Câu hỏi 1. Từ “trăm”, “nghìn” trong câu thơ “Con đi trăm núi nghìn khe. Không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.” là từ chỉ số lượng gì?Tương đốiChính xácXác địnhKhông xác địnhCâu hỏi 2: Từ “gương” trong câu thơ “Trung thu trăng sáng như gương.” là từ loại gì”Động từDanh từTính từĐại từCâu hỏi 3. Từ “Tôi” trong câu “Tôi mua quyển truyện này để tặng bạn.”...
Đọc tiếp
Câu hỏi 1. Từ “trăm”, “nghìn” trong câu thơ “Con đi trăm núi nghìn khe. Không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.” là từ chỉ số lượng gì?
- Tương đối
- Chính xác
- Xác định
- Không xác định
Câu hỏi 2: Từ “gương” trong câu thơ “Trung thu trăng sáng như gương.” là từ loại gì”
- Động từ
- Danh từ
- Tính từ
- Đại từ
Câu hỏi 3. Từ “Tôi” trong câu “Tôi mua quyển truyện này để tặng bạn.” thuộc từ loại gì?
Động từ
- Danh từ
- Tính từ
- Đại từ
Câu hỏi 4: Trong các từ sau, từ nào có tiếng “quan” có nghĩa là “nhìn, xem”?
- Quan tâm
- Quan hệ
- Quan văn
- Quan sát
Câu hỏi 5. Bài thơ “Hành trình của bầy ong” của tác giả nào?
- Xuân Diệu
- Tố Hữu
- Nguyễn Đức Mậu
- Xuân Quỳnh
Câu hỏi 6. Trong câu thơ: “ Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” Từ “Lom khom” “Lác đác” giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
- Định ngữ
- Bổ ngữ
- Vị ngữ
- Chủ ngữ
Câu hỏi 7: Từ “chạy” trong 2 câu “Dân làng đang khẩn trương chạy lũ." và “Cả nhà vất vả chạy tiền để chữa bệnh cho nó.” thuộc hiện tượng từ nào:
- Nhiều nghĩa
- Đồng âm
- Đồng nghĩa
- Trái nghĩa
Câu số 8. Trong đoạn thơ “Bác Mặt trời đạp xe qua đỉnh núi. Nhìn chúng em nhăn nhó cười.” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Từ ngữ biểu cảm
- Nhân hóa
- So sánh
- Điệp từ
Câu số 9. Chủ ngữ trong câu “Thoắt cái, trăng long lanh như cơn mưa tuyết.” là gì?
- Một cơn mưa tuyết
- Thoắt cái
- Trăng long lanh
- Cơn mưa tuyết
Câu hỏi 10. Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
- Mặt mũi
- Tốt tươi
- Nhỏ nhẹ
- Mong manh