K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2020

Câu trả lời :
1. vì vải bông , vải tơ tằm có khả năng thấm hút mồ hôi tốt còn vải vải lụa nilon và vải polyeste hút mồ hôi rất kém , mặc bí nên người ta thường thích mặc áo vải bông , tơ tằm vào mua hè hơn là mặc vải nilon , polyeste
2. vì vải sợi pha thoáng mát, giặt mau sạch, phơi mau khô lại bền và thấm mồ hôi nhanh , ít nhàu và phù hợp vs nên kinh tế của nhân dân và thời tiết nước ta

13 tháng 9 2020

- Vì vải bông , vải tơ tằm có khả năng hút ẩm , thấm mồ hôi tốt còn vải lụa nilon , vải polyeste hút mồ hôi kém , mặc bí

- Vì vải sợi pha mặc thoáng mát , giặt mau sạch , phơi mau khô và có độ bền , đẹp , dễ thấm mồ hôi , ít nhàu , thích hợp với khí hậu nước ta , phù hợp với điều kiện kinh tế của nhân dân

13 tháng 9 2020

 Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, chủ đề đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước là chủ đề phổ biến. Và trong chuỗi các truyền thuyết có cùng chủ đề ta không thể không nhắc đến truyền thuyết Thánh Gióng. Tác phẩm nằm trong hệ thống truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước, qua câu chuyện này ta thấy ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải đối mặt với nạn giặc xâm lược, công cuộc dựng nước luôn gắn liền với công cuộc giữ nước, đồng thời thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của ông cha.

   Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, sức chiến đấu kiên cường, quật khởi của dân tộc ta. Thánh Gióng được sinh ra một cách thần kì, bà mẹ đi ra đồng ướm chân vào một bàn chân lớn, về nhà bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra Thánh Gióng – một cậu bé khôi ngô tuấn tú, nhưng lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Và cậu bé ấy chỉ cất tiếng nói khi nghe sứ giả tìm người đi đánh giặc. Lời nói đầu tiên của cậu chính là lời xin đi đánh giặc cứu nước, điều đó cho thấy ý thức công dân của con người phi thường này.

  Sau tiếng nói thần kì, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo không còn mặc vừa. Trước sự kì lạ của Gióng, dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Gióng lớn nhanh như thổi, khi giặc đến chân núi Trâu cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Sự lớn lên của Gióng càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng: để đáp ứng yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải khổng lồ về vóc dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy giờ.

   Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, khi roi sắt gãy, Tháng Gióng không hề nao núng, nhổ những bụi tre ven đường để tiếp tục chiến đấu với kẻ thù cho đến khi chúng hoàn toàn bị tiêu diệt. Để làm nên những chiến công thần kì, không chỉ có những thứ vũ khi hiện đại (roi sắt, áo giáp sắt) mà còn là cả những vũ khí thô sơ nhất (bụi tre). Sau khi đánh tan giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáo một mình một ngựa bay về trời. Người anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước không màng danh lợi, phần thưởng, trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước. Điều đó càng đậm tô hơn nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.

 Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thần kì (sinh nở thần kì, lớn nhanh như thổi, bay về trời) với hình tượng người anh hùng. Thánh Gióng là một hình ảnh đẹp đẽ biểu tượng cho lòng yêu nước và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm xâm lược. Thánh Gióng là hình tượng bất tử trong lòng dân tộc Việt Nam.



 

13 tháng 9 2020

Cảm ơn bn ha !!!

13 tháng 9 2020

MẸ NÀO MÀ CHẢ YÊU THƯƠNG CON

22 tháng 9 2020

số 10 !

13 tháng 9 2020

Chủ ngữ: Lòng yêu nhà, yêu hàng xóm, yêu miền quê tôi

Vị ngữ: trở nên yêu tổ quốc.

16 tháng 5 2021
Chủ ngữ: lòng yêu nhà, yêu làng xóm,yêu miền quê Vị ngữ: trở nên yêu lòng yêu tổ quốc

Sông, đại dương, kênh rạch, ao hồ như cười trong đêm trăng lộng lẫy. Cây cối và dây leo bỗng thật lấp lánh. Các tín đồ long lanh trong vườn như ngọc. Chim ra khỏi tổ và bay về. Những con thú ra khỏi ổ của chúng chạy tới chạy lui. Mọi người ở mọi lứa tuổi vui đùa trong đêm trăng. Họ bay trong mộng hơn tiếng đồng hồ để nói chuyện phiếm và kể chuyện. Nó có một sức mạnh kỳ diệu đưa chúng ta đến một vùng đất của cổ tích và trí tưởng tượng. Nó khơi dậy cho các thi sĩ mọi thứ tiếng cất cao tiếng hát trong đêm trăng. Nó làm mất đi sự buồn tẻ của một đêm và làm trái tim chúng ta hồi hộp. Đó là một niềm vui và nguồn giải trí tuyệt vời của mọi người.

11 tháng 9 2020

Tham khảo :
Cứ mỗi năm, vào ngày Trung thu, bố mẹ lại chở em về quê để cùng ông bà đón ngày trăng rằm. Đối với em, đây là 1 trog những trải nghiệm tuyệt vời, thú vị nhất mà e từng đc trải nghiệm. Tối hôm đó, e cùng ông bà trải chiếu ra giữa sân để thưởng thức cảnh đẹp đêm trăng.   Mặt trăng từ từ nhô lên rồi lên đến đỉnh đầu. Đầu ngõ, một vài anh đom đóm lập lòe đi dạo. Nằm trên sân nhà ông bà ngắm trăng , nhiều lúc em tưởng tượng bầu trời cao rộng kia là sân khấu còn  những đám mây trắng bồng bềnh thì giống như một tấm áo choàng lộng lẫy, mềm mại để tô điểm cho vẻ đẹp của nàng trăng .  Lúc ấy, Trăng tròn vành vạnh như 1 chiếc mâm bạc, lửng lơ treo giữa trời. Làm cho ko gian làng quê bừng sáng trong biển trăng vàng.  Em ngắm trăng mãi mà ko biết chán. Sau khi cùng ông bà, bố mẹ ngắm trăng đến tận khuya, đã thưởng thức hết món bánh Trung thu bà làm thì gia đình e cùng nhau trở về nhà. Cứ như vậy, năm nào cũng thế, bố mẹ đều trở e về quê thăm ông bà và ngắm trăng. Dù cuộc sống có bận rộn, bộn bề ngổn ngang công việc đến đâu chỉ cần về quê là ta đc cảm giác thư giãn, thoải mái, ấm áp, gần gũi bên ng thân. Em sẽ nhớ mãi kỉ niệm này!

11 tháng 9 2020

Én có gì lạ, báo mùa xuân sang.

Nắng có gì lạ, mà cánh hoa hồng tươi"

Tôi nhẩm lại lời của một bài hát thiếu nhi về mùa xuân. Nhìn qua khung của sổ, tôi thấy khu vườn nhà tôi đang bước vào xuân. Ôi, mùa xuân xinh đẹp đã về với khu vườn nhà tôi. Toàn khu vườn như được phủ một lớp khăn voan trắng mỏng bởi vì mưa xuân như rây bột trên cành cây và kẽ lá. Trong cái tiết trời ấm áp, cây cối đua nhau đâm trồi nảy lộc, đơm hoa khoe sắc. Mới sáng ra, vườn tôi đã rộn rã tiếng chim: tiếng lích tích của mấy chú chim sâu đang thoăn thoắt chuyền cành. Tiếng ri ri của mấy chú sẻ đồng đang vui vẻ cùng nhau đón chào một ngày mới.

Hình như, đất trời như rạo rực hẳn lên vì khí trời ấm áp của mùa xuân đã xua đi cái u ám của những ngày đông giá rét, vạn vật và cây cối trong vườn như được hồi sinh. Những mầm non xanh tươi, mập mạp của cây bưởi đầu nhà đua nhau bung ra, khoe với đất trời những bộ quần áo mới. Chúng vui vẻ vì đã trút bỏ được cái tấm áo bông cũ kĩ, nặng nề mà mặc suốt mùa đông. Mấy cây cam nở hoa trắng xóa, hương thơm dìu dịu đưa tận vào trong nhà. Một cơn gió nhẹ thổi, vài chiếc lá đào còn xót lại cuối cùng lìa cành rơi theo chiều gió. Những cánh hoa cam rụng trắng đầy cả gốc. Ở phía kia là bụi chuối tiêu, tán lá to như tấm phản, đang đâm bi. Hoa chuối tím đỏ như một búp sen, cố nhoài mình ra khỏi mẹ để hít thở khí trời. Ở cạnh ao là cây dừa thật cao lớn, lá như những thanh gươm, khi gió lên, đua nhau khua xào xạc. Cây đào trước cửa thi nhau trổ hoa. Những cánh hoa phơn phớt hồng, mỏng tang bay lả tả theo chiều gió. Tôi ra vườn, hít khí trời sảng khoái. Ngước nhìn bầu trời xanh, lắng nghe đất trời như đang cựa mình. Em thấy lòng mình vui phơi phới.

Ôi, càng ngắm khu vườn nhà em, em càng thấy thêm yêu ngôi nhà nhỏ của em. Em thầm nhủ, dù mai này có đi đâu xa em vẫn nhớ những phút giây êm ả của khu vườn nhà em vào mùa xuân.

Mùa xuân về , khu vườn nhà tôi như 1 thiên đường vs muôn ngàn màu sắc rực rỡ .

 Mùa đông đã qua , những bông hoa tươi đua nhau khoe sắc thắm như chào đón 1 mùa xuân tới . Thật ngạc nhiên ! Cây vú sữa đc trồng cạnh giếng nc rất xanh tốt , vòm lá xum xue toả bóng mát 1 góc sân rộng , tạo thành 1 chỗ vui chơi cho 2 chị em tôi và lũ bạn hàng xóm . Cây hoa hồng đổ thắm còn lấm tấm những hạt sương mai trông rất đẹp , cánh hồng mềm mại như nhung . Cây gạo mới tồng khoảng 2 năm sừng sững như 1 tháp đèn , hàng trăm bông hoa gạo là hàng trăm ngọn nến lửa hồng tươi . Chào mào , chim ri , chim sáo đậu trên cây hót líu lo tạo thành 1 bản nhạc như chào đón mùa xuân tới . Ong bướm rủ nhau đi kiếm mật , chúng hăng say làm vc tới nỗi trời tối lúc nào ko bt . Khu vườn mơn mởn chồi non lộc biếc , mùi hương thơm nồng nàn lan toả kháp khu vườn . Các màu sắc kết hợp , hoà quyện lại tạo thành 1 bức tranh sống động , giàu sức sống .

 Tôi rất yêu quý khu vườn này . Tôi sẽ chăm sóc khu vườn này thật chu đáo để mừng đón mùa xuân tới , tràn đầy hạnh phúc và lộc xuân !

* Không hay lắm nhưng tham khảo nhad ! 

10 tháng 9 2020

Biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ là hai đơn vị kiến thức quan trọng và thường xuyên xuất hiện trong các đề thi, đề kiểm tra của chương trình Ngữ văn lớp 6.

Hiểu được những khó khăn của học sinh khi làm các bài tập dạng này, thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Ngữ văn tại HOCMAI sẽ giúp các bạn học sinh nắm rõ được bản chất và có những mẹo nhỏ giúp phân biệt giữa hai biện pháp tu từ trong các bài kiểm tra, bài thi.

Thế nào là ẩn dụ và hoán dụ?

Ẩn dụ: là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa chúng. Ẩn dụ gồm bốn loại: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ cách thức và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Ví dụ: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”    [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A) được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B)

Hoán dụ: là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương cận (gần gũi)  giữa chúng. Hoán dụ được chia thành bốn loại: lấy một bộ phận thay thế cho toàn thể; lấy vật chứa thay cho vật bị chứa; lấy dấu hiệu để thay cho vật mang dấu hiệu; lấy cái cụ thể thay thế cho cái trừu tượng.

Ví dụ: “Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già)

Má hồng: chỉ người con gái đẹp

Học sinh thường gặp khó khăn khi phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Điểm chung khiến học sinh dễ nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ

Học sinh thường nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ vì chúng đều là biện pháp tu từ giúp sự diễn đạt thêm sinh động, tăng sự gợi cảm gợi hình và được tạo ra bằng việc thay đổi tên gọi của sự vật này bằng tên gọi của sự vật khác.

Để giúp học sinh dễ hiểu hơn, thầy Hùng đã hệ thống lại bằng mô hình sơ đồ như sau:

Sự vật được gọi tên là A bị ẩn đi và thay thế thành tên khác là B trong văn bản qua thao tác liên tưởng, so sánh. Muốn xác định đâu là A, B học sinh cần dựa vào văn cảnh, văn cảnh, tức là dựa vào câu thơ, câu văn mà hình ảnh đó xuất hiện.

Mẹo phân biệt ẩn dụ và hoán dụ trong câu văn, câu thơ

Mối liên hệ giữa hai sự vật chính là yếu tố quyết định để phân biệt biện pháp tu từ đó là ẩn dụ hay hoán dụ.. Nếu hai sự vật có mối quan hệ tương đồng, có sự giống nhau thì ta có biện pháp tu từ ẩn dụ. Mặt khác, nếu mối quan hệ giữa chúng là tương cận, có sự gần gũi nhau thì ta có biện pháp tu từ hoán dụ.

Thầy Hùng phân loại các mối quan hệ trong ẩn dụ và hoán dụ

Khi xử lí dạng bài tập về biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ, học sinh cần làm theo hai bước:

– Bước 1: Từ yếu tố đã cho trong văn bản, học sinh cần tìm ra yếu tố bị ẩn đi hay tên gọi ban đầu của nó dựa vào văn cảnh và ngữ cảnh.

– Bước 2: Xét mối quan hệ giữa hai yếu tố để khẳng định đó là ẩn dụ hay hoán dụ.

Để dễ dàng phân biệt ẩn dụ và hoán dụ, thầy Hùng mách cho các bạn một mẹo rất đơn giản: “Bản chất của ẩn dụ đó là phép so sánh ngầm. Vậy khi ta đã khôi phục được hai hình ảnh A và B, ta thử đặt 1 từ so sánh giữa chúng, nếu hợp lý thì rõ ràng mối quan hệ giữa A và B là mối quan hệ tương đồng. Ta khẳng định đó là ẩn dụ. Còn ngược lại nếu ta thêm từ so sánh vào giữa A và B mà câu này không có nghĩa, không hợp lý thì ra nói đây là biện pháp tu từ hoán dụ.”

Phân tích ví dụ, tìm biện pháp tu từ trong hai câu thơ:

“Tay ta tay búa tay cày

Tay gươm, tay bút dựng xây nước mình.”

Trước hết cần xác định được hình ảnh, từ ngữ đã được thay thế trước. Ta dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu “tay búa, tay cày, tay gươm, tay bút” là những từ đã bị thay đổi tên gọi.

  • Bước 1: Khôi phục lại từ đã bị ẩn đi.

Chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng hình ảnh tay búa là người cầm búa, tay cày là người cầm cày, tay gươm là người cầm gươm, còn tay bút sẽ là người cầm bút.

  • Bước 2: Thử mối quan hệ giữa 2 bên A,B

Khi thêm từ so sánh “Tay búa như người cầm búa”  không hợp lý. Tay búa không thể giống như người cầm búa được, bởi một cái là một bộ phận còn kia là cả một con người, mối quan hệ này không thể là mối quan hệ tương đồng. Vậy đây không phải là biện pháp tu từ ẩn dụ mà phải là phép tu từ hoán dụ.

10 tháng 9 2020

Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.

Nguyên liệu: đậu xanh tách vỏ, gạo nếp, thịt heo và một số gia vị giống bánh chưng. Ca biệt có bánh tét thập cẩm  với nhân gồm trứng muối, tôm khô, lạp xưởng, thịt giò, hột sen, nấm đông cô, đậu xanh cũng như bánh chưng ngày nay người ta dùng dây ni lông thay vì dây lạt

Chúc bạn hok tốt , nhớ k mình nha

10 tháng 9 2020

help me

11 tháng 9 2020

Truyền thuyết Con Rồngcháu Tiên kể lại sự tích về nguồn gốc của các dân tộc sống trên đất nước ta.  thế, nó thuộc kiểu văn bản tự sự.