K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2020

B.ong xanh khẽ vỗ cánh

1 tháng 5 2020
Đứng trước tổ dế Chỉ xác định vị trí
27 tháng 4 2020

Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

#Hoc Tot

27 tháng 4 2020

Qua những áng văn chương, chúng ta đã được thưởng thức biết bao nét đẹp của nhiều vùng đất nước. Ở miền Bắc, tiêu biểu là Hà Nội, có cốm Vòng thơm dẻo, có mùa xuân dịu dàng... Ở miền Nam, tiêu biểu có Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh - cảnh ngọc ngà, người nhân hậu... Còn ở miền Trung, vùng đất ở giữa thân hình Tổ quốc Việt Nam - cố đô Huế thì sao ? Nhiều nghệ sĩ xưa và nay từng gọi Huế là vùng đất mộng và thơ. Một trong những chất mộng và thơ ấy của Huế là kho tàng những bài ca dao - dân ca, là những cuộc biểu diễn và thưởng thức ca nhạc Huế trên sông Hương vào những đêm trăng trong, gió mát. Đấy là một nét đẹp văn hoá của xứ Huế. Đọc bài bút kí Ca Huế trên song Hương của Hà Ánh Minh, chúng ta sẽ được tham dự, thưởng thức một sinh hoạt đậm màu sắc văn hoá độc đáo của vùng đất miền Trung ruột thịt ấy. Vì là bút kí - một thể văn xuôi trữ tình - nên bài văn không có bố cục chặt chẽ. Ngôn từ, hình ảnh cứ tự nhiên buông thả, trôi theo dòng suy nghĩ, cảm xúc của người viết. Đọc văn, chúng ta cũng có cảm giác được trôi theo ý, tình của tác giả, để cùng tác giả suy nghĩ, rung động trong tiếng nhạc, lời ca xứ Huế, trôi trên sông nước Hương Giang, trôi trong ánh trăng thanh, hơi gió mát... "Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò...". Tác giả Hà Ánh Minh nhận xét như thế. Và đã điểm qua một số làn điệu dân ca Huế với những đặc điểm nổi bật đáng ghi nhớ : chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã. Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện thì gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Ngoài ra còn có các điệu lí như lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam,... Tuy mỗi làn diệu mang âm sắc, tiết tấu khác nhau, nhưng dường như dân ca xứ Huế đều giống nhau là : "Thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế". Tâm hồn ấy như thế nào ? Phải chăng đó là tình yêu quê hương, đất nước, là tình người nhân hậu tliuỷ chung, là những khát vọng về cuộc sống luôn được ấm no, hạnh phúc,... hoà trong tâm hồn Việt Nam ở mọi miền đất nước ? Sau khi suy ngẫm, tìm hiểu về kho tàng các điệu hò, bài hát dân gian xứ Huế, chúng ta được tác giả đặt xuống thuyền rồng, tham dự một đêm trâng nghe ca nhạc Huế. Chiếc thuyền đẹp quá, sang trọng nữa chứ ! Có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dùng cho vua chúa. Giữa thuyền là "một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên...". Tuy nhỏ, nhưng con thuyền vẫn đủ không gian của một sân khấu ca nhạc. Điều khác sân khấu trong rạp là khán giả và người biểu diễn cận kề bên nhau thân mật như người nhà. Trước khi thưởng thức ca nhạc, ta hãy ngắm nhìn các diễn viên. Đấy cũng là những con người đẹp quý và không kém sang trọng ! Các ca công nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Nhìn ra không trung, cảnh Huế hoà với con người, chiếc thuyền cũng dẹp và thơ mộng làm sao. "Trăng lên. Gió mơn man, dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng...". Ngòi bút miêu tả và biểu cảm của tác giả êm nhẹ, trong trẻo và say đắm mơ mộng làm sao ! Thưởng thức ca nhạc như thế đúng là một sinh hoạt văn hoá dân gian, khác hẳn nghe ca nhạc trong rạp hát hoặc bàng, đĩa tại gia đình... Sinh hoạt văn hoá dân gian thường mang tính nguyên hợp, nghĩa là nó hoà đồng, tổng hợp, mà ở đó, không gian, người diễn xướng và người thưởng thức... đồng hiện, gắn bó với nhau tạo nên bức tranh cuộc sống sinh động, lôi cuốn. Buổi diễn xướng bắt đầu. Cả không gian, ánh trăng, mặt nước, lòng người cùng bừng lên bới những âm thanh của các loại nhạc khí hoà hợp với giọng ca dìu dặt, uyển chuyển của các ca công. Những bản nhạc cổ mang những cái tên độc đáo : "lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ..." ngân lên dưới các ngón đàn tài hoa, trau chuốt "nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi...". Tiếng đàn khoan nhặt làm xao động tận đáy hồn người. Những lời ca cũng ngân lên hoà trong thanh sắc của tiếng đàn, nhịp phách. Khúc điệu Nam - Nam ai, Nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn. Khúc tứ đại cảnh mang âm hướng điệu Bắc pha điệu Nam không buồn không vui mà làng lủng biết bao nỗi niềm. Tất cả, âm thanh, lời hát, ánh trăng, sóng nước, tâm hồn người nghệ sĩ và người thưởng thức hoà quyện với nhau khi sôi nổi, tươi vui, lúc bâng khuâng, tiếc thương, ai oán, khi thong thả, trang trọng, lúc dồn dập, thiết tha gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch,... Nhà văn Hà Ánh Minh thật tinh tế, đắm say khi vừa miêu tả phong cảnh, vừa ghi âm các bản nhạc, lời ca, vừa suy ngẫm, nhận diện tên các tác phẩm dân gian đặc sắc xứ Huế. Hoà trong cảm nhận, nghĩ suy ấy của tác giả, chúng ta hiểu thêm nhiều điệu thức, bài ca độc đáo của Huế mộng và thơ. Những nét độc đáo ấy được hình thành từ đâu mà đa dạng, phong phú thế ? Theo tác giả "Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và diệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc...". Ca Huế là sự hoà quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Vì thế, thưởng thức ca Huế, nhất là trong khung cảnh đêm trăng ngời sáng, trên sông nước Hương Giang bồng bềnh, cận kề ngay cạnh các nghệ sĩ nam thanh nữ tú là một thú vui tao nhã đầy sức quyến rũ. Nói khác đi, đây là một sinh hoạt văn hoá thanh cao, lịch sự, dễ gây được cảm tình và lòng yêu mến giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Hà Ánh Minh, người viết văn bản này, người được trực tiếp dự một đêm ca Huế trên sông Hương đã cảm nhận được vẻ đẹp như thế về con gái Huế, và chắc cũng đã nhiều phút xao xuyến, đắm say, yêu mến những bài ca, khúc nhạc, ánh trăng, mặt nước, con thuyên rồng, đất trời cùng tất cả con người xứ Huế. Còn chúng ta đọc bài bút kí này, dự một đêm ca Huế trên sông Hương, qua ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu, ý và tình của văn chương, cũng thấy lòng bồi hồi thích thú. Ca Huế vốn phong phú đa dạng. Cảnh và người xứ Huế mộng và thơ. Tác giả đã sử dụng ngòi bút miêu tả hài hoà với kể chuyện ; biểu ý hài hoà với biểu cảm, liệt kê được khá nhiều danh từ gọi tên các bài ca, các khúc nhạc, nhạc cụ ; hài hoà với nhiều tính từ, động từ đặc tả tính chất, động tác ; câu văn dài ngắn, khoan nhật, co duỗi, lên bổng, xuống trầm,... đã tái hiện được một bức tranh sinh động của đêm nghe ca Huế trên sông Hương. Nghệ thuật ấy, ý và tình ấy phần nào đã tương xứng với những nét đẹp văn hoá của xứ Huế... Qua văn bản Ca Huế trên sông Hương, chúng ta hiểu thêm một sinh hoạt văn hoá độc đáo của xứ Huế, biết thêm nhiều điều về kho tàng dân ca, ca nhạc ở vùng đất cố đô... Từ đó, chúng ta thêm yêu mến, tự hào vẻ một địa danh miền Trung của Tổ quốc chúng ta - Huế mộng và thơ - yêu mến thêm những bài ca, điệu nhạc hài hoà chất dân dã và chất cung đình của Huế, cũng như vốn từ ngữ, lối hành văn khá trau chuốt, tinh tế ; hài hoà nét giản dị và vẻ đẹp tao nhã của chính tác giả thể hiện trên trang sách. Cảm ơn đêm trăng - sông Hương - ca Huế ! Cảm ơn tác giả Hà Ánh Minh !

1 tháng 5 2020

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.

Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

2 tháng 5 2020

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một truyền thống lâu đời của nước ta. Nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Một năm... hai năm... ba năm..cứ trôi qua nhưng nó vẫn giữ nguyên truyền thống tốt đẹp từ lâu của mỗi con người việt nam ta. Nó còn luôn giữ lại những đức tính tốt đẹp và phải nhớ là luôn cố gắng để giữ gìn những truyền thống đó thật lâu. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên, muôn hình vạn trạng, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi hơn nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ Quốc, tình yêu thương và cả niềm hy vọng. Tình yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, con người.Tổ Quốc ơi..,thật là đẹp quá đi, đâu đây vang vọng ra những tiếng nói của người có lòng yêu nước. Gió, mưa, bão bùng,..thì nó vẫn vẫn là một sức mạnh của tinh thần yêu nước. Nói chung là nếu chúng ta có lòng yêu nước và luôn giữ lấy lòng yêu nước đó thì ta sẽ mãi mãi có tất cả những thứ mà ta mong muốn.                                                         CAU ĐẶC BIỆT:  một năm...hai năm...ba năm,  tổ quốc ơi,   gió mưa bão bùng

27 tháng 4 2020

Viết đoạn ngắn khoảng 5 câu nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông là một vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán, Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung Từ đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

27 tháng 4 2020

xin lỗi bạn mình viết dài quá rồi nhỉ \(-_-)/

1 tháng 5 2020

Trình tự lập luận của bài:

- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống

- Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên

   + Bữa ăn thanh đạm

   + Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên

   + Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai

   + Giản dị trong lời nói bài viết

Bố cục:

    - Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Khẳng định phẩm chất cao quý, không mai một theo thời gian của Hồ chủ tịch.

    - Phần 2 (tiêp theo đến “Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”): đức tính giản dị của Bác thể hiện trong đời sống và trong mối quan hệ với mọi người.

    - Phần 3 (tiếp theo đến “trong thế giới ngày nay”): Đời sống giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp.

    - Phần 4 (đoạn còn lại): Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác, sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.

27 tháng 4 2020

Một ngày mùa xuân,mẹ em thường đưa em về quê. Bước đi trên ''nơi chôn rau  cắt rốn'' của mình ,  em cảm nhận được vẻ đẹp mộc  mạc ; bình dị nhưng lại đầy chất thơ tại chính nơi quê hương của em.Ôi , quê em đẹp quá! Những tia nắng mạnh mẽ của mặt trời chiếu sáng ;  bao trùm lên toàn bộ cảnh vật nơi đây. Ôi! Thật đẹp! Những chồi non mà nhà ở quê của em trồng đang nhú lên dần dần. Lá ơi! Mau mọc lên nhanh thật nhanh để quê hương này tràn ngập trong màu xanh của lá ; màu xanh của sự sống; màu xanh của thiên nhiên nhé!  Quê em thật đẹp ; tuy nó không có nét đẹp  nhân tạo - nhà cao cửa rộng ; không khí đông  đúc như  trên thành phố ; nhưng quê em lại có 1 vẻ đẹp bình dị ; mộc mạc; bình yên; đầy chất thơ ca của thiên nhiên ; cây cối và của con người chính nơi  đây.

có chép mạng ug z?! NGuyễn thái Sơn

27 tháng 4 2020

1 . Khái niệm

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

          - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

          - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

                   Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

3. Cấu trúc :

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

4. Các phương pháp lập luận :

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

27 tháng 4 2020

Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng chứa vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. ... Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.

1 tháng 5 2020

   Đến ngày hôm nay 1/5

  Theo thống kê của Worldometers, thế giới hiện có 3.304.140 ca nhiễm và 233.829 trường hợp tử vong do Covid-19, 1.039,055 người đã hồi phục. Dịch bệnh được ghi nhận tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng lần lượt 85.957 ca nhiễm mới và 5.800 trường hợp tử vong do Covid-19 so với hôm qua.

Tại cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Mikhail Mishustin ngày 30/4 cho biết, ông đã dương tính với virus SARS-CoV-2. Ông Mishustin cũng đã đề nghị chỉ định Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belousov làm quyền Thủ tướng Nga trong thời gian ông chữa bệnh và được Tổng thống Putin chấp thuận.

Thủ tướng Nga cho biết, bản thân sẽ phải tuân thủ chế độ cách ly và chỉ dẫn của bác sỹ, song vẫn sẽ giữ liên lạc thường xuyên với nội các Nga. Thủ tướng Mishustin khẳng định: "Chính phủ sẽ tiếp tục làm việc như bình thường. Tôi sẽ liên lạc thường xuyên qua điện thoại và video về tất cả các vấn đề chính. Tôi đề nghị Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Elimich Belousov tạm nắm quyền điều hành chính phủ”

Ngay trong ngày 30/4, Tổng thống Putin đã ký Sắc lệnh về việc chỉ định Phó Thủ tướng thứ nhất Belousov đảm nhiệm cương vị quyền Thủ tướng Nga.

Nga vừa báo cáo thêm 7.099 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số người nhiễm lên 106.498, trong đó 1.073 người chết. Trung tâm xử lý Khủng hoảng dịch Covid-19 của Nga hôm nay cho biết đây là mức tăng ca nhiễm hàng ngày cao nhất kể từ khi Covid-19 bùng phát tại nước này, khiến Nga trở thành quốc gia thứ 8 trên thế giới có hơn 100.000 người nhiễm nCoV. Hơn một nửa ca nhiễm mới được báo cáo tại ở Thủ đô Moscow và các vùng lân cận.

Tổng thống Putin hôm 28/4 thông báo kéo dài kỳ nghỉ có lương tới hết ngày 11/5 do nước này chưa qua đỉnh dịch. Ông yêu cầu các địa phương tiếp tục duy trì nghiêm ngặt cách biệt cộng đồng, cho biết Nga có thể từng bước nới lỏng hạn chế từ ngày 12/5, tùy theo tình hình đại dịch. Điện Krelin kêu gọi người dân ở nhà trong kỳ nghỉ lễ đầu tháng 5.

* Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 30/4, đã xuất hiện lần đầu tiên tại cuộc họp báo thường nhật của Chính phủ Anh sau thời gian chiến đấu với bệnh Covid-19. Ông cho rằng, nước Anh đã “đi qua đỉnh”, bất chấp việc ghi nhận thêm 674 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số nạn nhân thiệt mạng ở "xứ sở sương mù" do virus SARS-CoV-2 lên 26.711 người.

Ông Johnson nói: “Lần đầu tiên, chúng ta đã đi qua đỉnh của dịch bệnh này… và chúng ta xuống sườn dốc bên kia… Điều sống còn là chúng ta giờ đây không được mất quyền kiểm soát và va vào ngọn núi thứ hai và thậm chí còn lớn hơn”.

Trong khi đó, Cố vấn khoa học trưởng của Chính phủ Anh - ông Patrick Vallance cho hay, tỷ lệ lây nhiễm ở nước này hiện ở dưới mức 1, với số lượng bệnh nhân phải nhập viện và thuộc diện điều trị đặc biệt thấp hơn. Điều này đã tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với tổng số ca tử vong. Ông Vallance nêu rõ: “R (tỷ lệ lây nhiễm) ở dưới mức 1. Chúng tôi cho là nằm trong khoảng 0,6 đến 0,9 trên toàn quốc”.

Cũng theo Thủ tướng Johnson, người đang chịu sức ép ngày càng tăng của việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa xã hội được áp đặt cuối tháng 3 vừa qua, “lộ trình” sẽ được công bố vào tuần tới về kế hoạch của Chính phủ Anh nhằm nới lỏng các hạn chế sau khi xuất hiện các quan ngại về những tác động kinh tế từ các biện pháp giãn cách xã hội.

Thụy Điển thì lại đang tin chiến lược chống Covid-19 "một mình một kiểu" đang đạt hiệu quả, nhưng những con số lại cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác. Quốc gia Bắc Âu này đang kỳ vọng sẽ đạt "miễn dịch cộng đồng" ở Thủ đô Stockholm vào tháng 5, giúp người dân vượt qua Covid-19 mà không phải chịu lệnh phong tỏa nghiêm ngặt như hầu hết các nước châu Âu khác.

Được xem như một ngoại lệ trong cuộc chiến chống Covid-19, không phong tỏa như nhiều quốc gia khác, hình ảnh của Thụy Điển hiện lên với những con phố tấp nập người qua lại, những quán cà phê đông khách ngồi tán chuyện hay những quán bar sáng lấp lánh ánh đèn giữa đại dịch. Trẻ em tiếp tục tới trường, hoạt động kinh doanh vẫn duy trì. 

Tuy nhiên, những con số thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong của Thụy Điển đang cao hơn hẳn nhiều quốc gia châu Âu khác, chạm ngưỡng 22 trên 100.000 dân, trong khi đó, con số này của Đan Mạch là 7, Na Uy và Phần Lan là 4, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins. 

* Tây Ban Nha báo cáo thêm 2.740 ca nhiễm và 268 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong ở nước này lên lần lượt 239.639.435 và 24.543, tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới.

Đây là ngày Tây Ban Nha ghi nhận số ca tử vong thấp nhất kể từ 20/3, khi nước này báo cáo 235 người chết. Hơn 112.000 người đã hồi phục. Các chuyên gia y tế tin rằng, Tây Ban Nha đạt đỉnh dịch hôm 2/4 khi ghi nhận 950 người chết trong 24 giờ. Kể từ đó, số ca nhiễm và tử vong do dịch bệnh tại nước này giảm dần. Tây Ban Nha áp lệnh phong tỏa từ giữa tháng ba và sẽ giảm dần mức độ phong tỏa từ ngày 2/5.

* Tính đến tối 30/4 (theo giờ địa phương), số ca tử vong vì bệnh Covid-19 tại Pháp đã tăng thêm 289 trường hợp, lên 24.376 người, bao gồm 15.244 ca (tăng 191 trường hợp) ở các bệnh viện và 9.132 ca (tăng 98 trường hợp) ở các nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội.

Pháp hiện ghi nhận 26.283 bệnh nhân Covid-19 đang nằm viện - giảm 551 ca so với hôm 29/4, trong đó có 4.019 bệnh nhân thuộc diện chăm sóc đặc biệt - giảm 188 trường hợp. Như vậy, số bệnh nhân nặng cần được hồi sức tích cực ở Pháp đã giảm liên tiếp suốt 22 ngày qua. Tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 được xác nhận qua xét nghiệm từ ngày 1/3 là 129.481 trường hợp, trong đó có 91.600 người phải nhập viện.

Cùng ngày, Bộ Giao thông Vận tải Pháp cho biết, nước này đã nhập khẩu 500 triệu khẩu trang y tế từ Trung Quốc. Từ giữa tháng 5 sẽ có thêm 2 máy bay chở hàng bổ sung nhằm nâng công suất vận chuyển lên 150 triệu khẩu trang/tuần.

* Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy ngày 30/4 đã ghi nhận thêm 1.872 ca nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc bệnh ở nước này lên 205.463 trường hợp. Trong đó, số ca tử vong tăng thêm 285 trường hợp lên 27.967 người, tổng số ca hồi phục là 75.945 người - tăng 4.693 trường hợp.

Cũng theo cơ quan trên, Italy hiện có 18.149 ca nhập viện với các triệu chứng, trong đó tổng số bệnh nhân phải điều trị đặc biệt là 1.694 người, giảm 101 trường hợp.

Trong khi đó, vùng tâm dịch Lombardy tiếp tục cho thấy dấu hiệu tích cực khi số ca mắc mới Covid-19 đang có chiều hướng giảm dần. Tổng số ca mắc bệnh trong vùng hiện là 75.732 người - tăng 598 trường hợp, số ca hồi phục là 51.166 người - tăng 819 trường hợp và số bệnh nhân tử vong là 13.772 người - tăng 93 ca. Trong tổng số 6.834 bệnh nhân Covid-19 nhập viện (giảm 286 trường hợp), chỉ còn 605 người phải điều trị đặc biệt (giảm 29 trường hợp).

* Vùng dịch lớn nhất thế giới Mỹ ghi nhận 1.067.289 ca nhiễm, trong đó 62.870 người đã tử vong, tăng lần lượt 29.763 và 1.934 ca.

Mỹ đã thực hiện hơn 6 triệu xét nghiệm, cao nhất thế giới, nhưng giới chuyên gia cho rằng con số này vẫn chưa đủ. Đại học Harvard công bố một nghiên cứu khuyến nghị Mỹ cần tiến hành ít nhất 5 triệu xét nghiệm nCoV/ngày vào tháng 6 để có thể sớm mở cửa trở lại kinh tế, trong khi mức xét nghiệm một ngày ở Mỹ hôm 22/4 là 314.182.

Tổng thống Trump hôm 28/4 ký sắc lệnh dựa trên Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, buộc các nhà máy thịt tiếp tục hoạt động do lo ngại về tình trạng thiếu thực phẩm và nguồn cung ứng bị gián đoạn.

* Ủy ban giám sát khoa học về diễn biến của đại dịch Covid-19 cho biết, tính đến chiều 30/4 (theo giờ địa phương), Algeria đã ghi nhận thêm 158 ca và 6 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở quốc gia Bắc Phi này lên 4.006 người, trong đó có 450 ca tử vong. Algeria hiện đứng thứ 4 ở châu Phi về số người mắc Covid-19, sau Ai Cập, Nam Phi và Maroc, nhưng lại là quốc gia có số ca tử vong cao nhất châu lục, với tỷ lệ trên 10%.

Theo người phát ngôn của Ủy ban trên - ông Djamel Fourar, hiện dịch bệnh Covid-19 đã lây lan đến 47/48 tỉnh, thành phố của Algeria. Các địa phương có tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất gồm Blida, Algiers, Oran, Sétif, Constantine, Ain Defla, Tipaza. Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh nằm trong độ tuổi từ 25 đến 60 (chiếm 56%) và 65% ca tử vong nằm trong độ tuổi từ 65 trở lên.

* Bộ Y tế Ai Cập ngày 30/4 xác nhận, số ca mắc Covid-19 đã tăng thêm 269 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở quốc gia Bắc Phi này lên 5.537 người. Đây là ngày ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục kể từ khi Ai Cập phát hiện trường hợp đầu tiên hồi giữa tháng 2. Bên cạnh đó, số người thiệt mạng do căn bệnh nguy hiểm này cũng tăng lên 392 trường hợp, sau khi ghi nhận thêm 12 người tử vong trong ngày.

Theo Bộ Y tế Ai Cập, tất cả các ca nhiễm bệnh mới, trong đó có 3 người nước ngoài, đều có tiếp xúc với các trường hợp dương tính trước đó. Cùng ngày, số bệnh nhân bình phục và được xuất viện đã tăng thêm 46 người, nâng tổng số trường hợp khỏi bệnh lên 1.381 người.

* Truyền thông châu Phi vừa đưa tin, Comoros đã trở thành quốc gia châu Phi tiếp theo thông báo trường hợp đầu tiên nhiễm SARS-CoV-2. Như vậy, trên bình diện châu lục, chỉ còn Lesotho là quốc gia châu Phi chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh Covid-19.

Bệnh nhân đầu tiên này là một người đàn ông, có tiếp xúc với một người từng tới Pháp trong thời gian gần đây. Bệnh nhân hiện ở trong tình trạng sức khỏe ổn định và chính quyền Comoros đang tầm soát các trường hợp có tiếp xúc với ca bệnh đầu tiên này.

Tổng thống Assoumani cho biết thêm, ưu tiên của quốc đảo nhỏ bé nằm giữa eo biển Mozambique trên Ấn Độ Dương là bảo vệ hệ thống y tế tránh khỏi nguy cơ quá tải. Vì vậy, Chính phủ Comoros phải áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn, khi quốc gia có diện tích nhỏ thứ 4 châu Phi này đang bước vào một giai đoạn quan trọng trong công tác kiểm soát dịch bệnh.

I/ Phần đọc hiểuĐọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏiTừ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.Câu 1: Đánh dấu X vào ô tương ứng                                                                       ...
Đọc tiếp

I/ Phần đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

Câu 1: Đánh dấu X vào ô tương ứng

                                                                        ABĐS
Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.Câu bị đông  
Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón emCâu chủ động  

Câu 2: Chuyển đổi câu "Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em" thành câu bị động

Câu 3: Em hãy bổ sung các thành phần câu đã học vào câu văn " Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau" để tạo thành câu mở rộng

Câu 4: Câu nào trong đoạn văn em tìm ở đoạn văn trên có sử dụng thành phần trạng ngữ gì?

Câu 5: Xét về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu " Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau" dùng để xác định gì?

Câu 6: Xác định vị trí trạng ngữ trong câu văn trên (câu 5 vừa tìm)?

Tớ cần gấp

 

2
5 tháng 5 2020

1. 2 câu chủ động.

2. Từ đấy, chiều nào em cũng được tôi đón về.

3. Vậy mà vào giờ phút này đây, anh em tôi sắp phải xa nhau.

4. Trạng ngữ chỉ thời gian.

5. Trạng ngữ chỉ thời gian.

6 tháng 5 2020

câu 6 : 

Trạng ngữ đứng ở đầu câu

5 tháng 5 2020

Tôi yêu biết bao quê hương xinh đẹp của mình. Những buổi sáng, bầy sẻ nâu nhún nhảy kiếm mồi trên vườn chuối, lúc nào cũng ríu ra, ríu rít. Chiều chiều, nhìn ra cánh đồng lúa, từng cánh cò trắng, bay lả rập rờn. Đẹp như một bức tranh. Những đêm trăng, dưới ánh sáng như dát vàng khắp nơi, bầy trẻ chúng tôi rủ nhau chơi trốn tìm làm xóm làng rộn rã hẳn lên. Chao ôi! Quê hương tôi đẹp quá.

  • Câu đặc biệt: in đậm
  • Trạng ngữ: in nghiêng
  • Câu rút gọn: gạch chân
6 tháng 5 2020

về kì nghỉ dịch covid 19 

bạn làm sai đề