê hương em được biết đến với những cánh đồng rộng lớn, cò bay mỏi cánh chẳng thấy bờ. Đặc biệt, là khi cánh đồng vào mùa gặt, thì biết bao nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ kéo nhau đến chụp ảnh, quay phim vì vẻ đẹp tuyệt vời của cánh đồng.
Cả cánh đồng được trồng dọc theo dòng sông Hồng thân thương. Nếu mà đạp xe dọc theo chiều dài đó thì cũng phải hai mươi phút mới hết được. Tuy cả cánh đồng là của nhiều hộ khác nhau, tuy không gieo cùng một ngày, nhưng lại kéo nhau chín chung một đợt. Nhìn từ xa, thì cả cánh đồng vàng ruộm như mật ong đặc sánh. Phải lại gần và tinh ý, mới nhận ra được độ chín của từng thửa khác nhau. Những bông lúa lúc này chẳng cây nào còn thẳng cả, cây nào cây nấy nghiêng ngả sang hẳn một bên. Bởi những hạt lúa tròn mẩy, nặng trĩu trên ngọn. Thành ra, nhìn ruộng lúa chẳng khác gì cửa hàng có cả nghìn chiếc liềm bé nhỏ. Mỗi khi gió lướt qua, các đầu lúa lại rung rinh, khẽ chạm vào nhau, khiến mặt ruộng như có muôn nghìn con sóng vàng đang kéo nhau vào bờ. Nếu nhìn từ xa, có một số người vẫn nghĩ, khi lúa chín thì cả cây lúa đều chuyển thành màu vàng ươm. Nhưng sự thật không phải như thế. Đến cuối mùa vụ, hạt thóc chín vàng, nhưng thân và lá của cây lúa thì vẫn xanh nguyên. Chỉ là, cái màu xanh kia khiêm tốn ẩn mình lại, nhường cho sắc vàng rực rỡ lên sân khấu, con mình thì chúc xuống phía dưới. Thành thử, nếu chỉ lướt qua, thì dễ lầm tưởng cả cánh đồng chỉ có một màu vàng.
Những ngày từ khi lúa bắt đầu chín đến khi thu hoạch, cả cánh đồng trở nên tấp nập, rộn ràng. Bởi âm thanh của lũ chim kéo nhau về chờ nhặt nhạnh những hạt thóc vương vãi. Của những người mến mộ cảnh sắc vùng lúa chín mà kéo đến chụp ảnh, lưu giữ kỉ niệm. Và của cả những người nông dân ra đồng thăm lúa, phấn khởi chờ mong ngày thu gặt.
Năm nào, vào những ngày cuối mùa sắp gặt, em cũng xin theo ông ra đồng xem lúa. Ngồi trên bãi cỏ, ngâm chân xuống luống nước mát dẫn vào ruộng. Hít căng lồng ngực mùi lúa chín thơm nồng nàn, ngọt béo, em lại thấy thật hạnh phúc và tự hào về quê hương ruộng lúa của mình.
Một biện pháp tuy cũ nhưng luôn có hiệu lực là người đó phải tự giác !
Bạn quan sát xem nếu một người có ý thức thường bao nhiêu tuổi? nhà mình gần một ngôi chùa, thầy thường nói : "các em đi vào chùa đừng phá cây. Thầy mong như thê!". Bạn có biết các vị đi chùa thường giúp thầy giữ cây bảng cách nhắc nhở, ca ngợi và khuyến khích... Không dám la mắng, nặng lời với các thanh niên. Với mình, mình quan sát, thanh niên bằng tuổi mình " ý thức "....chỉ là môi trường thể hiện ! Nản !!!
Theo tôi, ngoài những biện pháp như tưới cây, chăm sóc hoa, ta cũng nên dành chút thời gian để cùng ngắm nhìn cây cối, cỏ hoa và lắng nghe tiếng chim hót ríu rít. Tất cả những điều đó sẽ khiến tâm hồn con người được thanh lọc hơn.
Thuật ngữ là khái niệm chuyên ngành nào đó, nên là định nghĩa thì tuỳ vào những nhận định chuyên ngành từ các chuyên gia, nhà thẩm định nha em!
Từ đây, liên quan đến thuật ngữ học, có thể định nghĩa thuật ngữ như sau: thuật ngữ là đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ nhất định dùng cho những mục đích chuyên biệt, biểu đạt khái niệm chung- cụ thể hay trừu tượng, của lý thuyết thuộc một lĩnh vực chuyên môn nhất định của các tri thức hay hoạt động.
Câu 1. Đoạn trích là lời của người con.
PTBDC: Biểu cảm
Câu 2. Những gian lao, vất vả, nhọc nhằn của người mẹ.
Câu 3. BPTT: So sách
Câu 4.
- Tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối mẹ, thể hiện lòng biết ơn đối với mẹ.
- Sự hy sinh, tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ dành cho con
Bài học rút ra khi đọc văn bản "Lão nông và các con" là sự quan tâm đến những người có công lao xây dựng đất nước, chăm sóc cây trồng và vật nuôi. Truyện kể về một lão nông đã dành cả đời để làm ruộng, nuôi vật nuôi với tình yêu thương và sự kiên trì. Tuy nhiên, khi già đi và yếu sức hơn, lão nông đã không nhận được sự giúp đỡ của các con trai mình, đó là một sự thất vọng và đau khổ.
Từ câu chuyện này, ta được học được tinh thần trách nhiệm, tình cảm và sự tôn trọng đối với những người lớn tuổi và người lao động chăm chỉ. Chúng ta cần biết ơn những người đã làm việc hết mình để đem lại cuộc sống thoải mái hơn cho con cháu của họ.
Chúng ta cần tôn vinh những người có công bằng và đáng kính trên xã hội. Một bài học khác trong câu chuyện là tâm trạng của lão nông khi bị bỏ rơi. Đó là một cảm giác cô đơn và bi ai. Chúng ta hãy nhận ra và giúp đỡ những người cảm thấy bị bỏ rơi, tổn thương. Cuối cùng, chúng ta cũng cần cảm phục và học tập tinh thần kiên trì và không bỏ cuộc của lão nông trong công việc của mình, để chúng ta có thể trở thành những người thành công như ông ta đã làm được trong suốt đời sống của mình.
Câu 1:
Đoạn trích là lời của con.
PTBĐ biểu cảm
Câu 2: tả ý nghĩ của con về những khó nhọc trong cuộc đời của người mẹ cũng như bộc lộ tình yêu thương mẹ thiết tha.
Câu 3:
Liệt kê: ngày ăn ngon miệng, đêm năm ngủ say
Hoán dụ: mẹ là đất nước, tháng ngày
Câu 4 : Nội dung chính : Thể hiện tinh cảm mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao cả, nói về cả cuộc đời mẹ hi sinh vì con thì bây giờ con sẽ đền đáp và bày tỏ lòng kính thành của con cho mẹ vì bấy lâu kia mẹ đã hi sinh và vất vả vì con rất nhiều
xuất sắc,xuất chúng,thông minh,sáng dạ,thần đồng,tài năng,siêu sao,vượt trội,hơn người
chị có nhiêu đây thôi nha em