Đọc văn bản sau và chọn câu trả lời đúng:TRÒ CHƠI ĐOM ĐÓMThuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và chọn câu trả lời đúng:TRÒ CHƠI ĐOM ĐÓM
Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!
Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem thả vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ...Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì?1 point A.Dùng đom đóm làm đèn. B.Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn. C.Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê. D.Làm ma trơi trêu các bạn gái. Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết?1 point A. Anh nghe đài hát bài "Đom đóm" rất hay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài "Đom đóm". C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài "Đom đóm". D.Anh thấy có người chơi đom đóm. Câu 3: Nội dung của đoạn 2 trong bài là:1 point A. Giới thiệu về trò chơi đóm đóm. B. Cách làm đèn đom đóm. C. Tác giả nhớ về trò chơi đom đóm. D. Miêu tả cách tạo ra các trò chơi từ đom đóm Câu 4: Câu: "Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối" thuộc kiểu câu nào đã học?1 point A. Câu kể Ai thế nào? B. Câu kể Ai là gì? C. Câu kể Ai làm gì? D.Câu kể bình thường Câu 5: Chủ ngữ trong câu "Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm." là:1 point A. Thuở bé B. chúng tôi thú nhất C. chúng tôi D. Thuở bé, chúng tôi Câu 6: Tác giả có tình cảm như thế nào với trò chơi đom đóm?1 point A. Rất nhớ. B. Rất yêu thích. C. Cả a và b đều đúng. D.Cả a và b đều sai. Câu 7: Từ "chiến tích" thuộc từ loại:1 point A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Không thuộc từ loại nào. Câu 8: Từ “chạy” nào được dùng với nghĩa chuyển.1 point A. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. B. Chú mèo mun cong đuôi chạy đuổi theo con chuột. C. Cơn gió chạy lướt trên những cành cây xanh mướt. D. Nhà trường đang chuẩn bị tổ chức một cuộc thi chạy cho các bạn học sinh lớp 5. Câu 9: Các cặp từ trái nghĩa trong câu :“Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng” là:1 point A. lớn - nhỏ B. tối - sáng C. cả A và B đều đúng D. cả A và B đều sai Câu 10: Dòng nào dưới đây gồm những từ đồng âm?1 point A. canh giữ, canh gác, canh cánh. B. canh giữ, lính canh, bát canh. C. canh giữ, bát canh, hai canh giờ. D. canh giữ, hai canh giờ, canh gác.