các bn bt cách tăng điểm hỏi đáp ko giúp mk với cảm ơn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hùng từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”
Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.
Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huýt một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Sơn Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.
Câu chuyện đã theo nhân dân ta cả nghìn đời nay, là sự chứng minh cho chiến thắng của nhân dân hàng năm, cho dù lũ lụt xảy ra nhưng vẫn phải rút, giống như Thủy Tinh có đem nước đánh Sơn Tinh bao nhiêu lần vẫn không thể đánh thắng.
>> Tham khảo: Bài văn mẫu lớp 6 số 1 đề 1: Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em
Bài văn hay nhất hệ mặt trời
Ngày xửa ngày xưa, có một đứa tên mị CHÂU béo y hệt một con trâu, dân quanh đấy ko có mắt thẩm mĩ nên cứ bảo nàng xinh đẹp nhất trần đời. Một hôm có hai thằng tên là Sơn Điên và Thủy Ngu đến hỏi cưới mị nương.Vua Hùng bảo :" Phải mang 100 xe SH ,200 xe lambogini ,100 cây vàng , 50 chỉ vàng , 1.000 iphon X ."
Hôm sau Sơn Điên đến trước ,rước được Mị CHÂU .Thủy Ngu đến sau ko lấy được vợ , bèn mang dao ra chém chết Sơn Điên .Và từ đấy Sơn Điên đã chết ,còn Thủy Ngu thì sau khi chém chết sơn Điên thì bị ung thư não nên cũng chết .Còn Mị CHÂU thì giờ làm con Trâu. Vua Hùng thì phá sản trở thành ăn mày.
HẾT
Bài này lấy từ Google, mời bạn tham khảo!
Trịch Công Sơn từng nói:" Sống trên đời chỉ có thân phận là tình yêu. Thân phận là hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào để nuôi dưỡng tình yêu, để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời". Có lẽ, tình yêu thương và lòng nhân ái luôn là ngọn nguồn trong tâm tưởng con người.
Trước hết chúng ta phải hiểu rõ lòng nhân ái và yêu thương là gì? Suy cho cùng nó là một cách gọi cao quý của những hành động lương thiện và tốt đẹp của con người đối với đồng loại. Lòng nhân ái bao gồm cả sự vị tha, bao dung và che chở, ... Đó là những điều mà mỗi con người chúng ta đều phải hướng tới, học hỏi và chiêm nghiệm chúng trên hành trình tìm kiếm nhân ngã tốt đẹp.
Lòng nhân ái, yêu thương không phải bổn phận hay trách nhiệm mà nó xuất phát từ tâm, từ sự tự nguyện của chính mình. Khi một người có cái tâm trong sáng, lòng nhân hậu và chan hòa thì trước hết họ trao đi yêu thương đồng nghĩa với việc họ mang lại cho mình niềm vui và hạnh phúc ngay trong chính cuộc sống âu lo và lắm bộn bề. Dẫu biết rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng có sự quân bình, không phải cho đi là có thể nhận lại dễ dàng, đôi lúc ta cần rộng lượng cho đi mà không cần nhận lại. Đó chính là lòng nhân ái cao cả mà giản đơn. Trong chính từng hành động nhỏ của con người như: giúp một bà cụ qua đường, dỗ dành một em nhỏ trên xe buýt đông người, mua vé số cho những đứa trẻ lang thang trên phố. Cách mà con người ta trao đi lòng nhân ái của mình sẽ trở thành một thứ cứu cánh cho những người đang vướng vào nghịch cảnh, khó khăn thậm chí đau khổ. Nhiều khi, sự thiếu thốn về vật chất khiến chúng ta quý trọng đồ ăn hơn bao giờ hết, sự thiếu hụt về tâm hồn lại cho ta một bài học khắc ghi về tình người. Ai chưa một lần từng trải có lẽ sẽ không hiểu về nhân tình thế thái là bao, nhưng ít nhiều họ hiểu về tình thương sẽ không bao giờ lụi tàn dù cuộc sống tràn đầy bi ai.
Vậy làm thế nào để chúng ta có lòng nhân ái và yêu thương mọi người? Chắc hẳn phải xuất phát từ tâm hồn, mỗi người hãy tự cho mình một khoảng lặng để tu dưỡng tâm tính, đào luyện bản ngã, nuôi dưỡng cái thiện, tưới tắm cho những điều tốt đẹp. Dù biết chẳng ai là hoàn hảo, mọi thứ trên đời không thể vẹn toàn nhưng chúng ta luôn phải hướng đến cái chân thiện mỹ, đến sự hoàn hảo. Và chúng ta hãy học cách quan tâm, cách đồng cảm và sẻ chia với mọi người xung quanh, đó cũng là cách tốt nhất để có sự kết nối tiếng nói, tình cảm giữa con người và con người. Lòng nhân ái đôi khi không cao cả như bạn nghĩ, đôi lúc chỉ là những điều nhỏ nhặt tưởng chừng tầm thường trong cuộc sống nhưng không ngờ nó chính là thứ nuôi dưỡng tâm hồn con người thêm phong phú. Mỗi người không phải Đức Phật nhưng hãy sống và mang trong lòng một Đức tin, tâm niệm tốt đẹp để ta có thể mở lòng trao đi và nhận lại một cách đúng nghĩa.
Trong xã hội hiện nay, mọi thứ phát triển kéo theo nhiều hệ quả vô cùng to lớn đó chính là lòng người ngày một lụi tàn, họ vì những danh lợi mà bất tín, vì những vật chất thấp hèn mà bất trung, vì sự ích kỉ mà bất nghĩa. Cùng với đó, lòng nhân ái và tình thương cũng ngày càng bị bào mòn bởi lối sống vô cảm và thờ ơ. Mong rằng, dù cuộc sống có thay đổi không ngừng thì tình thương và lòng nhân ái vẫn mãi mãi sống trong tim mỗi người.
Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em hai căn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà Sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.
Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.
Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được".
Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.
Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.
Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.
Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.
_Học tốt_
Tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa là những câu ca dao hay nhất trong kho tàng ca dao việt Nam. Vì sao vậy, giản dị, dễ hiểu thôi, mỗi người đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, cha, sự sẻ chia của anh chị em ruột thịt. Gia đình là điểm tựa đầu tiên cho ta bước vào đời, cũng là nơi trở về để tìm sự nâng đỡ. Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bởi thế, bên cạnh việc nhắc nhở ta về tình yêu thương của cha mẹ và bổn phận của đạo làm con, ca dao còn nhắc ta về tình anh em ruột thịt. Lời nhắc nhở, dặn dò, thấm thía, cảm động làm sao:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy
Quan hệ anh em một nhà được nói hết sức giản dị, dễ hiểu. Anh em ruột thịt khác biệt rõ ràng với quan hệ láng giềng. Dùng phép di chiếu giữa hai tiếng "người xa" ngắn gọn, bình thản với tám tiếng liền hơi "cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân". Thân mật, tha thiết, trang trọng, thiêng liêng là những cảm xúc mà tám tiếng giản dị ấy đem lại. Cách diễn đạt không có gì mới, lạ, không cầu kì, cứ nhẹ nhàng, tự nhiên mà thấm thía, sâu sa. Theo cái mạch ấy, tác giả đi tiếp đến những lời răn:
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy
Dùng cách nói so sánh đơn giản, hình ảnh so sánh cũng gần gũi - cách nói ta thường gặp trong dân gian, tác giả chỉ cho ta thấy tình anh em như tay với chân, gắn bó, sẻ chia nhưng là sự gắn bó sẻ chia bằng máu thịt. Vậy có dễ tách rời? Dùng một ý niệm trừu tượng là tình yêu thương để so sánh với hình ảnh cụ thể là tay, chân, tác giả dân gian đã gợi cho ta nhiều liên tưởng. Dù ví thế nào, thì cuối cùng, tác giả dân gian cũng nói VỚI ta một điều: ông bà, cha mẹ ta luôn muốn các con cháu mình yêu thương nhau tha thiết, gắn bó VỚI nhau không thể tách rời bằng mạch máu, đường gân trên cùng một cơ thể. Cơ thể ấy là gia đình ta, mẹ cha ta. Bời vậy anh em gắn bó không chỉ làm ấm lòng ta mà còn ấm lòng cha mẹ ta. Phải chăng, đó cũng là cách báo hiếu với người đã sinh thành, dưỡng dục của đạo làm con. Khép lại bằng những thanh bằng, câu ca dao đem đến cho ta cảm giác nhẹ nhàng, êm ái. Cảm giác ấy như được ngân lên, lan toả mãi trong lòng ta, lòng người, về một chân lí giản đơn nhưng có sức sống vĩnh hằng qua thời gian, năm tháng:
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy
.Một lời răn thấm thía, một lời dạy nhẹ nhàng, sâu xa. Bài học ta nhận được cứ lấp lánh trong hồn ta, lấp lánh trong cuộc sống bởi con người Việt Nam vốn trọng tình, trọng nghĩa, sống đúng với lời răn dạy đó ta đã làm vui lòng cha mẹ ta, vui lòng anh em ta bởi có ai mà không muốn đem đến cho người thân yêu của mình hạnh phúc và niềm vui?.
Lịch sử nhân loại đã từng in đậm dấu ấn về những tình bạn đẹp. Đó là tình bạn chung thủy, gắn bó khăng khít, hiểu nhau qua từng phím đàn nốt nhạc như Bá Nha- Chung Tử Kỳ, sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng hoài bão chung, làm việc để nuôi bạn như Các Mác - Ăng ghen. Tình bạn đẹp thì không mưu cầu về danh lợi, xem thường mặt vật chất, chỉ có nghĩa cử và tâm hồn là cao đẹp, đáng quý. Trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, thi sỹ đã kể về gia cảnh túng thiếu của nhà mình, không cần đãi nhau rượu thịt, rau dưa, ngay cả một "miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng không có. Chỉ cần hai người bạn tâm giao tri kỷ, chỉ cần "Bác đến đây chơi ta với ta" là đã đủ.
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã từng dạy rằng "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", bởi vậy nên người ta mới phải "Chọn bạn mà chơi". Con người không phải ai cũng tốt, biết lánh xa cái xấu, học tập cái tốt, chơi với người bạn tốt thì con người ta cũng sẽ tốt đẹp hơn. Người bạn tốt không chỉ chia sẻ vui buồn cảm xúc, nỗi niềm cùng ta mà còn giúp cho ta tiến bộ, luôn ở bên ta mỗi khi ta gặp gian khó, luôn mỉm cười khi thấy ta thành công, an ủi động viên mỗi khi ta vấp ngã trên con đường đời.
Sống suốt đời, bên cạnh tình yêu, chúng ta còn có những người bạn. Tình bạn làm con người ta hiểu nhau hơn và từ đó hoàn thiện mình hơn.
Khi ánh mặt trời như vừa rạng sáng đã nghe tiếng chân người chạy thình thịch, thế rồi lại còn có cả những tiếng xe cộ đi lại ngược xuôi bấm còi inh ỏi, báo hiệu một ngày mới đã đến. Thế rồi em như thấy được cảnh buổi sáng trên đường phố thật khác với cảnh buổi sáng ở quê ngoại em.
Con phố nơi gia đình em ở đó chính là một khu phố cũ, đường hẹp và ngắn. Sống ở đây lâu em biết được nhịp sống ở đây bắt đầu rất sớm và kết thúc thì rất muộn. Có thể nhận thấy được rằng trên đường phố trong buổi sáng đủ các từng lớp, già, trẻ, gái, trai không thiếu một lứa tuổi nào cả. Khi buổi sáng sớm đến thì lúc này mọi thứ như đều vắng vẻ hơn là trên vỉa hè rộng rãi thì có những bác lớn tuổi, các bà, các ông lại đang tập bài thể dục quen thuộc. Người trẻ hơn thì lại chọn cho mình môn thể thao chạy hay đi bộ.
Phóng tầm mắt ra xa chút thì khung cảnh buổi sáng trên đường phố lại có các quầy hàng bên đường cũng như tiếng rao của người bán hàng rong đã xuất hiện. Cách đó ít phú thôi thì chỉ một loáng sau, đường phố đã đông vui nhộn nhịp hẳn lên không còn vắng lặng như trước nữa. Ngay ở đầu phố là các cửa hàng đã dọn hết hàng ra, trên đường thì đã tấp nập người qua lại.
Ở phía xa xa thì những cô cậu trò chúng em lũ lượt đến trường đi thành hàng một, hàng hai trên vỉa hè và như đang nói chuyện vui vẻ không ngớt. Những cô chú công nhân cũng nhanh chóng đến các khu công nghiệp, tất cả như ồn ào hơn bao giờ hết. Khung cảnh im lặng đã đi đâu mất để nhường chỗ cho sự náo nhiệt của cảnh phố phường.
Cảnh phố phường buổi sáng như đông đúc vậy thôi, nhưng nó đã trở thành một nếp sống quen thuộc. Em cũng yêu con đường phố nơi em ở nhiều lắm! Cho dù lớn lên em vẫn mãi không bao giờ quên được khung cảnh đường phố quê em vào những buổi sớm.
bn chỉ cần trả lời thật nhiều câu hỏi trên diễn đàn là dc
diễn đàn ở đâu zự