K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Trong bài thơ “Lượm”, người đọc rất ấn tượng trước hình ảnh của chú bé liên lạc được miêu tả trong hai khổ thơ sau:                                                         “Chú bé loắt choắt                                                          Cái xắc xinh xinh                                                          Cái chân thoăn thoắt                                                          Cái đầu nghênh...
Đọc tiếp

 Trong bài thơ “Lượm”, người đọc rất ấn tượng trước hình ảnh của chú bé liên lạc được miêu tả trong hai khổ thơ sau:
                                                         “Chú bé loắt choắt

                                                          Cái xắc xinh xinh

                                                          Cái chân thoăn thoắt

                                                          Cái đầu nghênh nghênh

 

                                                         Ca lô đội lệch

                                                         Mồm huýt sáo vang

                                                         Như con chim chích

                                                         Nhảy trên đường vàng

                                                        

                                                        - Cháu đi liên lạc

                                                        Vui lắm chú à

                                                        Ở đồn Mang Cá

                                                        Thích hơn ở nhà”

                                                                (Theo Sách tiếng Việt lớp 2, Nhà xuất bản Giáo dục)

 

   1. Văn bản trên được viết bằng thể thơ nào? Dấu hiệu nào cho thấy đây là một bài thơ?

   2. Em hãy liệt kê các từ láy có trong  hai khổ thơ trên và giải nghĩa 1 từ trong số các từ láy em tìm được.

   3. Tìm phép tu từ điệp ngữ và so sánh có trong hai khổ thơ trên và nêu tác dụng.

   4. Chỉ ra những câu thơ có yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.

0
“(1) Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. (2) Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. (3) Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh, đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. (4) Bốn mùa Hạ Long, mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi,...
Đọc tiếp

“(1) Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. (2) Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. (3) Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh, đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. (4) Bốn mùa Hạ Long, mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời, màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.” 

(Vịnh Hạ Long – Thi Sảnh) 

a. Hãy liệt kê các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn trên.
b. Hãy chỉ ra những câu ghép trong đoạn văn. 
c. Xác định thành phần chủ ngữ, thành phần vị ngữ trong một câu ghép vừa tìm được. 

d. Có thể thay thế từ “rạng rỡ” bằng từ “rực rỡ” không? Vì sao? 
 Viết một câu văn có sử dụng từ “rạng rỡ” và “rực rỡ”. 

0
Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Cây tre trăm đốtNgày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cây tre trăm đốt

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

 

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy.

Câu 3. Nhân vật anh chàng Khoai và nhân vật phú hộ trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào? Vì sao?

Câu 4. Em hãy sử dụng sơ đồ sau để tóm tắt các sự việc trong truyện.

Câu 5. Em hãy cho biết câu nói: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho” là lời của nhân vật nào.

Câu 6. Chỉ ra và cho biết chức năng của trạng ngữ có trong câu văn sau: Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho.

Câu 7. Chỉ ra và nêu vai trò một chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 8. Hoàn thiện sơ đồ sau để đưa ra nhận xét của em về nhân vật Khoai trong văn bản.

Câu 9. Nếu thay đổi kết thúc truyện thành:

Mang lòng thù hận người với người cha vì đã không cho mình cưới vợ nên chàng Khoai đã không đọc câu thần chú khiến cho người cha mãi mãi dính vào cây tre trăm đốt, ngày ngày chỉ còn biết chịu đựng trong đau đớn, dằn vặt.

Thì em có đồng ý hay không? Vì sao?

Câu 10. Viết một bài văn khoảng 200 chữ kể lại câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đố

0