Mot lan wm vo tinh mac loi voi ong ba . Dieu do lam em an han . Giup mk nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.
Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".
Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.
Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.
Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt
Thế mới biết, nếu đồng sức đồng lòng, không có việc gì chúng ta không làm được.
Đời Hùng Vương thứ 18 có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, công dung ngôn hạnh, tài sắc vẹn toàn tên là Mị Nương. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.
Cuộc thi kén rể được loan tin khắp nơi trên mọi vùng miền xứ sở. Vì danh tiếng công chúa xinh đẹp tài sắc mà rất nhiều chàng trai đến cầu hôn công chúa. Nổi bật trong số đó, có hai người con trai là cường tráng, có tài và chí khí ngút trời hơn cả.
Một người là Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao, có khả năng dời non lấp bể, hô mây gọi gió. Một người là Thủy Tinh – chúa tể vùng biển, người này cũng có tài hô mưa gọi gió, hô phong hoán vũ, điều khiển được biển trời.
Vua truyền cho hai người con trai này cùng nhau trổ tài, ai tài hơn sẽ được Vua gả Mị Nương cho. Sơn Tinh ra phép chỉ tay đến đâu thì rừng núi mọc lên tới đó, chim muông đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay ra phép thì nước ào ào dâng lên cao, thuồng luồng, ba ba, nổi lên đầy trên mặt nước. Giữa hai con người tài năng khí chất như vậy, vua Hùng và Mị Nương không biết phải chọn ai là xứng đáng trở thành rể vua Hùng.
Băn khoăn mãi, cuối cùng Hùng Vương đưa ra thử thách cho cả hai chàng trai. Hùng Vương nói: “Hai người đều là những người tài giỏi, việc chọn lựa ai trở thành chồng của con gái ta là một điều rất khó khăn. Vì vậy để công bằng cho cả hai, ta sẽ đưa ra thử thách cho hai người bằng cách tìm lễ vật. Ai là người đem lễ vật đến trước sẽ là người chiến thắng và lấy được Mị Nương”.
Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi thì ta sẽ gả con cái cho người đấy.". Sơn Tinh và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.
Sơn Tinh vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được lễ vật không khó khăn với chàng. Sơn Tinh sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.
Sơn Tình vì có sự thuận lợi hơn nên đã mang được lễ vật đến cầu hôn Mị Nương trước Thủy Tinh. Chàng rước Mị Nương về cưới. Thủy Tinh đến muộn hơn Sơn Tinh, không lấy được vợ phẫn nộ nổi giận đùng đùng. Thủy Tinh quay trở về, không kìm được cơn tức giận đến tìm Sơn Tinh gây chiến đòi lại Mị Nương.
Thủy Tinh mang theo một đoàn quân tinh nhuệ đến đòi vợ, gây chiến với Sơn Tinh. Thủy Tinh ngay tức khắc đuổi theo và kêu gọi binh tướng để đánh Sơn Tinh quyết chiếm lại công chúa Mỵ Nương. Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh diễn ra.
Thủy Tinh nổi giận đùng đùng, hô phong hoán vũ gọi mưa gọi gió để nước tràn vào bờ, ngập lụt khắp nơi, người dân khốn khổ không kể đâu cho hết, muôn nơi sợ hãi Thủy Tinh. Sơn Tinh cũng không kém phần tài năng, Thủy Tinh hô mưa gọi gió đến đâu, Sơn Tinh bốc từng quả đổi, dời từng ngọn núi chắn dòng nước cuồng nộ của Thủy Tinh.
cảm nghĩ về nhân vật thạch sanh là:
->câu chuyện trên nói lên nhân vật thạch sanh là người hiền hậu,tốt bụng,luôn tin tưởng mọi người và rất dũng cảm.thạch sanh giúp đỡ nhiều người ,mặc dù mẹ con lí thông lừa nhưng cậu ko để bụng mà còn tha cho họ về quê làm ăn
k mik nha bn
Nhân vật Thạch Sanh:
Qua những những thách thức, Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất thật thà, chất phác, dũng cảm, tài năng, nhân hậu, chuộng hòa bình.
=> Tượng trưng cái thiện, cái tốt, sự công bằng.
Gốm Việt Nam thời kỳ sơ khai
Với văn hóa Bắc Sơn (thuộc thời kỳ đồ đá mới), bên cạnh những đồ đá được ghè, đẽo, mài, người ta đã tìm thấy những mảnh gốm có niên đại xa xôi như Sũng Sàm, Bó Lúm, Thẩm Hơi… Đồ gốm còn được liên tiếp phát hiện ở các di chỉ Đa Bút (Thanh Hóa), Quỳnh Văn (Nghệ Tĩnh), Mai Pha, Ba Xã (Lạng Sơn), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Bàu Tró (Bình Trị Thiên) trong giai đoạn bắc cầu từ thời đại đá sang thời đại đồng thau.
Gốm Việt thời kỳ đồ đá
Chất liệu gốm đất nung của giai đoạn này thường thô có pha lẫn cát hoặc bã động vật. Người ta thấy các dấu vết khuôn đan trên gốm tìm được ở di chỉ sơ kỳ đá mới Đa Bút (Thanh Hóa), nhưng phần lớn gốm được nặn bằng tay. Mảnh gốm tìm được thường có những hoa văn đơn giản ở phía ngoài như vạch chéo, văn sóng, văn chải răng lược… Các hoa văn này được tạo ra khi đồ gốm còn ướt, một số được tạo bằng các bàn dập, hoặc dùng que nhọn để vẽ, vạch.
Người ta tính rằng, trong một thời gian dài, ít ra cũng từ lúc phát minh ra đồ gốm đến đầu thời đại đồ đồng, đồ gốm chủ yếu được thành hình bằng tay và làm ra nó là phụ nữ. Các nhà khảo cổ học Liên Xô đã đi tới kết luận rằng 90% số đồ gốm nguyên thủy mang dấu vân tay của phụ nữ. Kết luận này không những phù hợp với gốm nguyên thủy Liên Xô mà còn với cùng loại gốm ấy ở nhiều nước khác trên thế giới.
Với kỹ thuật thành hình bằng tay, phần lớn các đồ gốm cổ đều được nung ngoài trời, nhiệt độ nung thường dưới 7000°C. Cho đến nay, nhiều nước châu Á như Lào, Campuchia, Miến Điện, Nam Trung Quốc hay Việt Nam, có nơi vẫn nung gốm ngoài trời theo cách cổ xưa nhất, tuy cách xếp sản phẩm, xếp củi và nguyên liệu cũng khác nhau ít nhiều.
Các sản phẩm chủ yếu của giai đoạn này là đồ đựng và đun nấu, về cuối ta thấy thêm các loại đồ dùng để ăn uống, trang sức, tuy nhiên thực dụng là yếu tố hàng đầu của các loại gốm thời đó.
Gốm Việt thời đại đồ đồng
Việt Nam bước vào thời đại đồ đồng cách đây khoảng bốn ngàn năm. Thời đó, bên cạnh đồ đá đã rất hoàn thiện, tinh vi, các nghề thủ công khác như nghề đúc đồng, nghề dệt, nghề mộc, nghề gốm v.v… đã phát triển, mang tính bản địa rõ nét.
Nền văn hóa có thêm ảnh hưởng từ bên ngoài đến, chủ yếu từ Đông Nam Á. Sau một thời gian hình thành khá dài, đồ gốm đất nung bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ, bước phát triển thứ nhất trong lịch sử gốm Việt Nam. Hầu hết các sản phẩm gốm dân dụng được thành hình bằng bàn xoay một cách khá táo bạo, đã tạo nên sự phong phú của các loại hình và kiểu dáng sản phẩm: ngoài nồi chõ dùng để đun nấu, còn thấy vò, bình, chậu, những sản phẩm để chứa đựng, bát, đĩa, chén, mâm bồng dùng trong ăn uống; hoa tai, chuỗi hạt, vòng tay bằng gốm, đồ trang sức, tượng gà, bò, gốm mỹ thuật. Ngoài ra, còn các đồ dùng trong sản xuất, như đọt xe chỉ, chì lưới đánh cá, bi gốm…
Về trang trí, gốm đất nung chủ yếu các hoa văn hình họa, lấy nét chìm làm phương tiện thể hiện chính. Một số sản phẩm đã được xoa một lớp áo nước đất vàng, đỏ, hoặc lớp đất khác màu, nhưng chưa phải là men. Các hoa văn trang trí và hình dáng sản phẩm gốm có ảnh hưởng đến việc tạo dáng và trang trí trên đồ đồng cùng thời.
Tuy chưa tìm được những lò nung gốm thời kỳ này, nhưng với cách nung già và đẹp, người ta cho rằng những người làm gốm đã biết sử dụng lò khoát hay lò đắp để nung. Những lò này làm bằng đất sét thường, nên sau khi nung, qua một thời gian dài chúng đã bị mưa gió phá hủy.
Thời kỳ đồ sắt
Suốt thời đại đồng thau, qua thời đại đồ sắt, đồ gốm đất nung đã được sản xuất khắp vùng lớn tạm gọi là nước ta thời ấy. Nhiều loại hình và trang trí còn tồn tại đến nay trên sản phẩm gốm đất nung và sành nâu chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó. Tuy chất liệu gốm đất nung còn non lửa và thô sơ, so với gốm đất nung đang sản xuất hiện nay, nhưng về mặt tạo dáng và trang trí chưa có thời kỳ nào đặc sắc và phong phú bằng. Vì thế khi nhắc đến đồ gốm đất nung thì tiêu biểu vẫn là của thời đại các vua Hùng (thời đại đồng – sắt sớm).
Hiện vật được tìm trong các di chỉ khảo cổ khác nhau, cho thấy nghề gốm vẫn gắn bó với nghề nông, và nam giới bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong nhiều khâu sản xuất.
Tuy chưa có những nơi làm gốm tập trung lớn, nhưng bước đầu đã hình thành những làng có nghề gốm phát triển hơn, do điều kiện nguyên liệu, thợ giỏi và giao thông. Những làng này đã dần có được phong cách riêng về tạo dáng và trang trí. Người thợ gốm có vị trí xứng đáng trong xã hội. Các sự tích “Nồi hầu”, “Bà chúa Sành” của Hương Canh (Vĩnh Phú) và Quả Cảm (Hà Bắc) nói lên điều đó.
Gốm Việt trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc
Từ đầu thế kỷ II TCN, nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Một thời kỳ lịch sử mới mở đầu: thời kỳ nhân dân ta không chịu khuất phục, luôn vùng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, thời kỳ rèn luyện cá tính Việt Nam, xây dựng tinh thần tự cường chống lại các sự đồng hóa của phương Bắc. Lực lượng sản xuất vẫn lớn lên ngay dưới sự thống trị của phong kiến nước ngoài.
Trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với Trung Quốc các nước miền biển phía Nam và Ấn Độ, nhân dân ta đã tiếp thu nhiều kỹ thuật mới. Nghề rèn sắt và đúc đồng ngày càng hoàn thiện, các nghề dệt, đan lát, khảm xà cừ, thủy tinh. Nghề gốm tiếp tục phát triển trên vốn kinh nghiệm cổ truyền, có tiếp thu ảnh hưởng của Trung Hoa. Đồ gốm của giai đoạn này chủ yếu được tìm thấy trong các ngôi mộ gạch một vài khu vực có lò nung gốm và nung gạch ngói như ở Thuận Thành (Hà Bắc), Tam Thợ (Thanh Hóa).
Tháng 1 năm 1937, người ta đã phát hiện được các lò nung gốm nằm rải rác trên cánh đồng dọc hai bên đường từ thị xã Thanh Hóa đi Nông Cống, ở Tam Thọ. Ngoài một số lò gốm thời Lý-Trần, đa số là gốm thuộc thời Hán – Lục Triều (TK II – TK VI), có chỗ mang vết tích hai lò nung chồng lên nhau. Các cuộc khai quật của Viện khảo cổ năm 1969-1970 tại Bãi Định (Ninh Thuận – Hà Bắc) đã tìm thấy nhiều lò gốm được phân thành từng cụm bốn lò, giống nhau về kết cấu, khác nhau về kích thước. Những phát hiện cho thấy trong giai đoạn này đã hình thành những khu vực sản xuất gốm khá tập trung và có tính chuyên hóa hơn.
Về chất liệu, ngoài gốm đất nung có truyền thống từ trước nhưng được trang trí đơn giản hơn, đã có sản phẩm gốm được nung ở nhiệt độ cao thành sành nâu và một số sản phẩm được làm từ đất sét trắng, có tráng men màu xanh nhạt, trên thân của gốm sành xốp sẽ phát triển cao vào thời Lý-Trần.
Về sản phẩm, xuất hiện thêm loại gốm kiến trúc như gạch thường, gạch múi bưởi để xây cuốn, ngói ống hình bán viên trụ, đầu ngói ống có tráng men. Gốm minh khí khá phát triển, như mô hình nhà cửa, giếng và đồ dùng. Ngoài ra, còn các tượng động vật nhỏ như lợn, bò với kiểu nặn sơ sài.
Loại hình đồ gốm gia dụng khá phong phú: vò, bình, bát, đĩa, chén, mâm, nồi rang, chõ, đỉnh, đèn, bình hương, ống nhổ…
Về thành hình, phần lớn các sản phẩm gốm đều làm bằng bàn xoay, nhưng một số khác được làm bằng khuôn in và bằng tay sau đó chắp lại.
Ở thời kỳ này có thêm một số sản phẩm, mang phong cách gốm Hán, hoặc kết hợp hoa văn gốm Việt và hoa văn gốm Hán. Các sản phẩm tạo dáng với nhiều thể phụ thêm, các dạng sản phẩm hình ống cũng xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là loại gốm có nhiều tai gắn ở vai, làm thành một sản phẩm nổi bật trong giai đoạn này là “bình Hán”.
Trên mâm gốm bằng đất nung tìm thấy ở Lạch Trường (Thanh Hóa) ta thấy sự có mặt của hoa văn chuỗi hạt (hình tròn có đường tiếp tuyến), một hoa văn tiêu biểu của gốm gò Mun và nghệ thuật đồ đồng Đông Sơn. Giữa lòng mâm khay lại có 3 con cá chụm đầu, một họa tiết không phải gốc Việt.
Nhiều sản phẩm gốm Hán được cải biên theo phong cách Việt như bình con tiện có hai bên thành gắn hoa văn thao thiết (ta thường gọi là hoa văn mặt hổ phù) đời Hán, đã được cải biên thành hình gắn đầu voi, đầu gà, như các bình tìm thấy ở Hà Bắc, Thanh Hóa.
Rõ ràng theo yêu cầu của phong kiến Trung Hoa, người thợ gốm Việt Nam phải làm sản phẩm theo ý họ nhưng qua chất liệu Việt Nam thì hình dáng và phong cách sản phẩm gốm có biến đổi, nên vẫn bảo lưu và phát triển vốn nghệ thuật cổ truyền từ thời đại trước, đồng thời hấp thụ và dân tộc hóa những yếu tố vay mượn từ bên ngoài.
Thời kỳ độc lập: gốm Lý – Trần
Thế kỷ X đánh dấu một bước ngoặt lịch sử: thời kỳ phục hồi độc lập sau hơn mười thế kỷ đô hộ của phong kiến Trung Hoa, mở ra một giai đoạn phục hưng văn hóa dân tộc.
Suốt bốn thế kỷ từ nhà Lý (Thế kỷ XI-XII) sang nhà Trần (Thế kỷ XIII-XIV), đồ gốm đạt được những thành tựu mới rực rỡ, sản xuất hàng loạt gốm sành xốp và gốm sành trắng một cách thành thục, với kỹ thuật và nghệ thuật cao; sử dụng rộng rãi đất sét trắng và cao lanh trắng để làm xương và men, tạo nên những loại gốm mới, bền để sản xuất các loại đồ đựng và đồ gốm kiến trúc; Các loại men màu như men tráng ngà, men ngọc, men nâu được ổn định về mặt công nghệ, do đó có thể sản xuất hàng loạt, và đặc biệt loại men trắng cũng đã xuất hiện.
Men Lý-Trần chủ yếu vẫn là loại men tro và men đất, men đá chưa được sản xuất bao nhiêu. Các loại men này phần lớn thuộc men có độ trong: trắng dày, khi gặp lửa cao thì chảy thành giọt, gọi là ngấn lệ, một số men rạn rất đẹp do xương và men không có cùng độ co. Độ trong của men chính là độ sâu của gốm.
Màu vẽ xuất hiện lần đầu trên gốm hoa nâu Lý-Trần, mặc dầu mới được sử dụng ở dạng tô. Nhưng với men mầu trang trí, yếu tố hội họa ngày càng thâm nhập sâu hơn vào đồ gốm.
Gốm Lý-Trần đã tạo nên sự “chuyển hóa” bước đầu giữa yêu cầu sử dụng với chất liệu. Điều này rất quan trọng, nó phản ánh bước tiến bộ về mặt kỹ thuật và nghệ thuật, phản ánh tư tưởng duy lý trong quá trình sáng tạo đồ gốm và ứng dụng nó vào đời sống một cách tốt đẹp nhất, phù hợp nhất.
Gốm Lý-Trần, ta có thể chia thành ba nhóm lớn: gốm gia dụng, gốm trang trí và gốm kiến trúc.
Về tạo dáng gốm gia dụng, ngoài việc thừa kế và nâng cao dáng gốm đất nung và sành nâu cổ truyền, nhiều sản phẩm được tạo dáng trên cơ sở những hình mẫu trong thiên nhiên như hoa, quả hoặc dáng của những đồ đồng xưa.
Trang trí của gốm Lý-Trần có một bước ngoặt mới. Nếu hoa văn hình học chiếm vị trí chủ yếu và duy nhất trên gốm đất nung và sành nâu thì trên gốm Lý-Trần lại chỉ ở vị trí phụ. Những họa tiết chính ở đây là hoa, lá, chim, voi, hổ, người. Hoa văn trang trí với cách miêu tả giản dị, mộc mạc, rất gần gũi thiên nhiên và con người Việt Nam.
Một điều cần chú ý là trong việc xây dựng hình tượng các hoa văn trang trí, nét chìm được sử dụng làm đường chu vi. Nhưng nét chìm ở gốm Lý-Trần không còn là nét chìm có hai thành giống nhau để cản sáng như trên gốm đất nung, mà đã được ấn “bè” ra, một bên rõ cạnh, một bên biến dần vào sản phẩm, làm chỗ chảy dồn men, tạo nên độ đậm nhạt cho họa tiết như trên gốm men ngọc, hoặc làm giới hạn để tô nâu.
Đặc biệt lò nung, đã có một bước tiến lớn về kỹ thuật. Người ta đã biết sử dụng các loài lò cóc, lò nằm, có thể cả lò rồng, để nâng nhiệt độ nung cho sản phẩm lên cao từ 1200°C đến 1280°C. Việc sử dụng bao nung, mà ngày nay ta còn tìm được ở một cái giếng cổ tại Tức Mạc (Hà Nam, Bắc Ninh), ở vùng phủ Thiên Trường của nhà Trần, cho thấy người thời đó đã đạt được trình độ sản xuất gốm cao cấp, nhất là gốm men ngọc. Kỹ thuật nung chồng bằng con kê (lòng dong) được sử dụng rộng rãi trong các loại sản phẩm như bát, đĩa. Ngoài những lò gốm gắn liền với làng xã nông nghiệp, đã xuất hiện những cụm lò nung ở Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, chứng tỏ sự hình thành những vùng gốm có tính tập trung và chuyên nghiệp hơn.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, nghệ thuật gốm Việt Nam đã bước vào giai đoạn tổng hợp được ba yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của đồ gốm: là hình dáng, hoa văn trang trí, men màu. Những yếu tố trên, cộng với sự phát triển của kỹ thuật và trình độ thẩm mỹ cao, đã khiến cho người thời Lý-Trần sáng tạo nên ba loại gốm nổi tiếng: gốm men trắng ngà chạm đắp nổi, gốm hoa nâu, gốm men ngọc.
Gốm Việt thời kỳ nhà Lê
Với chiến thắng chống quân Minh năm 1428, nhà Lê ra đời, mở ra một giai đoạn phát triển cao của chế độ phong kiến tập quyền. Về mặt nghệ thuật, giai cấp thống trị có xu hướng đưa mọi hoạt động vào con đường chính thống, với những quy tắc chặt chẽ theo tinh thần của Nho giáo. Nhưng chỉ sau gần một thế kỷ phát triển cực thịnh, nhà nước quân chủ chuyên chế dần dần đi vào cuộc khủng hoảng chu kỳ kéo dài suốt từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Tình hình trên, cộng với sự mở rộng thị trường trong nước và việc giao lưu buôn bán với nước ngoài, đã có tác động lớn đến các hoạt động thủ công nghiệp, trong đó có nghề gốm.
Trước hết là sự hình thành các trung tâm sản xuất gốm tính chất chuyên môn hóa đã nổi tiếng:
Bát Tràng (Hà Nội) sản xuất gốm sành xốp và sành trắng;
Thổ Hà (Hà Bắc) làm gốm sành nâu, như chum, vại;
Phù Lãng (Hà Bắc) làm gốm sành nâu có phủ men da lươn;
Hương Cang (Vĩnh Phú) làm chum, vò vại, chĩnh bằng sành nâu;
Đình Trung, Hiển Lễ (Vĩnh Phú) làm chum, vò vại, chĩnh bằng đất nung;
Vân Đình (Hà Sơn Bình) làm ấm đất nồi đất;
Làng Cậy (Hải Hưng) làm gốm sành xốp và sành trắng hoa lam…
Ở miền Trung, có nhiều cơ sở làm gốm nổi tiếng như Lò Chum ở Hàm Rồng (Thanh Hóa); Mỹ Thiện (Quảng Ngãi) làm nồi bằng đất nung; Lộc Thượng, Phú Vinh (Quảng Nam) làm bát đĩa, nồi niêu; ở Bình Định có một số nơi làm bát đĩa và đồ gốm tráng men.
Người ta thường nhắc đến ba nơi làm gốm nổi tiếng từ đó đến nay: Bát Tràng, Thổ Hà và Phù Lãng. Truyền thuyết xưa nói rằng ba làng này do ba người có nghề gốm giỏi đã chọn ngày tốt lập dàn ở bên sông Hồng làm lễ truyền nghề cho dân làng.
Làng Bát Tràng chuyên làm các hàng sắc trắng (gốm sành trắng); Làng Thổ Hà chuyên làm các loại sắc đỏ (gốm sành nâu); Làng Phù Lãng chuyên làm các loại sắc vàng thẫm (gốm sành nâu có men da lươn).
Các làng gốm lớn đều được dựng ở vùng ven sông để thuận tiện cho việc vận chuyển, sử dụng nguyên vật liệu (đất, than, củi) và thuận tiện cho việc chuyên chở thành phẩm đi các địa phương. Ngoài ra tìm thấy rất nhiều mảnh gốm vỡ trên khu vực thương cảng cổ Vân Đồng.
Con đường gốm: bắt đầu có dấu hiệu xuất khẩu gốm Việt Nam ra nước ngoài
Nhiều nước châu Á, châu Âu, đặc biệt là Nhật Bản và Đông Nam Á đã nhập khẩu gốm Việt Nam với số lượng lớn. Các sản phẩm đó hiện còn đến ngày nay là những hiện vật quý trong các bảo tàng nước họ. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã đưa ra những kết luận mới về con đường biển thông thương giữa các nước từ Nhật Bản, Việt Nam đến các nước Đông Nam Á, gọi con đường này là “con đường gốm”, thay cho tên “con đường tơ lụa và trầm hương” thường được dùng trước đây.
Nhiều sản phẩm gốm được ghi, bằng cách khắc hoặc viết bằng màu men; ngày tháng, nơi sản xuất và người sáng tạo ra nó. Ngày nay, ta biết được tên ba nghệ nhân: Đặng Huyền Thông, Đỗ Xuân Vi, Nguyễn Phong Lai. Trong nhiều trường hợp còn cả tên người đặt hàng và lý do làm sản phẩm đó.
Gốm giao chỉ & hồng An Nam
Theo cuốn Đồ gốm Nhật Bản (La ceramique Japonaise) của Oneda Tokomosouke (Nhà xuất bản La Roux, Paris năm 1873) thì trong thời gian 1596-1873, ở Nhật Bản có nhiều thợ gốm giỏi bắt chước làm theo đồ gốm cổ Việt Nam, mà họ gọi là gốm Giao Chỉ (Kotchi).
Ta có thể kể ra những loại gốm tiêu biểu cho kỹ thuật và nghệ thuật gốm Việt Nam ở giai đoạn này là gốm hoa lam với các loại bát, đĩa chân cao vẽ hoa màu lam phóng khoáng và chất liệu sành trắng khá thành thục. Loại gốm chạm đắp nổi rất tinh tế, như chân đèn, lư hương, kết hợp với vẽ hoa lam, được làm bằng chất liệu sành trắng hoặc phủ men nhiều màu rất đa dạng và hấp dẫn. Các loại chum, vò, vại, lư hương bằng sành nâu hoặc sành nâu phủ men da lươn có trình độ nghệ thuật tinh tế và có bản sắc riêng. Ngoài ra còn có loại gốm vẽ men mà người Nhật Bản xưa kia trong Trà đạo rất ưa chuộng, gọi là “Hồng An Nam”.
Về mặt kỹ thuật, các loại lò rồng cỡ lớn đã được sử dụng khá rộng rãi, nhiệt độ và chế độ nung, điều khiển lửa tiến bộ và chủ động. Loại men tro trấu, tro cây được dùng nhiều. Kỹ thuật vẽ hoa đã đạt tới độ thành thục.
Nghề gốm xuống dốc dần từ thời Nguyễn Gia Long
Nghề gốm xuống dốc dần từ thời Nguyễn Gia Long. Những lò gốm sành trắng nổi tiếng như Bát Tràng phải chuyển qua sản xuất đồ dành xốp hoặc đồ gốm xương đất đỏ, áo đất trắng, phủ men tro không thấu hết thân ngoài hiện vật.
Ở Việt Nam, người ta thường nhắc đến đồ sứ men lam Huế, đôi khi trên sản phẩm có có chữ “nội phủ”. Thực ra, các hiện vật ấy đều được nhập từ Trung Quốc theo đơn đặt hàng của triều đình Huế. Cuối thế kỷ XIX, ở Móng Cái (Quảng Ninh) xuất hiện thêm những cơ sở làm đồ sành nâu và đồ sành trắng, nhưng nguyên liệu phần lớn được chở từ Trung Quốc sang và do người Hoa làm.
Năm 1907, Trường Mỹ nghệ đồ gốm và đúc đồng thành lập ở tỉnh Biên Hòa (nay thuộc Đồng Nai), và ở đây đã phát triển một loại gốm men lửa trung, thường được gọi là “gốm Biên Hòa”, với hoa văn khá chi tiết và màu sắc phong phú. Loại gốm này được phát triển sang các vùng Sông Bé và nhiều tỉnh phía Nam. Gốm Lái Thiêu (Sông Bé) nổi tiếng với bát sành xốp “con gà”, được bán rộng rãi từ Nam chí Bắc.
Ở miền Bắc đầu thế kỷ XX, một vài cơ sở đã nhập đôi ba thiết bị làm gốm của nước ngoài và nghiên cứu sản xuất đồ sứ, nhưng kết quả không đáng kể.
Từ 1954 đến nay
Có thể nói gốm sứ Việt Nam bước vào sự chuyển mình mạnh mẽ từ năm 1954, khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc. Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng việc khôi phục các cơ sở thủ công truyền thống, như các vùng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Hương Canh, Phù Lãng…, và tiến hành xây dựng nhiều nhà máy và xí nghiệp sản xuất gốm có chất lượng và sản lượng cao.
Nổi bật nhà máy sứ Hải Dương (Hải Hưng), cơ sở sản xuất sứ đầu tiên của cả nước áp dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại qua mọi khâu nguyên liệu, thành hình, trang trí, nung… Nhà máy trang trí men cho hàng gia dụng, sản xuất các loại sứ công nghiệp cao cấp, hàng năm đạt sản lượng gần 10 triệu sản phẩm. Tiếp đó là nhà máy sứ Lao Cai (Hoàng Liên Sơn) có công suất nhỏ hơn.
Từ năm 1965, nhiều tỉnh thành đã xây dựng những xí nghiệp sành trắng có sản lượng 5 triệu cái trong một năm như sứ Đường Vòng (Hải Hưng), Sông Hương (Bắc Giang), Ninh Bình, Thanh Hà (Vĩnh Phú)…, cùng với nhiều hợp tác xã gốm lớn như Hợp Thành (Hà Nội), Việt Hưng (Thái Bình), Đông Thành, Ánh Hồng (Quảng Ninh)…
Tính đến 1975, mỗi năm các xí nghiệp gốm ở miền Bắc đã sản xuất khoảng 100 triệu gốm gia dụng, 3,5 triệu sứ điện, 4,3 triệu sành gia dụng và 1,5 triệu gốm mỹ nghệ xuất khẩu.
Sau khi giải phóng hoàn toàn miền nam năm 1975, đồ gốm của cả hai miền Bắc Nam đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp mới. Tính đến năm 1980, sản lượng hàng năm đã đạt 143 triệu sản phẩm gốm gia dụng, 5,6 triệu sành gia dụng và 2 triệu gốm mỹ nghệ xuất khẩu. Đó là chưa kể tới các cơ sở sản xuất nhỏ ở địa phương và gốm đất nung.
Có thể nhận xét khái quát về những đặc điểm phát triển của gốm đất Việt giai đoạn này:
- Sự hình thành loại chất liệu sứ với các kỹ thuật sản xuất và trang trí hiện đại. Sản phẩm sứ của nhà máy sứ Hải Dương đã được dùng rộng rãi trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước, như Liên Xô, Cu Ba, Ba Lan, Mông Cổ…
- Ở miền Bắc, các xí nghiệp và hợp tác xã sản xuất sành trắng được xây dựng ở hầu khắp các tỉnh thành, phát huy thế mạnh của vùng mình về truyền thống và nguyên liệu. Các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Nam Bộ, phát triển loại sành xốp lửa trung và đã tạo được một vùng gốm có phong cách riêng. Các cơ sở sành nâu, đất nung cũng được chú ý ở các địa phương. Chưa bao giờ cả 5 loại chất liệu gốm lại được sản xuất với số lượng lớn và phong phú như hiện nay.
- Ngành gốm ngày càng được phát triển bởi các cán bộ và công nhân được đào tạo chính quy. Trường đại học Bách khoa Hà nội đầu những năm 60 đã cho ra trường các kỹ sư hóa silicat chuyên về ngành gốm, làm cho đội ngũ kỹ thuật gốm ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn.
- Về mặt nghệ thuật, từ năm 1959 khoa gốm trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội đã mở khóa trung cấp đầu tiên, và từ 1965 đã đào tạo ở trình độ đại học. Có thể nói, lần đầu tiên ngành gốm Việt Nam có hàng trăm họa sỹ chuyên ngành đóng góp sáng tác của mình cho sản phẩm gốm. Từ những năm 1960, lò gốm của trường Mỹ thuật Công nghiệp đã tìm tòi, khôi phục các loại men ngọc, men máu bò cổ truyền, còn tìm thêm ra nhiều loại men mới từ các khoáng chất. Nhà trường đã trở thành một trung tâm đào tạo, một trung tâm nghiên cứu nghệ thuật gốm, cung cấp mẫu cho nhiều cơ sở gốm ở phía Bắc.
Trên đây là những vấn đề chung nhất của nghề gốm và các mốc phát triển của gốm Việt Nam. Những phần sau sẽ đi sâu vào các loại gốm nổi tiếng và những đặc trưng nghệ thuật của từng loại.
Hk tốt
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
1 .Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)…
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0.
Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc.
Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v...
2 .
Đó là các bán đảo Ban Càng và I-ta-li-a. Nơi đây, vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đã hình thành hai quốc gia Hi Lạp và Rô-ma.
Đất đai ở đây không thuận lợi cho việc trồng lúa. Cư dân ở Hi Lạp và Rô-ma phải trồng thêm các loại cây lưu niên như nho, ô liu. Nhờ có công cụ sắt, các nghề thủ công như luyện kim, làm đồ mỹ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu ... phát triển. Bờ biển Hi Lạp và Rô-ma có nhiều cảng tốt ; thương nghiệp, nhất là ngoại thương, rất phát triển. Người Hi Lạp và Rô-ma mang các sản phẩm thủ công và rượu nho, dầu ô liu sang tận Lưỡng Hà, Ai Cập bán rồi mua về lúa mì và súc vật.
Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập.
3 . Người tối cổ:
- Thời gian xuất hiện: khoảng 4 triệu năm trước.
- Đặc điểm: đi và đứng = 2 chân, 2 tay có thể cầm nắm, trán thấp bợt ra sau, u mài cao, hộp sọ lớn,,hình thành trung tâm phát tiến nói trong não.
- Biết tạo ra lửa để nướng chín thức ăn
- Dụng cụ lao động: sử dụng công cụ đá ghè đẻo thô sơ (đá cũ). Sống thành bầy đàn chủ yếu nhờ săn bắt, hái lượm, ở trong các hang động, mái đá.
Người tinh khôn:
- Thời gian" khoảng 4 vạn năm trước đây.
- Đặc điểm: có cấu tạo cơ thể như người ngày nay
- Dụng cụ lao động: ban đầu thì sử dụng đồ đá, về sau biết sử dụng kim loại. Sống chủ yếu nhờ săn bắt, hái lượm, dệt vải, làm gốm, đan lưới đánh cá....Sống thành từng nhóm từng đôi thành thị tộc bộ lạc......v...v..
4 .
Đời sống vật chất:
- Luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất
- Sống trong hang động, mái đá, biết làm lều để ở.
- Biết trồng trọt, chăn nuôi.
Tổ chức xã hội:
- Sống thành từng nhóm, cùng huyết thống. Định cư lâu dài ở một nơi. tôn người mẹ lớn tuổi lên đứng đầu. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.
Đời sống tinh thần:
- Biết làm đồ trang sức, vẽ trang trí, có tục chôn cất người chết.
P/s : Không nhận gạch đá !
Bánh chưng,bánh giầy:
Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho một trong hai mươi người con trai của ngài, người nối ngôi không cần phải là con trưởng. Ngài không biết chọn ai bèn cho các lang làm lễ Tiên Vương để vừa ý ngài. Các lang đua nhau làm lễ thật hậu vì muốn được ngôi báu. Lang Liêu là người thiệt thòi nhất vì mồ côi mẹ từ sớm rồi ra ở riêng nên không biết phải làm gì. Một đêm nọ, có một vị thần tới mách Lang Liêu làm bánh từ gạo.Chàng làm như lời thần dặn và vào ngày lễ Tiên vương, bánh của Lang Liều được vua Hùng chọn. Lang Liều được nối ngôi, ừ đó nước ta làm bánh chưng,bánh giầy vào ngày Tết.
Con Rồng cháu Tiên:
Ngày xưa ở Bắc Bộn nước ta có thần Lạc Long Quân thường giúp đỡ dân lành, thần mình rồng và là con trai thần Long Nữ.Ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ xinh đẹp đến vùng đất Bắc Bộ để tìm hoa thơm cỏ lạ. Lạc Long Quân và Âu Cơ yêu nhau, nên duyên vợ chồng. Một thời gian sau,Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm người con, họ lớn nhanh như thổi mà không cần ăn uống. Về sau, Lạc Long Quân vốn ở nước cảm thấy ko ở trên cạn mãi được đành chia năm mươi con theo cha, năm mươi con theo mẹ đi cai quản các phương. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua và thành lập ra nhà nước Văn Lang.
Thánh Gióng:
Đời vua Hùng thứ sáu ở làng Gióng có đôi vợ chồng già nhân hậu muốn có một đứa con, một lần người vợ ra đồng thấy vết chân to bà lấy chân mình ướm thử thì về nhà có mang. Mười hai tháng sau bà sinh ra một đứa trẻ, đứa trẻ đó cho tới 3 tuổi vẫn không biết nói,không biết đi,không biết cười,cứ đặt đâu thì nằm đấy.Khi ấy giặc ngoại xâm muốn chiếm nước ta, vua sai người đi tìm người tài, nghe thấy tiếng rao đưa trẻ nhờ mẹ mời sứ giả vào, đứa bé yêu cầu sứ giả về bẩm vua đưa cho một con ngựa sắt,một chiếc roi sắt và một áo giáp sắt. Cậ bé lớn nhanh như thổi,bà con trong xóm góp gạo nuôi cậu bé. Khi sứ giả mang đồ tới,cậu mặc vào,vươn vai thành tráng sĩ.Tráng sĩ phi ra chiến trường, đón đầu giặc đánh hết tất cả bọn chúng. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ bụi tre bên đường đnahs giặc.Tráng sĩ phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn,cởi áo giáp rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.Vua nhớ ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương.Hiện nay có một làng là làng Cháy do bị lửa từ ngựa phun ra thiêu cháy ngôi làng
sự tích hồ Gươm mai viết tiếp.
bánh trưng bánh giầy :
Vua Hùng thứ sáu có hai mươi người con trai, cả hai mươi người con, ai cũng đều giỏi giang nên vua không thể lựa chọn được người sẽ nối nghiệp mình. Nhà vua luôn nói với những người con trai của mình rằng, người được lựa chọn không nhất thiết phải là con trưởng, người con nào làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương của mình thì sẽ được đức vua truyền ngôi cho.
Các lang đều đua nhau sắm những lễ vật thật hâu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được. Do ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà chàng không có của để, thứ duy nhất chàng có là lúa. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.
Cũng bởi vậy mà trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thể nào thiếu 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên.
Con rồng cháu tiên:
Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
thánh gióng:
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi xứ giả loan tin tìm người đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời.
sự tích hồ gươm
Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn có một nghĩa quân nổi dậy chống giặc. Đức Long quân quyết định cho mượn gươm thần.
Lê Thận, trong ba lần đánh cá đều vớt được một thanh sắt, nhìn kĩ dưới ánh lửa nhận ra đó là lưỡi gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng trên đó có khắc chữ “Thuận Thiên”, Lê Lợi tra vào chuôi gươm nạm ngọc thì vừa vặn. Trong tay Lê Lợi có gươm thần làm cho quân Minh tan tác, bạt vía.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Vua nâng gươm trao trả gươm, Rùa Vàng ngậm gươm rồi lặn xuống đáy hồ, từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Hoàn Kiếm.
Mk nghĩ ý nghĩa thì là ghi nhớ nhé. Trong SGK có nên ko sai đc đâu. Cô mk bảo thế. k mk nha
Hc tốt. #Mimi#
Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Cáu chuyện như sau:
Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạ: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.
Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Cáu chuyện như sau:
Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạ: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.
Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.