Những chi tiết nào biểu hiện tâm trạng của người mẹ?
( Văn bản: Cổng trường mở ra)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh.
DÀN Ý
I. Mở bài: giới thiệu cảnh bình minh trên quê hương em
Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê với cánh đồng thẳng tắp, những tiếng trẻ con ríu rít nói chuyện, những con người cần cù lao động. cảnh mà tôi yêu nhất và tôi nghĩ là đẹp nhất là cảnh bình minh trên cánh đồng quê tôi.
II. Thân bài: Tả cảnh bình minh trên quê hương em
1. Tả bao quát cảnh bình minh trên quê hương em
2. Tả chi tiết cảnh bình minh trên quê hương em
a. cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời chưa mọc
b. cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời dần hé sáng
c. cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời sáng hẳn
III. kết bài: nêu cảm nghĩ cảnh bình minh trên quê hương em: em rất thích cảnh cảnh bình minh trên quê hương em vì đây là khoảng thời gian dịu dàng và êm đềm nhất ở quê em trong ngày.
DÀN Ý
I. Mở bài: giới thiệu cảnh bình minh trên quê hương em
II. Thân bài: Tả cảnh bình minh trên quê hương em
1. Tả bao quát cảnh bình minh trên quê hương em
2. Tả chi tiết cảnh bình minh trên quê hương em
a. cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời chưa mọc
b. cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời dần hé sáng
c. cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời sáng hẳn
III. kết bài: nêu cảm nghĩ cảnh bình minh trên quê hương em
câu 1:
vấn đề VB:
- Ca ngợi lối sống giản dị mà thanh cao của bác
-Nói về sự hội nhập thế giới và giữ gìn bản sác dân tộc
câu 2:
Phương diện : trang phục , nơi ở , bữa ăn , tư trang
câu 3:
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Nguồn : internet
Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ. “Vị tha” là phẩm chất chúng ta cần rèn luyện. “Ích kỉ” là điều mỗi người nên tìm cách gạt bỏ.
Vậy thật ra thế nào là vị tha, thế nào là ích kỉ? Vị tha là chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Ích kỉ nghĩa là chỉ hành động vì lợi ích riêng của mình. Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Trong khi người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Và dĩ nhiên kẻ ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.
Chúng ta biết “nhân vô thập toàn”. Đã là người ai lại không có một lần phạm phải sai lầm. Nếu mọi lỗi lầm đều không được tha thứ thì mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ như thế nào? Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người. Và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?
Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con “quỷ” ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc “củi sắt” nhốt lòng ích kỉ làm bằng “lương tâm” và “ý chí”. Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Mac-đen đã từng nói: “Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác”. Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.
Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người…”nuôi dưỡng” nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ phải chỉ riêng mình”
( Tố Hữu )
Con người sinh ra là để sống với cộng đồng. Kẻ ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không thể tồn tại hay “chết” theo cách nghĩ nào đó mà Huy-gô đã từng nói: “Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với người khác”. Nói cách khác, không phải họ đang sống mà đơn giản chỉ là tồn tại. “tồn tại” chỉ thật sự nâng lên thành “sống” khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương. Những kẻ ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng?
Vị tha là “người” đứng bên kia chí tuyến với lòng ích kỉ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.
Trước hết cần nói rằng sống cho vị tha chính là tự tôn trọng mình như Vệ Bá đã từng nói “Khoan dung, vị tha, bác ái là cái nền để kính mình”. Để tha thứ và tỏ ra bao dung với người khác không phải dễ. Đơn giản hơn nghĩa là ai cũng biết đó là một điều tốt nhưng không phải tất cả đều làm được. Nó đòi hỏi người ta những phẩm chất nhất định. Có lẽ vì vậy mà Han-đa-rơ gọi những ai biết tha thứ là “những con người dũng cảm”.
Như đã nói ở trên thì học cách sống cho vị tha không phải dễ. Nhưng để tha thứ cho kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính là ta đang tự chiến thắng bản thân mình.
“Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng”
(Arixtot)
Người chưa từng biết tha thứ cho kẻ thù thì chưa từng nếm một trong những thú vui tuyệt trần của thế gian. Khổng Tử dạy rằng “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” (trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.
Ta tưởng tượng lòng vị tha giống như một khu vườn. “Vị tha” trong suy nghĩ là đất, “vị tha” trong lời nói là hoa và “vị tha” trong việc làm là quả. Từ lúc vun trồng cho tới khi ra hoa kết quả, lòng vị tha phải trải qua quá trình nuôi dưỡng lâu dài. Đồng thời cũng nên nhớ rằng người ta chỉ thật sự tha thứ khi học được cách để quên. Cũng như một cái cây làm sao có thể phát triển xanh tươi nếu mảnh đất nuôi lớn nó quá cằn cỗi. Vì thế khi nói rằng “Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên” chỉ là một biến thể của câu “Tôi không thể tha thứ”.
Tuy nhiên , việc gì cũng có giới hạn nhất định. Cái gì “quá” cũng không tốt. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy. Nói nó xấu không có nghĩa là bản thân chúng ta không được phép nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho mình trên cơ sở lợi ích của người khác.
Trước những thử thách của cuộc sống ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có toà án lương tâm để định hướng cho hành động của mình. Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩ là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Làm được điều đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhắc đến vị tha và ích kỉ, tôi lại nghĩ về câu nói: “Thêm một chút vị tha và vứt đi một phần ích kỉ sẽ thấy cuộc sống là màu hồng”…
1, kể theo ngôi thứ nhất
td: làm cho những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trở nên chân thực và sinh động hơn, tăng giá trị biểu cảm cho bài văn
2, dàn ý :
a, mở đoạn :
- đoạn trích nằm trong tác phẩm Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh đã gợi nhớ cho tôi về 1 quãng thời gian đáng nhớ khi mới lần đầu tiên cắp sách đến trường
b, thân đoạn : phân tích
- cx như tôi ngày ấy, họ bỡ ngỡ, rụt rè, e sợ
-> nhưng cx khát vọng bay bổng đi học
- cảm xúc ùa về khi đọc vb :
+ ngày tháng bám víu tay mẹ, ngại ngùng
+ lúc đó rất hồn nhiên ngây thơ
+ cx khao khát đến trường, gặp thầy, gặp bạn
+ đam mê cầm trên tay quyển sách, thỏa chí sáng tạo,
+ những khát vọng của tuổi trẻ, mong muốn đc thể hiện mình
=> quẫng t gian trong trẻo, yêu thương, đáng nhớ và trân trọng
c, kết đoạn:
- đoạn trích tuy ngắn nhưng phần nào đã thể hiện những kỉ niệm, hoài bão của tuổi thơ
- t giả phải chăng rất đam mê tới trường nên đã tạo ra tác phẩm này để cho mn có đc niềm vui, hạnh phúc khi đến trường học tập
Trước ngày khai trường của con, người mẹ đã không ngủ được, hồi hộp, lo lắng cho tương lai của con.
Những chi tiết thể hiện điều đó là:
- trằn trọc không ngủ được, mẹ hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.