K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2019

.Câu chuyện về lòng tự trọng và 2 bát mỳ

11 tháng 9 2019

Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn biểu cảm kết hợp với các yếu tố tự sự, nghị luận, học sinh trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung những dòng thư của bố gửi cho En-ri-cô. 
- Đóng vai En-ri-cô giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bức thư và tâm trạng khi đọc được những dòng thư đó . 
- Nhập vai En-ri-cô để trình bày những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh từ những dòng thư đó: 
+ “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố. 
+ Nhận thức được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. 
+ Hiểu được tấm lòng của người bố. 
+ Thấy được lỗi lầm của mình khi “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”. 
+ Suy nghĩ về việc khắc phục lỗi lầm. 
- Nêu ấn tượng và điều cảm nhận được từ những dòng thư của bố.

11 tháng 9 2019

Đề 1: “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em tới trường, em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương,...” Đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi chuẩn bị vào lớp một. Khi tôi ngân nga bài hát này thì lòng tôi lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học.

Nhớ lại lúc ấy, cái thuở tôi còn bé xíu cùng mẹ bước chân vào một ngôi trường tiếu học rộng thênh thang. Khi mới vừa bước chân vào trường thì tôi nắm lấy tay mẹ tôi thật chặt chứ không như những lúc ở nhà; đi đâu cùng được và cũng chẳng sợ gi. Có lẽ vì tôi đã quá quen với từng con hèm nhỏ ở nhà tôi nên tôi chẳng sợ gì cả, tôi chạy bỏ mẹ lại thật xa. Vậy mà lúc ấy tôi lại chẳng dám  rời khỏi mẹ dù chỉ một bước. Giờ học bắt đầu, cồng trường đóng lại, tôi bơ vơ trong lớp nhìn ra ngoài cổng xem còn có mẹ không. Tôi như ở một thế giới hoàn toàn khác khi tôi vừa chia tay mẹ. Lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì chỉ biết đứng đỏ mà khóc. Và rồi, cô đến bên tôi, cô nắm lấy tay tôi và cô nói ràng: “Đừng sợ, có cô đây” Tôi nghe cô nói, lời nói thật ngọt ngào và dịu dàng biết bao. Tôi cứ ngỡ cô là người mẹ thứ hai của tôi, che chở, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tôi. Tôi lúc ấy không còn đi chơi như ngày trước nữa mà tôi đã đi học.

Ngày đầu đi học thật khó, tôi chẳng biết gì cả. Tôi chẳng biết cầm bút, chẳng biết sách vở là gì nhưng điều đó chẳng khó gì khi có cô bên cạnh tôi. Cô đã chỉ tôi cách cầm bút, tập cho tôi viết chữ. Và rồi ba tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ về đã đến. Những bạn khác thì được ba mẹ đón về nhà. Cô cũng về nhà, chỉ còn lại một mình tôi - cậu học trò lớp một cô đơn trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đã khóc, khóc rất to rồi đột nhiên có ai đó khẽ đặt tay lên vai tôi và nói: “Mình về nhà thôi con”, lúc đó  tôi mới nhận ra là mẹ đã ở bên tôi.

Ôi! Sao tôi thương đến thế, sao tôi nhớ đến thế. Cái ngày đầu tiên đi học của tôi. Cái ngày mà tôi có nhiều ki niệm nhất trong tuổi thơ của mình.

11 tháng 9 2019

Đề 2: 

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. "

Đó là bài ca dao nói về công lao to lớn của các bậc sinh thành. Để sinh được chúng ta và dạy dỗ chúng ta nên người, cha me đã phải hi sinh rất nhiều. Vì thế. chúng ta cần phải biết kính trọng và quý mến cha mẹ của mình. Tôi cũng vậy. Tôi rất yêu thương cha mẹ tôi nhưng người mà tôi ghi nhớ trong lòng chính là người mẹ thân yêu.

Mẹ tôi rất tuyệt vời. Người tôi yêu quý có một mái tóc dài mượt và đen óng ả. Mái tóc ấy khoác lên một khuôn mặt hình trái xoan rất đẹp. Thêm vào đó là một đôi mắt long lanh như hai hòn bi ve. Ôi! Khuôn mặt ấy là một khuôn mặt của thiên thần mặc dù da có đôi ba nếp nhăn vì khổ cực chăm sóc cho gia đình tôi. Không những vậy mẹ còn có một đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng. Nhờ đôi bàn tay này mà mẹ đã nấu được những món ăn cho gia đình tôi. Không chỉ đẹp về ngoại hình mà mẹ còn đẹp về tính cách nữa. Mẹ tôi rất nhân hậu và rất tốt bụng. Mẹ tôi là một người rất yêu thương gia đình của mình nên tôi yêu mẹ nhiều lắm. Vì mẹ đã chăm sóc tôi rất tận tình và gần gũi nhiều nên kỉ niệm giữa tôi và mẹ có rất nhiều điều đáng nhớ.

Có một kỉ niệm giữa tôi và mẹ khiến cho tôi nhớ mãi đó là vào một buổi chiều trời sắp mưa to nhưng tôi lại đi chơi. Mẹ bảo tôi đừng đi nhưng tôi vẫn trốn đi chơi. Đang chơi mải mê thì trời mưa tầm tã nhưng vì ham chơi, đang lao vào cuộc vui nên tôi cứ thế mà tiếp tục chơi, người tôi ướt sũng cả. Tối hôm đó, bố đi công tác nên chỉ có mẹ con tôi ở nhà. Vì ướt người cho nên tôi đã bị cảm lạnh rất nặng. Ngoài trời thì mưa rất lớn, nhưng mẹ vẫn chạy trong mưa để mua thuốc cho tôi uống. Nhìn thấy cảnh tượng đó, tôi rơi nước mắt vì thương xót cho mẹ. Cả đêm đó mẹ đã tận tình chăm sóc tôi mà không hề trách mắng vì tôi đã cãi lời mẹ. Khi thấy đôi mắt long lanh của mẹ buồn rầu thì tôi rất thối hận, dằn vặt trong lòng mình. Tối hôm sau, tôi thấy mẹ ngủ thiếp đi bên giường của tôi. Tôi âm thầm ôm mẹ và hứa với lòng rằng: “Con sẽ không bao giờ cãi lời mẹ nữa đâu, con hứa đó". Qua kỉ niệm này, tôi càm thấy yêu mẹ nhiều lắm.

Tôi yêu mẹ, mẹ luôn là người sống mãi trong lòng tôi bởi mẹ đã mang cả cuộc đời mẹ dành cho tôi đó là tình thương yêu bao la, sự hi sinh một đời cho hạnh phúc của tôi. Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!

11 tháng 9 2019

- Từ ghép tổng hợp : gà qué, xe cộ, sông núi, rừng núi, hoa cỏ.

- Từ ghép phân loại : inh ỏi, con đập, hào quang, xe buýt.

#Yuki

Trả lời:

Theo e, bạn Giang nên kể vắn tắt 1 vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp.

  ~ Học tốt ~

11 tháng 9 2019

bạn mình nha !

 Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích thông qua những câu chuyện cụ thể để các bạn trong lớp thấy được những ưu điểm nổi bật của Minh:

  • Chăm học và đạt nhiều thành tích cao trong học tập.
  • Học giỏi, thường giúp đỡ các bạn hiểu những bài tập khó
  • Hòa đồng với bạn bè và được nhiều người yêu mến
11 tháng 9 2019

Buổi tối, sau khi ăn cơm xong, cả nhà quây quần ngồi xem ti vi. Bố mẹ hỏi tôi về một ngày ở trường ra sao, tôi nhớ lại ngày đặc biệt hôm nay và chia sẻ với bố mẹ. Đó là buổi tiệc sinh nhật của cô giáo chủ nhiệm.

Tôi bắt đầu kể cho bố mẹ nghe về buổi tiệc ấy với tất cả sự hào hứng như muốn bố mẹ cùng chung vui với mình. Hôm nay là ngày sinh nhật cô giáo chủ nhiệm lớp con. Cả lớp đã bí mật lên kế hoạch để chuẩn bị cho cô một bữa tiệc sinh nhật thật đặc biệt. Lớp con phân công từng bạn làm những nhiệm vụ khác nhau để chuẩn bị. Cả lớp dành một buổi ngồi họp bàn về ý tưởng sinh nhật cô. Sau đó từng bộ phận được phân công. Nhóm hậu đài làm những nhiệm vụ chuẩn bị về trang trí bảng, lớp học, bánh kem, hoa quả liên hoan...

Nhóm văn nghệ chuẩn bị những tiết mục văn nghệ đặc sắc, vui nhộn dành tặng cô. Nhóm truyền thông làm một video ấn tượng về những kỉ niệm của cô với tập thể lớp kèm những dòng chữ cảm ơn và chúc mừng sinh nhật đầy ý nghĩa. Mọi việc cứ thế được diễn ra một cách cẩn thận, chu đáo. Từng bộ phận chịu trách nhiệm làm việc của nhóm mình. Riêng con được các bạn tin tưởng phân công làm người dẫn chương trình của buổi tiệc nên vô cùng vinh dự. Con cố gắng tìm những lời dẫn hay nhất, ý nghĩa nhất về buổi sinh nhật để dẫn dắt chương trình vừa hấp dẫn, sinh động, tạo được không khí vui vẻ lại cảm động vì những lời chúc dành cho cô giáo. Tất cả các khâu chuẩn bị đã hoàn thành trước đó. Hôm nay, chúng con tổ chức sinh nhật bất ngờ cho cô vào tiết sinh hoạt. Mọi thứ được dựng lên nhanh chóng, tất cả đã sẵn sàng.

Cô bước vào lớp như thường lệ, tất cả lớp đứng lên và những ngọn nến lung linh được thắp lên. Lớp trưởng mang chiếc bánh sinh nhật với dòng chữ "Chúc mừng sinh nhật cô giáo của chúng em". Trên màn hình là video đầy ý nghĩa về những khoảnh khắc của cô cùng với lớp. Cô vô cùng xúc động, bố mẹ ạ!. Đúng lúc đó, cả lớp hát vang bài hát "Cô giáo như mẹ hiền" dành tặng cô. Những tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị cũng được thể hiện ngay sau đó. Cuối cùng là phần liên hoan. Cả lớp đều hào hứng cùng cô cắt bánh và thổi nến đón tuổi mới. Cuối buổi tiệc, cô cảm ơn cả lớp vì đã dành cho cô một sự bất ngờ. Cô nói đây là bữa tiệc sinh nhật tuyệt vời nhất, bất ngờ nhất của cô từ trước tới giờ. Buổi tiệc kết thúc trong sự xúc động của cả lớp với những lời ý nghĩa cô dành tặng. Tôi hào hứng nói với bố mẹ: - Bố mẹ biết không, con được cả lớp khen vì dẫn chương trình có duyên và hay đấy!

Bố mẹ tôi sau khi lắng nghe đều rất vui vẻ và cho rằng cả lớp đã có một ngày ý nghĩa và trọn vẹn bên cô. Bố mẹ cũng không quên chúc mừng vì tôi đã được thỏa niềm đam mê dẫn chương trình theo đúng năng khiếu của mình.

Qua câu chuyện với bố mẹ ngày hôm nay, tôi càng thấy hiểu thêm sự chia sẻ trong gia đình là vô cùng ý nghĩa. Khi có niềm vui, bạn chia sẻ sẽ nhân đôi. Còn khi có nỗi buồn, cũng đừng ngần ngại chia sẻ với bố mẹ, vì khi ấy, bạn sẽ giảm đi một nửa nỗi buồn. Và tôi tin chắc bố mẹ cũng sẽ rất vui khi được lắng nghe chia sẻ của những đứa con mình.

#Mật 

11 tháng 9 2019

Người Việt Nam t thừơng tự  xưng là Con rồng Cháu tiên vì:

ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường 1 dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - nhừng loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở, Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ; khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bè tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kỳ sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nỏ ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tinh, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biến, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên  đường.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đồ ở đất Phong Châu đặt tên nước là Văn Lang; triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái gọi là Mị Nương  khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng. Mười mấy đời truyền nôi ngôi vua đều lây hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Nghe xong câu chuyện, em càng hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyền thuyết này là nói lên nguồn gốc của dân tộc Việt Nam chúng ta. Càng hiểu bao nhiêu, em lại càng tự hào về tổ tiên của mình bấy nhiêu và tự hứa với lòng là sẽ cố gắng sống, học tập, lao động sao cho xứng đáng là con Rồng, cháu Tiên.

11 tháng 9 2019

ngắn gọn thui nhé

Bài làm

1. ĐẠO PHẬT:

* Nguồn gốc: Có hai nhánh Phật giáo ở Việt Nam là Đại thừa và Tiểu thừa. Phật giáo Đại thừa lần đầu tiên từ Trung Quốc vào tới vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam từ khoảng năm 200 và trở thành tôn giáo phổ biến nhất trên toàn đất nước, trong khi Phật giáo Tiểu thừa từ Ấn Độ du nhập vào phía nam đồng bằng sông Cửu Long từ khoảng năm 300 – 600 và trở thành tôn giáo chính ở vùng đồng bằng phía nam Việt Nam.

2. ĐẠO THIÊN CHÚA (CÔNG GIÁO RÔMA):

* Nguồn gốc: Công giáo Rôma, hay Thiên Chúa giáo La Mã, lần đầu tiên tới Việt Nam vào thời nhà Lê mạt (đầu thế kỉ 16 tại Nam Định) bởi những nhà truyền giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trước khi Việt Nam là một thuộc địa của Pháp. Pháp khuyến khích người dân theo tôn giáo mới bởi họ cho rằng nó sẽ giúp làm cân bằng số người theo Phật giáo và văn hoá phương Tây mới du nhập. Đầu tiên, tôn giáo này được lan truyền trong dân cư các tỉnh ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, sau đó lan tới vùng châu thổ sông Hồng và các vùng đô thị.

3. ĐẠO CAO ĐÀI:

* Nguồn gốc: Đạo Cao Đài, hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là một tôn giáo bản địa Việt Nam do Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc thành lập năm 1926, với trung tâm là Tòa Thánh Tây Ninh. Tôn giáo này thờ Đức Cao Đài (hay Thượng Đế), Phật và Chúa Giê-su. Cao Đài là một kiểu Phật giáo cải cách với những nguyên tắc thêm vào của Khổng giáo, Lão giáo và Thiên chúa giáo. Các tín đồ Cao Đài thi hành những giáo điều như không sát sanh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành, lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng Đế nơi Thiên Giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.

4. ĐẠO HÒA HẢO:

* Nguồn gốc: Đạo Hòa Hảo, hay Phật giáo Hòa Hảo, là một tôn giáo Việt Nam gắn chặt với truyền thống Phật giáo, do Huỳnh Phú Sổ thành lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu (nay là An Giang), Châu Đốc.

5. ĐẠO TIN LÀNH:

* Ngồn gốc: Tin Lành được truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên, tôn giáo này chỉ được cho phép tại các vùng do Pháp quản lý và bị cấm tại các vùng khác. Đến năm 1920, Tin Lành mới được phép hoạt động trên khắp Việt Nam. Năm 2004, số tín đồ Tin Lành ở Việt Nam vào khoảng 1 triệu người, chủ yếu tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc.

6. ĐẠO HỒI:

* Nguồn gốc: Người ta cho rằng Hồi giáo đã được truyền vào Việt Nam đầu tiên là khoảng thế kỉ 10, 11, ở cộng đồng người Chăm. Năm 2004, tại Việt Nam có khoảng 60.000 tín đồ Hồi giáo, chủ yếu ở Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Có hai giáo phái Hồi giáo của người Chăm: người Chăm ở Châu Đốc, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Đồng Nai theo Hồi giáo chính thống, còn người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận theo phái Chăm Bà Ni – với sự kết hợp giữa đạo đạo Hồi và đạo Bà La Môn .
# Học tốt #

12 tháng 9 2019

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.