K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2019

là từ ỒN Ã

HOK  TỐT

29 tháng 9 2019

tu ko cun nhom la on a

chuc bn hoc tot

29 tháng 9 2019

a.

1. Mở bài:

- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.

- Trường xây được 15 năm.

2. Thân bài:

Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)

a) Tả bao quát về ngôi trường

- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)

- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp

b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.

- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)

- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...

- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...

c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.

3) Kết luận

Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.

b.

Khi chuẩn bị đến giờ vào học tiếng cac bạn học sinh nô đùa làm cả ba dãy phòng học như bừng tỉnh giấc vươn vai sau một giấc ngủ dài. Ba dãy phòng học được xếp theo hình chữ U nổi bật với màu ngói đỏ tươi. Các hành lang các phòng học đều được dọn dẹp sạch sẽ. Trong các phòng học bàn ghế được kê ngay ngắn, hình ảnh Bác Hồ được treo trên tường với nụ cười trìu mến nhìn theo chúng em. Các phòng học đều có biển tên được đánh theo thứ tự và treo trên của lớp học.

28 tháng 9 2022

1. Mở bài:

- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.

- Trường xây được 15 năm.

2. Thân bài:

Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)

a) Tả bao quát về ngôi trường

- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)

- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp

b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.

- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)

- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...

- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...

c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.

3) Kết luận

Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.

b.

Khi chuẩn bị đến giờ vào học tiếng cac bạn học sinh nô đùa làm cả ba dãy phòng học như bừng tỉnh giấc vươn vai sau một giấc ngủ dài. Ba dãy phòng học được xếp theo hình chữ U nổi bật với màu ngói đỏ tươi. Các hành lang các phòng học đều được dọn dẹp sạch sẽ. Trong các phòng học bàn ghế được kê ngay ngắn, hình ảnh Bác Hồ được treo trên tường với nụ cười trìu mến nhìn theo chúng em. Các phòng học đều có biển tên được đánh theo thứ tự và treo trên của lớp học.

4 tháng 9 2021

Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm đi trong bóng tối. Em không dám về nhà vì sợ bố đánh, vì em không bán được que diêm nào. Ngồi nép một góc tường, em quẹt một que diêm sưởi ấm. Quẹt que diêm đầu tiên, em tưởng như ngồi trước lò sưởi, vừa duỗi chân ra sưởi thì diêm vụt tắt. Que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn...rồi diêm vụt tắt. Que diêm thứ ba thấy cây thông Nô-en, em với tay về phía cây... diêm tắt. Que diêm thứ tư, thật kì diệu, em nhìn thấy người bà hiền hậu độc nhất với em, nhưng bà đã chết từ lâu. Rồi diêm vụt tắt, em quẹt hết cả bao diêm để níu bà. Rồi em cùng bà bay lên cao. Sáng hôm sau, người ta đã thấy một cô bé bán diêm chết vì giá rét, má hồng và đôi môi mỉm cười.

k mik nha

4 tháng 9 2021

Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu...cứng đờ ra) : cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

   - Phần 2 (tiếp...chầu thượng đế) : Thực tế và mộng tưởng.

   - Phần 3 (còn lại): cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

Câu 1 :

   Chia phần 2 của văn bản thành những đoạn nhỏ căn cứ vào từng lần quẹt diêm:

   - Lần 1: hiện lên chiếc lò sưởi.

   - Lần 2: hiện lên bàn ăn thịnh soạn.

   - Lần 3: hiện lên cây thông Nô-en.

   - Lần 4: em được gặp bà.

Câu 2 :

   - Gia cảnh: cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, bà nội đã qua đời, em sống với người bố khó tính luôn mắng nhiếc, đánh đập.

   - Thời gian: đêm giao thừa. Không gian: mọi nhà sáng đèn, ngỗng quay, ngoài đường tối tăm, lạnh lẽo.

   * Những hình ảnh tương phản được sử dụng khắc hạ nỗi khổ cực của cô bé:

   - Ngôi nhà đẹp đẽ trước kia em sống >< xó tối tăm trên gác sát mái nhà.

   - Mọi nhà rực ánh đèn, mùi ngỗng quay >< em bé đói rét, dò dẫm trong đêm tối.

Câu 3 :

   Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí em bé: Lạnh (lò sưởi) → đói (bàn ăn) → ao ước đêm giao thừa (cây thông Nô-en) → cô đơn, khổ cực (nhớ đến người bà hiền hậu). Trong đó, có điều thứ 4 (em gặp bà) thuần túy là mộng tưởng.

Câu 4 :

   - Truyện Cô bé bán diêm mang tính nhân đạo sâu sắc về những mảnh đời bất hạnh.

   - Đoạn kết của truyện:

       + Là một bi kịch đau thương, cái chết một cô bé trong cô đơn giá lạnh, trong đói khát, trong đêm giao thừa, một cái chết đầy xót xa.

       + Nhìn một mặt khác, “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” , cái chết của sự giải thoát, em cùng bà về chầu Thượng đế, em đi vào cõi bất tử cùng người bà hiền hậu độc nhất với em.

29 tháng 9 2019

1. Phần Mở bài

- Ta là Hùng Vương thứ 18. Ta có một người con gái tên là Mị Nương. Con gái ta người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.

- Ta yêu thương con gái ta hết mực. Ta muốn kén cho con gái ta một người chồng thật xứng đáng.

- Tin ta kén chồng cho con gái lan đi khắp mọi nơi.

2. Phần Thân bài

a) Những người đến cầu hôn

- Có hai chàng trai đến cầu hôn con gái ta.

- Một chàng tên là Sơn Tinh. Chàng ờ vùng núi Tản Viên. Chàng trai này có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng là chúa vùng non cao.

- Một chàng tên là Thủy Tinh. Chàng trai này cũng có tài không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Chàng là chúa vùng nước thẳm.

- Ta băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.

- Ta bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc.

- Mọi người đồng ý với ta là đặt những đồ vật sính lễ để hai chàng trai đêm đến. Ai đem đến trước thì sẽ được cưới con gái của ta.

b) Đồ vật sính lễ

Sau khi bàn bạc, ta và các Lạc hầu chọn những đổ sính lễ sau:

- Một trăm ván cơm nếp

- Một trăm nẹp bánh chưng

- Một đôi voi chín ngà

- Một đôi gà chín cựa

- Một đôi ngựa hồng mao

c) Kết quá của việc chọn rể và trận chiến xảy ra

- Chàng Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm và ta cho rước con gái ta về núi.

- Chàng Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyến cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

- Nhưng Sơn Tinh, chàng rể ta không hề nao núng. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng, con rể ta đã thắng.

3. Phần Kết bài

- Tuy thất bại nhưng oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.

- Sơn Tinh, con rể ta đem hết tài lạ của mình ra đánh lại Thủy Tinh.

- Năm nào cũng vậy, Thủy Tinh đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Sơn Tinh để cướp Mị Nương, đành chịu thua và rút quân về.

29 tháng 9 2019

                                                     Dàn Ý

I. Mở bài

- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mị Nương.

- Vua muốn kén rể xứng đáng.

II. Thân bài

1. Hai người tài cùng đến cầu hôn

a. Sơn Tinh

- Người vùng Tản Viên.

- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.

b. Thủy Tinh

- Người ở miền biển.

- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.

c. Hùng Vương băn khoăn

- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.

- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mị Nương làm vợ.

- Lễ vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

2. Cuộc giao tranh dữ dội.

a. Nguyên nhân

- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.

- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mị Nương.

b. Diễn biến cuộc giao tranh.

- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.

- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.

- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.

III. Kết bài

Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.

                                                                     Làm Văn

Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hùng từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán:

- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.

Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựu, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”

Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.

Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huyết một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Sơn Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.

Câu chuyện đã theo nhân dân ta cả nghìn đời nay, là sự chứng minh cho chiến thắng của nhân dân hàng năm, cho dù lũ lụt xảy ra nhưng vẫn phải rút, giống như Thủy Tinh có đem nước đánh Sơn Tinh bao nhiêu lần vẫn không thể đánh thắng.

#Hok Tốt#

6 tháng 10 2019

Lên google

29 tháng 9 2019

đùa ấy mà HÁ HÁ HÁ HÁ.... X100000000000000000000000000000000000000

29 tháng 9 2019

bạn suy nghĩ về việc đó vầ đã bác bỏ nó đi thì bạn k nên đăng linh tinh sẽ bị mấy ng khác đăng nội quy và trừ điểm đó mong bạn rút kinh nghiệm

29 tháng 9 2019

Tác giả Nguyễn Du có cuộc đời gắn với giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là thời đại đầy biến động với nhiều đặc điểm nổi bật- Có lẽ chính vì vậy mà tác giả có thể viết lên được một tác phẩm đặc sắc - Đó chính là “Truyện Kiều, mang đầy đủ những nét đặc sắc trong việc miêu tả về cuộc sống đau khổ, gian nan của nhân vật chính là Thuý Kiều, đồng thời cũng thể hiện được sự tàn bạo, độc ác của chế độ phong kiến thời bấy giờ. Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” nằm ở phần đầu của tác phẩm có tên là: “Gặp gỡ và đính ước”, Chủ yếu trong đoạn trích này tác giả muốn tả tài sắc của chị em Kiều.
 
Tác giả không bắt đầu bằng cách tả ngay vẻ đẹp riêng biệt của chị em Kiều mà ông tả chung về hai chị em trước để bước đầu hướng người đọc vào những nét đặc sắc của cả hai chị em Kiều:
 
" Đầu lòng hai ả tố nga
Thuỷ Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười"

Tác giả đã sử đụng những hình ảnh ước lệ đặc sắc để nói về vẻ đẹp tâm hồn cũng như vẻ đẹp bên ngoài của chị em Kiều. Sau khi nói chung về hai chị em, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của Vân trước. Tác giả tả vẻ bề ngoài trang trọng khác người của Vân là một vẻ đẹp của những con người quí phái- Sau đó, Nguyễn Du tả về đôi mắt, giọng nói, giọng cười của Vân, dường như, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh dáng vẻ của một cô gái có sắc đẹp rất cụ thể, vẻ đẹp tuyệt vời của trời ban, vẻ đẹp hoà hợp với thiên nhiên mà ít ai có được. Đây chính là vẻ đẹp rất đoan trang, phúc hậu, êm đềm và dường như tác giả muốn gửi gắm qua vẻ đẹp êm đềm ấy chính là sự dự báo tương lai của Vân cũng êm đềm, hạnh phúc như vậy. Nhưng điều khiến cho người đọc cảm thấy thật sự đặc sắc lại chính là cách miêu tả Thuý Kiều của tác giả. Nếu như tác giả tả Vân thông qua đôi mắt, tiếng cười và lời nói thì Kiều đã được tác giả vẽ lên bằng vẻ đẹp của đôi mắt, đây chính là biện pháp đặc tả được tác giả sử dụng nhằm hướng người đọc tới vẻ đẹp đắm say, ngây ngất lòng người của Kiều. Đôi mắt trong như nước hồ thu để gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong trẻo, trong sáng tựa như nước mùa thu cũng giống như tâm hồn trong sáng đẹp đẽ của Kiều. Không chỉ có vậy mà Kiều còn có vẻ đẹp của mùa xuân:
 
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn"
 
Vẻ đẹp đó khiến cho thiên nhiên phải “hờn”, phải "ghen". Điều đó chứng tỏ sắc đẹp của Kiều không hoà hợp với thiên nhiên, đây chính là sự dự báo trước về một cuộc sống éo le, trắc trở của Kiều sau này. Tác giả đã miêu tả sắc đẹp của Kiều trên nền là sắc đẹp của Vân khiến cho chúng ta càng cảm nhận rõ ràng hơn vẻ sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Kiều. Nhưng Kiều không chỉ có sắc đẹp tuyệt trần mà tài năng cũng không kém gì sắc đẹp, cầm, kì, thi, hoạ đều tuyệt vời. Tiếng đàn của Kiều không những ăn đứt Hồ Cầm một chương mà nó còn khiến người nghe cảm thấy não nhân. Và thông qua tiếng đàn của Kiều ta có thể nhận thấy Kiều là một cô gái rất nhân ái, đa sầu, đa cảm nên mới có thể gửi được lòng mình theo tiếng đàn. Thông qua hình ảnh:
 
"Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai"
 
Ta còn có thể cảm nhận thêm, Kiều còn là một cô gái có phẩm hạnh cao đẹp đã đến tuổi lấy chồng nhưng luôn biết giữ gìn khuôn phép. Nhìn lại tất cả, ta có thể nhận thấy một vẻ đẹp toàn mĩ, vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân, kết hợp tài tình giữa cả sắc và tài nhưng dường như lại dự báo một tương lai đầy bất trắc, “chữ tài liền với chữ tai một vần”.
 
Trong đoạn trích này, tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc để miêu tả. Nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn học cổ để đưa chúng ta vào thế giới với những điều đặc sắc. Không chỉ có vậy, tác giả còn sử dụng biện pháp miêu tả mang tính hình tượng tự cảm nhận theo cách riêng của mình hoặc chọn tả các chi tiết đặc sắc cũng như tấm lòng ngưỡng mộ đối với con người cũng là một biện pháp nghệ thuật khá tiêu biểu được tác giả sử dụng trong đoạn trích.
 
Với ngòi bút miêu tả tinh tế, đặc sắc và chân thực, Nguyễn Du đã vẽ nên trước mắt chúng ta chân dung tuyệt vời của hai chị em Kiều.