K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2019

Bố En - ri - cô là người :

+ Là một người rất nghiêm khắc, nghiêm túc, thẳng thắn.

+ Rất kiên quyết trong việc dạy con.

+Lời nói, cử chỉ đối với En - ri - cô thể hiện là người bố nhân nhượng, yêu thương con nhưng không vì thế mà nuông chiều con.

4 tháng 9 2019

Bài làm

- Sự vô lễ của En-ri-cô với mẹ trước mặt cô giáo làm người bốrất đau lòng, ông cảm thấy như một nhát dao đâm vào tim: “En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bốvậy!”. Từ đau lòng, người bốchuyển sang tức giận người con vô lễ, sự tức giận của bốdường như là không thể kìm nén được khi bốnhớ lại những gì mẹ đã làm cho con khi con còn nhỏ: “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. Điều này trở thành lí do người bốphải phê phán nghiêm khắc con bằng một bức thư chứa chan tình cảm.

- Để cho conthấy được lỗi lầm của mình, người bốđã chỉ cho En-ri-cô thấy được tình yêu thương vô bờ bến và sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với En-ri-cô: “Bốnhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!”, và “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”. Nêu ra những việc làm nhỏ nhất đến những sự hi sinh cao cả, người bố đã cho thấy được giá trị của người mẹ đối với đời sống của người con: “Hãy nghĩ kĩ điềunày, En-ri-cô ạ: Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Không chỉ hôm nay và mai sau vẫn thế: “Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che”. Nêura những điều này, người bố mong muốn En-ri-cô thấy được giá trị của người mẹ trong cuộc sống, những điều đó là tài sản vô giá mà nếu đánh mất đi, con sẽ không bao giờ tìm lại dược. Những gì hôm nay con làm mẹ buồn thì mai sau khi nhớ lại con “sẽ không thể sống thanh thản”. Khi đó “Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích, Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.

- Những lời nói của bố không phải để ghét bỏ con, đe dọa con mà thể hiện một tình thương yêu thật sự đối với con, muốn làm cho con hiểu đượcnhững giá trị đích thực của cuộc sống. Một lời yêu cầu mà bốđặt ra với con thật đẹp, thật ý nghĩa, giúp thắt chặt tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình: “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”.

- Lời nói của người bố thật giản dị và thắm thiết, thể hiện tình, thương con của ông. Bố thương con nhưng bốkhông hề chiều con mà trái lại bố rất nghiêm khắc, một sự nghiêm khắc tích cực. Lời phê phán của bố vừa có lí, vừa có tình, vừa thể hiện tình yêu thương chân thành và trọn đạo lí: “Bố rấtyêu con, En ri-cô ạ, con là niềm hi vọng thiết tha nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”.

- Những lời nghiêm khắc nhưng chân thành của người bố đã giúp En-ri-cô nhanh chóng nhận ra lỗi lầm của mình đối với mẹ. En-ri-cô không những không giận bốmà trái lại, càng yêu thương bốhơn và nhận ra được những giá trị đích thực của tình mẹ con, tình chá con và tình cảm gia đình.

~ Đó là các ý, hay bạn có thể bỏ dấu gạch đầu dòng đi thành bài văn đó. ~

# Học tốt #

Các từ đồng nghĩa với từ nguồn gốcnguồn cội, cội nguồn, gốc gác, ...

Câu 1 (trang 48 Ngữ Văn 8 tập 1):

- Tình cảm của lão Hạc dành cho cậu Vàng:

   + Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng

   + Làm bạn với cậu Vàng để khuây khỏa

   + Đối xử với cậu Vàng như đối xử với con cháu: cho ăn trong bát, gắp thức ăn cho, chửi yêu, cưng nựng…

- Tình thế khốn cùng buộc lão Hạc phải bán cậu Vàng:

   + Sau trận ốm cộng với cơn bão đi qua tình cảnh của lão Hạc "đói deo đói dắt"

- Diễn biến tâm lý sau khi bán cậu Vàng

   + Cố làm ra vui vẻ, nhưng "đôi mắt ầng ậng nước", "mếu máo như con nít"

   + Lão Hạc đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng và cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó.

= > Lão Hạc là người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán cậu Vàng.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

   + Do tình cảnh túng quẫn: đói deo dắt, nghèo khổ, bần cùng

   + Lão không thể ăn phạm vào số tiền dành cho con

   + Lão chọn cái chết để giải thoát số kiếp,và bảo toàn số tiền cho con

- Lão Hạc thu xếp nhờ "ông giáo"sau đó tìm đến cái chết chứng tỏ:

   + Lão là người có lòng tự trọng, biết lo xa

   + Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ

   + Lão coi trọng nhân phẩm, danh dự hơn cả mạng sống

Câu 3 ( trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ

- Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ "muốn ôm choàng lấy lão mà khóc", muốn giúp đỡ

- Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn

- Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị

= > "Ông giáo" trở thành người bạn tâm giao của lão Hạc, ông hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng

   + Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.

   + Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)

- Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.

   + Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn

   + Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.

   + Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó

   + Sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, chia sẻ, kính trọng

- Cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp của nhân cách, phẩm giá dù họ có nỗi khổ riêng

   + Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực

   + Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm.

- Nhân vật "tôi" kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng lại nhập vai vào các nhân vật khác nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu.

Câu 6 ( trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Đây là phát hiện sâu sắc mang tính triết lý:

   + Phải thực sự am hiểu, trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người.

   + Con người chỉ bị những đau khổ che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải "cố tìm hiểu"

   + Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ

- Là cách ứng xử nhân hậu, tình nghĩa xuất phát từ tinh thần yêu thương con người.

   + Tránh những mâu thuẫn bằng sự thấu hiểu và vị tha.

Câu 7 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám:

   + Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn

   + Họ sống khổ cực trong làng quê

   + Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc

- Họ có những phẩm chất đáng quý

   + Trong sạch, lương thiện , giàu tình yêu thương

   + Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình

   + Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công.

" Chúng m hk nhanh tk...t ms hk bài đầu "

Hk tốt

4 tháng 9 2019

Bài làm

~ Vì là soạn văn lên mik lên mạng copy nhá. ~

SOẠN BÀI: Lão Hạc.

* Bố cục: Chia làm ba phần:

- Phần 1 ( từ đầu … nó thế này ông giáo ạ): Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.

- Phần 2 ( tiếp … một thêm đáng buồn) Lão Hạc gửi gắm tiền bạc, trông nom nhà cửa.

- Phần 3 (còn lại) Cái chết của lão Hạc.

* Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 48 Ngữ Văn 8 tập 1):

- Tình cảm của lão Hạc dành cho cậu Vàng:

   + Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng

   + Làm bạn với cậu Vàng để khuây khỏa

   + Đối xử với cậu Vàng như đối xử với con cháu: cho ăn trong bát, gắp thức ăn cho, chửi yêu, cưng nựng…

- Tình thế khốn cùng buộc lão Hạc phải bán cậu Vàng:

   + Sau trận ốm cộng với cơn bão đi qua tình cảnh của lão Hạc "đói deo đói dắt"

- Diễn biến tâm lý sau khi bán cậu Vàng

   + Cố làm ra vui vẻ, nhưng "đôi mắt ầng ậng nước", "mếu máo như con nít"

   + Lão Hạc đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng và cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó.

= > Lão Hạc là người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán cậu Vàng.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

   + Do tình cảnh túng quẫn: đói deo dắt, nghèo khổ, bần cùng

   + Lão không thể ăn phạm vào số tiền dành cho con

   + Lão chọn cái chết để giải thoát số kiếp,và bảo toàn số tiền cho con

- Lão Hạc thu xếp nhờ "ông giáo"sau đó tìm đến cái chết chứng tỏ:

   + Lão là người có lòng tự trọng, biết lo xa

   + Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ

   + Lão coi trọng nhân phẩm, danh dự hơn cả mạng sống

Câu 3 ( trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ

- Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ "muốn ôm choàng lấy lão mà khóc", muốn giúp đỡ

- Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn

- Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị

= > "Ông giáo" trở thành người bạn tâm giao của lão Hạc, ông hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng

   + Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.

   + Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)

- Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.

   + Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn

   + Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.

   + Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó

   + Sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, chia sẻ, kính trọng

- Cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp của nhân cách, phẩm giá dù họ có nỗi khổ riêng

   + Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực

   + Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm.

- Nhân vật "tôi" kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng lại nhập vai vào các nhân vật khác nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu.

Câu 6 ( trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Đây là phát hiện sâu sắc mang tính triết lý:

   + Phải thực sự am hiểu, trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người.

   + Con người chỉ bị những đau khổ che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải "cố tìm hiểu"

   + Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ

- Là cách ứng xử nhân hậu, tình nghĩa xuất phát từ tinh thần yêu thương con người.

   + Tránh những mâu thuẫn bằng sự thấu hiểu và vị tha.

Câu 7 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám:

   + Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn

   + Họ sống khổ cực trong làng quê

   + Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc

- Họ có những phẩm chất đáng quý

   + Trong sạch, lương thiện , giàu tình yêu thương

   + Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình

   + Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công.

# Học tốt #

4 tháng 9 2019

a) Luôn luôn học giỏi hát hay

Sau này khôn lớn ta luôn khôn người.

b) Cái cò lặn lội bờ ao

Hỏi xem đã có ngôi sao trên trời .

4 tháng 9 2019

A)Lời nói chẳng mất tiền mua                  Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau           B)Chim khôn kêu tiếng rảnh rang                  Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

mk ko có facebook

4 tháng 9 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

6 tháng 9 2019

ngu mới hỏi

6 tháng 9 2019

thằng điên

4 tháng 9 2019

Gia đình là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có , nơi đó ta được bố mẹ yêu thương chăm sóc , lo lắng , hạnh phúc gia đình là thứ quí giá nhất trong cuộc sống , không có nó ta không thể nào sống và lớn lên được , gia đình là nơi bảo vệ ta và giúp ta trong lúc khó khăn và chia sẽ những nỗi niềm buồn vui , bạn đừng làm rạng nức đi một thứ tình cảm ấy vì nếu gia đình tan vỡ bạn sẽ cảm thấy cô đơn buồn bã và chán nãn tuy ngoài gia đình ta còn có bạn bè nhưng văn học nước ngoài nói rằng " Gia đình, gia đình còn hơn là bạn bè " hãy biết trân trọng những gì mình đang có vì trên đời này ko có gì là quí giá và cũng ko có gì là hoàn hảo và mãi mãi . Vì một khi đã làm mất thì lúc suy nghĩ lại mới biết rằng hối hận , vì thế hãy biết trân trọng những gì mình đang có bạn nhé !!

4 tháng 9 2019

Gia đình là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có , nơi đó ta được bố mẹ yêu thương chăm sóc , lo lắng , hạnh phúc gia đình là thứ quí giá nhất trong cuộc sống , không có nó ta không thể nào sống và lớn lên được , gia đình là nơi bảo vệ ta và giúp ta trong lúc khó khăn và chia sẽ những nỗi niềm buồn vui , bạn đừng làm rạng nức đi một thứ tình cảm ấy vì nếu gia đình tan vỡ bạn sẽ cảm thấy cô đơn buồn bã và chán nãn tuy ngoài gia đình ta còn có bạn bè nhưng văn học nước ngoài nói rằng " Gia đình, gia đình còn hơn là bạn bè " hãy biết trân trọng những gì mình đang có vì trên đời này ko có gì là quí giá và cũng ko có gì là hoàn hảo và mãi mãi . Vì một khi đã làm mất thì lúc suy nghĩ lại mới biết rằng hối hận , vì thế hãy biết trân trọng những gì mình đang có bạn nhé !!

Học tốt :) 

Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Các bạn có biết vì sao ta luôn tự hào là "Con Rồng cháu Tiên" không? Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên tôi kể sau đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về điều đó.

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, tên gọi Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ. Thần có sức khoẻ vô địch, thường lên cạn để dạy dân cách ăn ở, giúp dân diệt trừ yêu quái.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ là con của thần Nông – vị thần giúp dân trồng trọt lúa ngô,… Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng Âu Cơ xin phép vua cha cho tới thăm. Ở đó, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau và nên duyên chồng vợ, cùng sống ở cung điện Long Trang.

Thời gian sau, Âu Cơ có mang. Đủ ngày đủ tháng, nàng sinh ra một cái bọc có trăm trứng. Lạ thay, trăm trứng lại nở ra trăm người con trai đẹp đẽ, hồng hào. Chúng không cần bú mớm gì mà vẫn lớn nhanh khoẻ mạnh như thần.

Sống với nhau một thời gian, cảm thấy mình không thể tiếp tục cuộc sống trên cạn, Lạc Long Quân đành từ biệt vợ con trở về Long cung.

Lại nói về Âu Cơ. Ngày đêm nàng buồn tủi chờ mong Lạc Long Quân trở về. Không chịu được, nàng gọi chồng lên, bảo:

- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con?

Lạc Long Quân nắm tay vợ, bùi ngùi nói:

- Ta ở miền nước thẳm, nàng ở chốn non cao, ta là Rồng còn nàng là Tiên. Rồng và Tiên không thể sống mãi cùng nhau. Nay, ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, cùng nhau cai quản bốn phương, bảo vệ đất nước, có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng lên đường. Người con lớn của Âu Cơ theo mẹ lên núi, được tôn làm vua. Chàng đóng đô ở đất Phong Châu, lấy hiệu là Hùng Vương. Mười tám đời vua Hùng đã nối tiếp nhau. Từ đó, dân tộc ta dù ở khắp mọi nơi nhưng vẫn gọi nhau là đồng bào. Mỗi khi gặp giặc ngoại xâm vẫn cùng nhau đứng lên giữ nước. Mỗi khi nơi nào gặp khó khăn, các nơi khác lại cùng nhau giúp đỡ.

Câu chuyện tôi kể chắc đã giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi dân tộc Việt và cũng gửi gắm ước mơ thống nhất cộng đồng người Việt của dân ta đấy các bạn ạ.

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu Cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:

- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!

Lạc Long Quân ân cần giải thích:

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.