hãy nói cảm nhận của em sau khi đọc câu chuyện sau
Câu chuyện :Những vết đinh Một cậu bé tính tình rất nóng nảy và cộc cằn. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng mỗi khi cậu nổi nóng hay nặng lời với ai, hãy đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn và suy nghĩ về việc mình đã làm. Sau ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng mười hai chiếc đinh vào hàng rào. Những ngày sau, khi cố gắng kiềm chế cơn giận của mình thì số đinh cậu đóng lên tường rào ngày một giảm. Và cậu nhận ra rằng việc giữ bình tĩnh có lúc dễ hơn là việc đóng những chiếc đinh. Cho đến một ngày, khi không cần phải dùng đến chiếc đinh nào thì cậu bé tin là mình đã thay đổi và không còn nóng nảy như trước nữa. Cậu kể với cha về điều này và người cha đưa ra một đề nghị: mỗi ngày cậu giữ được bình tĩnh, hãy nhổ một chiếc đinh đã đóng trên hàng rào. Nhiều ngày trôi qua, cuối cùng, cậu bé vui mừng thông báo với cha rằng tất cả những chiếc đinh đều đã được nhổ. Người cha dẫn cậu đến hàng rào và nói: - Con đã làm rất tốt, con trai ạ! Nhưng con hãy nhìn vào những cái lỗ trên hàng rào – hàng rào sẽ chẳng bao giờ còn nguyên vẹn như xưa nữa. Những điều con thốt ra trong lúc giận dữ sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương – giống như những vết đinh này. Cho dù con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần thì vết thương vẫn còn đó. Vết thương tâm hồn rất khó hàn gắn và chỉ có thể lành được khi có tình thương yêu chân thành và thực sự.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một hôm, quỷ mang tấm gương bay lên trời định soi vào Thượng Đe và các thiên thần. Nhưng khi quỷ tới gần cổng trời, tấm gương đột nhiên vỡ tan thành muôn vàn mảnh vụn.
Những mảnh vỡ này thật khủng khiếp! Người nào không may bị nó bắn vào tim hay vào mắt thì sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm.
Thật bất hạnh! Trong không trung còn vô số những mảnh vỡ ấy đang bay lơ lửng. Hôm ấy có một đôi bạn rất thân đang ngồi đọc sách bên cửa sổ. Cậu bé tên là Kay còn cô bé là Giéc-đa. Giéc- đa có giọng đọc êm ái và du dương nên Kay rất thích được nghe cô bé đọc sách.
Đang ngồi, Kay bỗng khuỵu ngã và kêu lên:
– ái, Giéc-đa ơi, sao mình thấy đau nhói ở tim và mắt thế này!
Thật tội nghiệp! Cậu bé khồng hề biết rằng mắt và tim mình đã bị những mảnh gương quỷ bắn vào. Từ lúc đó, Kay không muốn chơi với ai nữa. Cậu bé luôn tìm cách xa lánh mọi người, kể cả Giéc-đa. Rồi một ngày mùa đông tuyết rơi dày đặc, Kay đã rời nhà đi theo bà Chúa Tuyết trên một cỗ xe lớn màu trắng.
Bà Chúa Tuyết đã hồn lên trán Kay khiến cậu quên hết tất cả. Rồi bà đưa Kay lên thật cao và thật xa. Chẳng ai biết cậu bé đi đâu. Người ta đồn rằng Kay đã ngã xuống sông và bị dòng nước cuốn đi. Giéc-đa buồn lắm!
Mùa đông lạnh lẽo đã trôi qua và mùa xuân ấm áp đã quay lại. Cô bé hỏi tia nắng và những đàn chim đi tránh rét trở về, nhưng không có tin tức gì của Kay. Giéc-đa đem đôi giày đỏ mà cô bé rất thích ra bờ sông. Cô bé hỏi dòng sông:
– Sông ơi, có phải sông đã lấy mất Kay yêu quý của tôi không? Hãy trả bạn ấy cho tôi! Tôi sẽ tặng sông đôi giày đỏ này.
Giéc-đa thả đôi giày xuống nước. Nhưng sông trả lại đôi giày cho cô bé vì sông có bắt Kay đâu. Giéc-đa tưởng mình thả giày chưa đúng chỗ nên sông không nhận. Cô bé liền bước xuống một chiếc xuồng đang đậu sát bờ để thả giày ra xa hơn. Chiếc xuồng chòng chành rồi bị tuột dây buộc, từ từ trôi đi, Giéc-đa sợ hãi oà lên khóc.
Cô bé không biết làm cách nào để đưa được chiếc xuồng vào bờ, đành cứ mặc cho nó trôi theo dòng nước. Khi xuồng trôi đến gần một ngôi nhà bên bờ sông, Giéc-đa vội cất tiếng kêu cứu. Nghe tiếng kêu, một bà già từ trong nhà chạy ra.
Bà vừa giơ gậy lên, chiếc thuyền đã dạt ngay vào bến. Bà già đưa cô bé tội nghiệp vào nhà. Bà bày ra bàn rất nhiều món ăn ngon để cô bé đang lả người đi vì đói được ăn uống thoả thích.
Đã từ lâu, bà già phải sống cô đơn một mình, bà rất mừng khi được gặp Giéc-đa. Bà muốn giữ cô bé ở lại, nên tìm đủ mọi cách để cô bé được sống đầy đủ và vui vẻ.
Một hôm, Giéc-đa dạo chơi trong vườn. Cô bé nhìn thấy những bông hoa hồng tươi thắm, loài hoa mà cả Giéc-đa và Kay đều thích. Những bồng hồng ấy nhắc nhở cô bé nhớ đến bạn. Giéc-đa khẽ hỏi hoa hồng:
– Hoa ơi, hoa có biết Kay đang ở đâu không?
Các bông hồng đều lắc đầu. Giéc- đa buồn lắm. Cô bé vụt chạy ra khỏi vườn, quyết đi tìm Kay. Giéc-đa đi mãi, cô bé đã qua bao nhiêu làng mạc, hỏi thăm bao nhiêu người, nhưng vẫn chưa tìm thấy Kay.
Rồi mùa đông ào tới, tuyết rơi phủ trắng khắp nơi. Giéc-đa vừa đói, vừa mệt, dừng lại nghỉ bên một cây to đã rụng hết lá. Trên cây có vợ chồng anh Quạ đỏm dáng cũng đang đứng nghỉ.
Quạ hỏi:
– Cô bé ơi, cô đi đâu giữa mùa đông giá lạnh thế này?
Giéc-đa kể cho Quạ nghe chuyện của Kay. Quạ bảo:
– Tôi biết có một cậu bé giống như Kay của cô. Ta thử đến đó xem sao.
Vợ chồng anh Quạ bay trước dẫn đường, đưa Giéc-đa đến một toà cung điện nguy nga. Nơi đó có một căn phòng sang trọng và ấm áp. Giéc-đa bước vào căn phòng ấy và gặp một cô bé xinh xắn có mái tóc vàng óng, cùng một cậu bé giống hệt Kay.
Nhưng họ đều là công chúa và hoàng tử của xứ sở tươi đẹp mà Giéc- đa vừa đặt chân đến.
Hai người bạn mới đã khóc khi nghe vợ chồng anh Quạ kể về hành trình tìm bạn của Giéc-đa. Họ tặng ngay cô bé cỗ xe trượt tuyết bằng vàng cùng mọi vật dụng cần thiết để cô tiếp tục lên đường.
Vì muốn sớm tìm được bạn nên Giéc-đa đi suốt đêm ngày không nghỉ. Một đêm kia, cỗ xe đang lao vun vút thì bị một toán cướp xông ra chặn đường.
Lũ cướp loá mắt khi nhìn thấy cỗ xe vàng, chúng bắt người đánh xe quang vào rừng, đem con ngựa xẻ thịt nướng ăn. Còn Giéc-đa bị chúng lôi khỏi xe, bắt quỳ trên tuyết lạnh.
Khi mụ tướng cướp vừa kề con dao
sáng loáng vào cổ Giéc-đa, thì con gái mụ chạy đến níu giữ tay mẹ lại:
– Mẹ đừng giết cô bé này! Hãy để cô ta làm bạn với con.
Rồi con gái mụ tướng cướp kéo tay Giéc-đa lôi xềnh xệch về phòng.
Từ hôm đó, Giéc-đa không được đi đâu, suốt ngày phải quanh quẩn chơi với con gái mụ tướng cướp. Thấy Giéc- đa không vui, cô ta gặng hỏi và Giéc- đa đã đem chuyện của Kay kể cho cô ta nghe.
Bỗng mấy con chim bồ câu đang đậu trong phòng nghe thấy câu chuyện, cùng kêu lên:
– Cô bé ơi, cách đây ít ngày, chúng tôi có gặp Kay ngồi trên xe của bà Chúa Tuyết đấy.
– Thế các bạn có biết bà Chúa Tuyết ở đâu không? – Giéc-đa mừng rỡ
hỏi.
– Cô bé cứ hỏi bác Tuần Lộc, bác ấy biết rất rõ nơi ở của bà Chúa Tuyết – Bầy chim ríu rít trả lời.
Con gái mụ tướng cướp rất xúc động trước tình bạn của Giéc-đa. Cô ta an ủi bạn:
– Cậu đừng lo, sáng mai tớ sẽ sai Tuần Lộc chở cậu đi.
Hôm sau, hai cô bé dậy rất sớm. Con gái mụ tướng cướp chuẩn bị cho Giéc-đa đủ mọi thứ, rồi đỡ cô bé leo lên lưng Tuần Lộc.
Cô còn ghé tai Tuần Lộc dặn dò rất nhiều. Chú ta gật đầu và chở Giéc-đa lao vút đi.
Tuần Lộc băng qua rừng núi, qua những cánh đồng mênh mông phủ đầy tuyết trắng. Một ngày kia, Tuần Lộc ghé vào nhà bà cụ Tốt Bụng.
Bà cụ chỉ đường cho Tuần Lộc đi tiếp và còn viết thư nhờ bà bạn Thông Thái ở tít trên một đỉnh núi Tuyết giúp đỡ Giéc-đa.
Tuần Lộc và Giéc-đa lại tiếp tục cuộc hành trình.
Đường đi mỗi ngày một khó khăn vất vả. Vách núi Tuyết dựng đứng, Tuần Lộc phải ráng sức nhích từng tí một. Bão tuyết dữ dội như muốn chôn vùi đôi bạn trong tuyết lạnh. Phải chật vật lắm, Tuần Lộc mới đưa Giéc-đa lên được đỉnh núi và tìm đến chỗ bà cụ Thông Thái.
Bà cụ Thông Thái chỉ đường cho Giéc-đa và Tuần Lộc đi tiếp. Bà còn ân cần căn dặn:
– Các cháu còn phải vượt qua rất nhiều trở ngại mới tìm thấy được Kay. Cháu phải tìm cách lấy hết những mảnh gương quỷ trong người cậu ấy ra thì cậu ấy mới thoát khỏi bùa độc. Khi nào gặp nguy hiểm, cháu nhớ đọc kinh cầu nguyện. Chúa nhân từ sẽ giúp đỡ cháu.
Nghe bà cụ Thông Thái nói xong, Tuần Lộc và Giéc-đa vội vã lên đường ngay. Gần đến nơi bà Chúa Tuyết ở, họ gặp phải lũ quái vật tuyết khổng lồ. Chúng chồm lên như muốn nuốt gọn cả Giéc-đa và Tuần Lộc.
Nhớ lời bà cụ Thông Thái dặn, Giéc-đa thành kính đọc kinh cầu nguyện. Mỗi tiếng cô bé đọc lên là một thiên thần xuất hiện. Các thiên thần cầm vũ khí lao vào tấn công lũ quái vật tuyết. Trong chốc lát, đám quái vật đã tan tành thành những hạt tuyết li ti.
Không còn bị đám quái vật chặn đường, Giéc-đa vội vã giục Tuần Lộc đi nhanh tới toà lâu đài bằng băng của bà Chúa Tuyết.
Trong toà lâu đài băng giá đó, Kay đang tím tái vì rét. Cậu bé ngồi bất động trước một đống những mảnh băng vụn và không hề biết Giéc-đa đang đứng ngay bên cạnh.
Giéc-đa thương Kay quá, nước mắt lăn dài trên má cô bé rồi nhỏ xuống ngực Kay. Những giọt nước mắt đầy tình yêu thương ấy thấm vào tận trái tim lạnh lùng của cậu bé, làm tan biến mảnh gương quỷ. Trái tim Kay ấm áp trở lại và cậu bé bật khóc. Mảnh gương quỷ trong mắt cậu bị nước mắt cuốn trôi đi, và Kay nhận ra Giéc-đa…
Cậu bé như bừng tỉnh cơn mơ, xúc động nói với bạn:
– Ôi Giéc-đa, mình lạnh quá! Mình ước ao nhanh chóng được trở về ngôi nhà ấm áp và quen thuộc đầy hương hoa hồng. Mình sẽ lại được ngồi bên cửa sổ nghe bạn đọc sách!
Khi bà Chúa Tuyết quay về, thấy Giéc-đa và Kay ra khỏi toà lâu đài băng giá. Bà biết rằng tình bạn của Giéc-đa đã giúp Kay thoát khỏi bùa phép của quỷ. Bà đành để đôi bạn rời khỏi xứ sở đầy băng tuyết lạnh lẽo trở về quê hương.
Lúc này mùa đông đã trôi qua, và mùa xuân đã trở lại.
Khắp nơi cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi mơn mởn. Trăm hoa đua nở rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời ấm áp. Giéc-đa và Kay như được chắp cánh, chẳng mấy chốc đôi bạn đã trở về nhà. Cả nhà mừng rỡ mở tiệc ăn mừng.
Trong bữa tiệc ấy, bạn bè của Kay và Giéc-đa cùng cất cao tiếng hát ca ngợi tình bạn cao quý và đẹp đẽ.
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Có thể hiểu, tự sự là văn bản kết nối các ý tưởng, khái niệm hoặc sự kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc nói, hoặc một chuỗi hình ảnh.
k cho mik nhé
"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là u Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và u Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, u Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, u Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. u Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. u cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn u Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo u Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Trong cuộc sống của chúng ta có những lúc vui, buồn, giận dữ, đau buồn,... nhưng đó là nhứng trạng thái tâm lý bình thường. Nhưng chúng ta nên kìm chế những trạng thái đó vì nó không những khiến bạn và những người xung quanh bạn bị tổn thương. Dù những cây dinh đó đã được rút ra thì trong tâm hồn người đó vẫn in sâu dấu vết không thể nào xóa nhòa đi được. Chúng ta không nên trút những cơn giận dữ, những nỗi bực tức của mình nên người khác, đặc biệt là những người thân của mình. Vì đó sẽ gây những tổn thương sâu sắc.
Em rút ra bài học là mình phải kiềm chế lại cơn tức giận vì nó vừa có hại cho sức khỏe, mình sẽ rất ít bạn và ngừa ta sẽ luôn nói xấu mình.