K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

    Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn có một nghĩa quân nổi dậy chống giặc. Đức Long quân quyết định cho mượn gươm thần.

       Lê Thận, trong ba lần đánh cá đều vớt được một thanh sắt, nhìn kĩ dưới ánh lửa nhận ra đó là lưỡi gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng trên đó có khắc chữ “Thuận Thiên”, Lê Lợi tra vào chuôi gươm nạm ngọc thì vừa vặn. Trong tay Lê Lợi có gươm thần làm cho quân Minh tan tác, bạt vía.

       Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Vua nâng gươm trao trả gươm, Rùa Vàng ngậm gươm rồi lặn xuống đáy hồ, từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Hoàn Kiếm.

15 tháng 9 2019

Tóm tắt:

Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc.

Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng thấy cây gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược.

Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân chiến thắng giặc, vì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hợp chính nghĩa, hợp ý trời, hợp lòng dân.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Lê Lợi không trực tiếp nhận thanh gươm. Lê Thận thả lưới được thanh gươm, gươm sáng rực hai chữ "Thuận thiên" khi Lê Lợi tới. Tra lưỡi gươm với chuôi gươm nạm ngọc vừa như in.

   - Cách Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa:

       + Gươm thần: sức mạnh sông nước và rừng núi quy tụ, sức mạnh nhân dân.

       + "Thuận thiên": thuận theo ý trời, Lê Lợi là người lãnh đạo được trời chọn.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Sức mạnh gươm thần với nghĩa quân: Nhuệ khí chiến đấu tăng lên, đánh đâu thắng đó, chuyển sang thế chủ động tấn công.

Câu 4* (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Long Quân đòi gươm khi đất nước đã thanh bình. Khi Lê Lợi đang dạo trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân", nhà vua trả gươm, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống luôn.

Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ý nghĩa truyện Sự tích Hồ Gươm:

   - Giải thích tên gọi Hồ Gươm, tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa.

   - Đề cao, suy tôn vai trò Lê Lợi.

   - Thể hiện khát vọng hòa bình, hạnh phúc của quần chúng nhân dân.

Câu 6* (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng: An Dương Vương, Sự tích thành Cổ Loa,...

   - Hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho khí thiêng sông núi, tình cảm, trí tuệ nhân dân. Là sứ giả của thần, phù hộ, giúp đỡ nhân dân.

15 tháng 9 2019

như thế bố lấy mẹ lúc 15 tuổi(trên 18 mới đc lấy chồng) như thế thik bố ngồi bóc lịch chứ còn j

15 tháng 9 2019

Chúng ta đã từng bắt gặp rất nhiều cuộc chia li thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu như "Cuộc chia li màu đỏ" (Nguyễn Mĩ), "Việt Bắc" (Tố Hữu), "Tống biệt hành" (Thâm Tâm),...và tất cả những cuộc chia li ấy đều ẩn chứa nỗi buồn. Cuộc chia tay của Thành và Thủy trong "Cuộc chia tay của những con búp bê" (Khánh Hoài) cũng là một cuộc chia li như vậy.

Thành và Thủy đều là những đứa trẻ đáng thương, nạn nhân vô tội trong cuộc li hôn của bố mẹ. Nếu bố mẹ không li hôn thì có lẽ hai anh em đã có một cuộc sống ngập tràn tình yêu thương. Vì những lí do riêng của bố mẹ mà hai anh em phải xa cách. Điều ấy thật đáng buồn và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của trẻ thơ. Là một người anh trai, Thành biết nhường nhịn và yêu thương em gái. Sự quan tâm của Thành được thể hiện qua hành động chiều nào Thành cũng đi đón em. Khi biết bố mẹ li dị, Thành rất đau lòng. Thành thương đứa em gái bé nhỏ phải theo mẹ về quê ngoại. Nghe tiếng khóc nức nở của Thủy mà Thành "cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối và hai cánh tay áo". Hai anh em cùng lớn lên bên nhau bây giờ chia cách mỗi người một nơi có ai không đau lòng?. Tuy trong lòng đang chất chứa nỗi buồn nhưng Thành vẫn an ủi, vỗ về em bằng cách "kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc". Phải là một người anh hết mực yêu thương em thì mới có những hành động như vậy. Thành nhớ lại kỉ niệm một lần đi đá bóng bị rách áo, vì sợ mẹ mắng nên không dám về nhà. Chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân vận động để vá áo cho anh. Cũng bởi hành động đó mà Thành ân hận nhận ra bao lâu nay mình mải chơi với bè bạn mà không quan tâm đến em. Thành là người anh trai biết suy nghĩ và biết hối lỗi về sự vô tâm của mình. Không chỉ vậy, anh còn nhường cho Thủy hết đồ chơi mà không chịu chia ra theo lời của mẹ. Anh muốn dành tất cả những thứ đó cho đứa em gái đáng thương. Thành muốn Thủy giữ hai con búp bê vì đó có thể là niềm an ủi cuối cùng mà anh dành cho cô.

Thủy là cô em gái ngoan ngoãn, thông minh khi biết vá áo lại cho anh để Thành không bị mẹ mắng. Bàn tay Thủy đưa những mũi kim thoăn thoắt chứng tỏ Thủy là một người khéo léo. Biết rằng sắp phải xa bố và anh, Thủy rất buồn, "hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều". Cũng giống như Thành, cô nhường hết đồ chơi cho anh: "Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh". Ở Thủy không có sự tranh giành với anh như những đứa trẻ khác. Cô biết nhường cho anh và yêu thương anh. Thủy vô cùng chu đáo khi đã bắt con Vệ Sĩ gác cho anh ngủ vì có thời kì Thành ngủ mê thấy ma. Thủy lấy con dao díp buộc vào con búp bê đặt ở đầu giường để nó canh cho anh ngủ. Cả Thành và Thủy đều rất yêu quý hai con búp bê đó. Họ gọi chúng bằng cái tên thân mật là Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Hai con búp bê ấy không bao giờ cách xa nhau cũng như tình cảm anh em khăng khít của Thành và Thủy. Vậy mà khi Thành chia tách chúng ra thì Thủy "không chịu đựng nổi". Thủy giận dữ khi Thành đặt con Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía: "Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế"! Trước giây phút chia xa, Thủy còn "ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào: "Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé"! Đó là những lời nói hồn nhiên của một đứa trẻ nhưng ẩn sâu trong đó là biết bao sự đau lòng khi phải cách xa người anh trai ruột thịt mà không biết khi nào mới có thể gặp lại. Ngỡ tưởng Thủy sẽ giữ con Em Nhỏ bên mình nhưng cô đã quay lại đặt nó quàng tay vào con Vệ Sĩ và nói với anh: "Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi". Không chỉ chu đáo, Thủy còn là một cô bé hiếu thảo khi muốn gặp và chào bố trước khi đi nhưng bố vẫn biệt tăm mấy ngày hôm nay.

Rồi mai đây, tương lai của Thủy sẽ ra sao khi theo mẹ về quê ngoại cô sẽ không được đi học nữa. Mẹ Thủy bảo rằng sẽ sắm cho Thủy thúng hoa quả để bán ngoài chợ. Cả Thành, cô giáo và các bạn học sinh đều xót xa trước những chia sẻ ấy. Cuộc chia tay kết thúc bằng hình ảnh Thành mếu máo, "đứng như chôn chân xuống đất" và "nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu" của em gái trèo lên xe. Có lẽ phải rất lâu sau họ mới có cuộc tái ngộ.

Hai anh em đều rất buồn khi phải cách xa nhau nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác. Nếu tổ ấm gia đình không tan vỡ thì có lẽ sẽ không có cuộc chia tay thấm đẫm nước mắt này. Cuộc chia tay của Thành và Thủy đã để lại trong chúng ta rất nhiều cảm xúc. Đồng thời qua cuộc chia tay ấy, tác giả Khánh Hoài cũng muốn gửi tới bạn đọc thông điệp hãy bảo vệ, giữ gìn hạnh phúc gia đình để những đứa trẻ vô tội không phải chịu tổn thương, mất mát.

Cuộc chia tay của những con búp bê là truyện ngắn đặc sắc viết về tình cảm gia đình của nhà văn Khánh Hoài, tìm hiểu về truyện ngắn, bên cạnh bài Suy nghĩ về nhân vật Thành và Thuỷ trong Cuộc chia tay của những con búp bê, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê, Phân tích nhân vật Thành và Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê, Cảm nghĩ về Cuộc chia tay của những con búp bê, Cảm nhận về tình anh em giữa Thành và Thuỷ trong Cuộc chia tay của những con búp bê.

#Châu's ngốc

15 tháng 9 2019

Cái này mình viết xong từ tuần trước rồi =))) Thật vui khi không cần viết nữa
Bạn có thể tham khảo vài bài trên google, gộp những bài đó với nhau cùng ý nghĩ của bạn để cải cách cho đúng với ý bạn thích, chứ bạn chép nguyên văn sẽ thấy chạnh lòng mà văn mẫu thường hơi quá so với khả năng viết văn của chính mình. Nói chung là viết 1 vài câu na ná giống văn mẫu, còn lại thì làm theo ý bạn ^^

Bài làm

Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người mình có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Một người bạn luôn ở cạnh, động viên và nhắc nhở, giúp đỡ những lúc mình sai...có thể là người thân trong gia đình

Một định nghĩa khác: Tình bạn là một phạm trù xã hội dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh... Hoặc giữa người và động vật có có sự tương tự về tình bạn giữa người và người. Mà họ có thể chia sẻ, đồng cảm, an ủi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

# Học tốt #

15 tháng 9 2019

1. Bạn Thật, Bạn Giả

“Bạn giả cũng tựa như bạc giả, đã không xài được mà để trong túi có khi mang họa.”

Nhiều người vẫn cho rằng một trong những hạnh phúc trên đời này là tình bạn. Điều này thì ai cũng dễ dàng đồng ý thôi. Thế nhưng, để có tình bạn thực sự thì cần có những người bạn thực sự. Như thế nào gọi là một người bạn?

Liệu có phải những ai ta vẫn giao du đều là bạn cả? Không đâu, số người ấy gồm cả “bạn” lẫn “bè”, và phần nhiều là bè hơn là bạn. “Bạn bè” không phải là lối nói cho xuôi tai, cũng không phải là “từ láy”, “từ đệm” này nọ như nhiều người tưởng mà là “từ ghép” của hai chữ “bạn” và “bè”. Bạn, nói đơn giản, là người đồng hành cùng chia vui sẻ buồn với ta trên những chặng đường đời. Bè là những kẻ tạt ngang qua đời ta trong chốc lát, rồi đường ai nấy đi mà không chút vấn vương.

ban be la can thiet nhung the nao la ban va the nao la be

Bạn bè là cần thiết nhưng thế nào là “BẠN” và thế nào là “BÈ”? (Ảnh minh họa)

2. Tình bạn và tình bè

Bè là một dạng “bạn qua loa”. Bè trong những chữ “bè phái”, “kết bè, kết đảng” gợi lên ý tưởng không lấy gì làm hay ho cho lắm. Kết bè luôn luôn dễ dàng hơn kết bạn, như ta dễ dàng “cụng ly” với người mới tiếp xúc lần đầu trong một bàn tiệc. Bạn nhậu là một trong những dạng “bè” khá phổ biến. Bàn nhậu và cuộc nhậu mở ra những cơ hội thuận tiện cho những ai có nhu cầu kết bè.

“Bè” dễ đến, dễ đi. Những lúc ta sảng khoái thì bè xăng xái “tấp” vào, những khi ta phiền muộn thì bè lặng lẽ “trôi” đi. Những kẻ ở quanh ta trong những cuộc vui ồn ào mà ta tưởng là “bạn” thường chỉ là “bè”. Như những cuộc vui chóng tàn, những người “bạn” dễ dãi ấy cũng nhanh chóng biến mất khỏi đời sống chúng ta. Những con người ta dễ lầm tưởng là “bạn” ấy, nhiều lắm chỉ đi với ta một đoạn đường ngắn ngủi, cũng không khác mấy những anh chàng, những cô nàng vớ vẩn mà ta có lần “đụng” phải, có lần gặp gỡ phất phơ đâu đó trong đời này, nói dăm ba câu chuyện nắng mưa rồi chia tay, đường ai nấy đi và chẳng bao giờ còn gặp lại lần thứ hai.

“Bè” cũng hay “đổi bè”, khi thì hát “bè” này, khi thì đổi sang “bè” khác. Tình bè khó mà bền chặt vì thiếu sự hiểu biết và tin cậy. Bè có khi hóa thành bạn, tình bè có khi đổi sang tình bạn nếu chung sống được với nhau lâu dài. Thường thì bè chỉ là bè.

“Có hoạn nạn mới biết bạn, bè”, câu ấy không mới nhưng chẳng bao giờ cũ, chẳng bao giờ sai, và cũng cho thấy một trong những “đức tính” nổi bật của bè: những lúc “bạn” khốn đốn thì “bè” chẳng thấy đâu và thường viện những lý do chính đáng để không phải ra tay nghĩa hiệp với bạn mình.

Hầu như ai cũng có ít nhiều bè, là những người ta vẫn tiếp xúc vì nhu cầu giao tế hoặc cùng môi trường sinh hoạt (hội hè, làm việc, giải trí…), nhưng không kể là bạn nên họ phải là bè. Ngược lại, ta cũng là bè của nhiều người, những người không thực sự xem ta là bạn. Cuộc sống là vậy. Thường thì bè cũng vô thưởng vô phạt, nếu ta chẳng trông cậy gì ở họ thì cũng không phải thất vọng vì họ.

Bạn cũng có bạn thân, bạn sơ:

+“Bạn sơ” có điểm giống “bè” là ta không biết gì nhiều về họ nên không đủ độ tin cậy.

+ Bạn thân thường là bạn quen biết và gắn bó lâu năm, là người biết rõ cả tính tốt lẫn thói hư tật xấu của ta. Bạn thân là người từng chia sớt cùng ta những vui buồn, sướng khổ, và là người ta tin cậy được để chia sẻ những nỗi niềm. Bạn thân không hẳn là tri kỷ hoặc gần nhau về tính cách, sở thích, quan niệm. Bạn thân cũng không hẳn là người thật tốt. Có những người thật tốt với ta, có khi tốt hơn cả những bạn thân, nhưng ta vẫn không cảm thấy gần gũi, thân mật, vì thế không gọi là bạn thân.

Tình bạn thường “tĩnh” hơn là “động”, lắng đọng hơn là sôi nổi. Ở giữa hai người bạn thân là sự đồng cảm. Tận cùng của đồng cảm là thinh lặng.

Tình bạn cần có một bề dày của sự gắn bó, hiểu biết, cảm thông và tin cậy. Đến một tuổi nào đó người ta thật khó mà có thêm được những người bạn mới, trong lúc những người bạn cũ thì cứ mất đi lần lần. Càng lớn tuổi người ta càng cảm thấy cô đơn là vậy, và chẳng còn cách nào khác hơn là cố mà giữ lấy và yêu lấy những tình bạn cũ kỹ, hiếm hoi còn sót lại.

Những người tưởng rằng mình có nhiều bạn, thực ra là những người không có hoặc có rất ít bạn, và không biết phân biệt đâu là bạn, đâu là bè; hơn thế nữa, đâu là bạn thật, đâu là bạn giả.

3. Bạn thật tình thật, bạn giả tình giả

Bạn lại có “bạn thật” và “bạn giả”. Bạn thật là khuôn mặt thật, không điểm phấn tô son. Bạn giả là chiếc mặt nạ, với nhiều lớp phấn dày. Như cuộc sống có hai mặt, con người vừa có bạn thật lại vừa có bạn giả. Rủi thay, bạn giả lúc nào cũng nhiều hơn bạn thật. Bạn giả thì tình cũng giả, đến với ta vì cái gì đó khác hơn là tình thật.

Bạn giả là người đóng giả vai người bạn, ngoài mặt tỏ ra thân thiết nhưng có thể bất ngờ tặng cho ta những nhát dao trí mạng từ phía sau lưng, hoặc phun ra những nọc độc của lòng đố kỵ. Đôi lúc có kẻ thù còn dễ chịu hơn là có những người bạn giả. Bạn giả cũng tựa như bạc giả vậy, đã không xài được mà để trong túi có khi mang họa.

Bạn giả cải trang rất khéo, ra vẻ tình nghĩa thắm thiết, nói năng toàn những lời hay lẽ phải. Thường thì người ta phát giác ra bạn giả khá muộn màng, đành tự an ủi là học được bài học quý giá (với chút vị đắng cay) về những tình bạn… giả. Bạn giả như rượu giả, uống vào mới ngã ngửa ra.

Bạn thật và bạn giả đều là những “bạn” ta quen biết khá lâu. Làm sao nhận biết được bạn nào là thật, bạn nào là giả?

Bạn thật là người thực tâm mong muốn những điều tốt lành cho người bạn mình, là người vui sướng thấy bạn mình hạnh phúc, may mắn và thành công trong cuộc sống, như là hạnh phúc, may mắn và thành công của chính mình vậy (dẫu có “qua mặt” mình đi nữa). Bạn thật không bỏ qua cơ hội nào giúp bạn mình thăng tiến trên đường đời. Bạn thật không ngại tán thưởng về tài năng hoặc thành công của bạn mình để giúp bạn thêm tự tin trong cuộc sống, và không ngại nói thẳng nói thật về những sai trái của bạn mình để giúp bạn cải thiện bản thân. Bạn thật không ngại nói tốt về bạn mình sau lưng bạn, và sẵn sàng bẻ gãy những mũi tên ác ý nhắm vào bạn mình. Bạn thật là bàn tay chìa ra cho bạn mình nắm lấy lúc sa cơ thất thế, là đôi nạng cho bạn mình tựa vào lúc chông chênh, nghiêng ngả giữa dòng đời xuôi ngược. Bạn thật là người đến với ta trong những thời kỳ đen tối nhất của đời ta, trong những lúc ta trần trụi, và cũng là người ta có thể đến gõ cửa mà không cảm thấy ngại ngùng khi cần sự giúp đỡ. Bạn giả là người có những “đức tính” trái ngược hoặc không giống như trên.

Những người bạn thật như thế làm sao mà có nhiều được, thường chỉ đếm được trên những đầu ngón tay của một bàn tay (và ít khi đếm hết được). Con số này lại hao hụt dần và không kiếm đâu ra được để mà thay thế khi ta bước vào buổi hoàng hôn của đời người. Những con người ta gặp gỡ vào tuổi xế chiều, khi mà quỹ thời gian đã gần cạn, làm sao mà có đủ bề dày của một tình bạn.

Làm sao để có được những người bạn thật? Tôi chắc câu trả lời được nhiều người tán đồng là: “Bạn hãy tỏ ra là người bạn thật.”

Chẳng ai có hứng thú gì để “giao lưu tình cảm” với những người bạn giả, trừ khi ta cũng là… bạn giả.

Lúc nào rảnh rỗi, bạn thử làm việc này: với cây bút và tờ giấy, vẽ ra hai cột “Bạn” và “Bè” và ghi xuống tên những người ta vẫn giao du vào mỗi cột tương ứng. Từ cột “Bạn”, ta có thể di chuyển một ít tên sang cột thứ ba là cột “Bạn giả”, sau khi xem xét cẩn thận để đi đến kết luận rằng những “bạn” ấy không phải là bạn thật. “Bảng phân loại” này giúp ta có được cách xử sự phù hợp với từng đối tượng.

Với những người tôi thực lòng quý mến, tôi vẫn nói: “Tôi mong cho Họ không có bạn hơn là có những người ‘bạn giả’. Có được chừng vài ba người ‘bạn thật’ thì Bạn là người may mắn và hạnh phúc.”

#Châu's ngốc

15 tháng 9 2019

Tuổi thơ của mỗi con người thường rất đẹp, nhất là khi mỗi chúng ta có một mái ấm gia đình thật hạnh phúc. Nơi đó có tình cảm anh chị em trong sáng và rất mực gấn gũi. Nhà văn Khánh Hoài đã khắc họa tình anh em đẹp đẽ đó trong truyên ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê", một truyện ngắn đã từng được giải thưởng Văn học quốc tế viết về "Quyền trẻ em".

Khi lần giở những trang của truyện ngắn trên, người đọc được nhà văn dẫn dắt vào tấn bi kịch của hai anh em Thành và Thủy. Hoàn cảnh của họ thật đáng thương: gia đình vốn khá giả, nhưng đột nhiên cha mẹ li hôn, Thành và Thủy không còn được sống bên nhau trong mái gia đình; hai anh em phải chia đồ chơi, Thủy phải từ giã lớp học để theo mẹ về quê. Và chi tiết là cho người đọc đau thắt lòng vì thương cảm, đó là có thể Thủy sẽ không được đi học nữa, vì mẹ của em đã chuẩn bị cho em một "thúng hoa quả" ra chợ bán. Trong bối cảnh bi đát này, tình anh em của Thành và Thủy càng tỏa sáng, như một lời kêu gọi thống thiết rằng đừng bao giờ chia lìa trẻ thơ dù với bất cứ lí do nào.

Với lối viết mộc mạc, bình dị, nhà văn Khánh Hoài đã để cho Thành và Thủy hồi tưởng lại bao kỷ niệm đẹp của tuổi ấu thơ mà hai anh em được gắn bó bên nhau. Đó là kỷ niệm một lần Thành đá bóng bị rách áo, Thủy mang kim chỉ ra tận sân bóng để vá áo cho anh. Cô em gái nhỏ dịu dàng ấy thương anh trai làm sao! Thành còn được em chăm sóc giấc ngủ bằng cách buộc nhíp vào lưng con búp bê Vệ Sĩ, đặt nó cạnh đầu giường để canh gác cho anh trai ngon giấc. Một em bé ngây thơ đã có tấm lòng yêu quý anh như vậy, đủ để ta thấy Thủy là cô bé nhạy cảm, hiền hòa, bao dung xiết bao. Cô bé ấy xứng đáng được có tuổi thơ hạnh phúc bên anh trai mình. Đổi lại, Thành cũng rất thương em gái của mình. Dù đôi lúc, vì ham chơi, Thành có khi ít để ý đến em, nhưng lại cũng biết chăm sóc em rất chu đáo. Chiều nào, Thành cũng đón em đi học về, rồi vừa đi, vừa thủ thỉ nói chuyện với em. Thành chăm sóc em như thế, thật là một người anh tốt của bé Thủy. Chúng ta thấy yêu quý và trân trọng tình anh em của hai bạn nhỏ này vô cùng!

Thế nhưng, cuộc sống vốn nhiều ghềnh thác, trẻ thơ bị tổn thương bởi những bi kịch của người lớn. Cảnh tượng xót xa nhất trong câu chuyện, khiến ta thêm thương cảm đó là cảnh hai anh em chia đồ chơi. Vì quá thương em, Thành nhường hết mọi đồ chơi cho em. Còn Thủy, cô bé hiền dịu bỗng nhiên "tru tréo" lên vì thấy anh định chia rẽ hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Có lẽ đối với Thủy, hai con búp bê tượng trưng cho hai anh em, cô bé không bao giờ muốn chúng phải chia tay. Trong giây phút đó, cái vị tha, cao cả bỗng tỏa sáng trong tâm hồn ngây thơ của Thủy. Thương anh vì rồi đây sẽ phải đơn độc, trong giấc ngủ sẽ chẳng bình yên, nên Thủy đã để cả hai con búp bê ở lại, để chúng âu yếm quàng vai nhau, như hình ảnh hai anh em chẳng bao giờ phải xa nhau nữa. Tình cảm anh em trong trẻo mà đẹp đẽ đó, khiến ta càng nghẹn ngào khi trong thực tế, Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau. Nỗi đau chia ly của trẻ nhỏ phải chăng khiến người lớn cũng phải nghĩ suy về hậu quả của những gia đình tan vỡ.

Tình anh em của hai đứa trẻ đáng thương còn thể hiện trong cảnh Thủy chia tay lớp học. Đó là lúc Thành ân cần lấy khăn lau nước mắt rồi dẫn em đến trường, cử chỉ nhỏ mà chan chứa yêu thương đó, càng khiến người đọc thêm mến yêu hai nhân vật nhỏ tuổi này. Với lòng thương em vô bờ bến, Thành đã chứng kiến cảnh Thủy chia tay bạn bè, cô giáo. Cậu đã nhìn thấy những giọt nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt mọi người, thấy cô tặng cho Thủy chiếc bút và cuốn vở nhưng em nghẹn ngào thổ lộ rằng có thể mình sẽ chẳng còn được đi học nữa... Để rồi ra khỏi lớp học, Thành ngạc nhiên khi nhìn thấy nắng vẫn rực rỡ, chim vẫn hót trên cành cây, mà cả thế giới như đổ sụp xung quanh hai đứa trẻ. Lời văn như nghẹn ngào chua xót, bởi tâm hồn những đứa trẻ quá trong sáng mà cuộc sống thì thật là nghiệt ngã. Ở đoạn này, nghệ thuật đối lập ngoại cảnh và nội tâm càng cho thấy nỗi đau, tình thương của Thành dành cho em. Và lay động lòng người đọc hơn cả là một tiếng nói thôi thúc mỗi con người hãy vì hạnh phúc trẻ thơ mà gìn giữ mái ấm gia đình hạnh phúc.


Có thể nói, không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Khánh Hoài nhận được giải thưởng quốc tế khi viết một tác phẩm về thiếu nhi. Tác giả đã miêu tả một cách tinh tế những tình cảm trong sáng của tuổi thơ và nỗi đau của hai đứa trẻ. Tình cảm anh em vô cùng thân thiết, gắn bó đã khiến nội dung truyện ngắn thêm cảm động. Từ câu chuyện về Thành và Thủy, phải chăng nhà văn muốn nói lên rằng: đừng bắt những con búp bê phải chia tay nhau, cũng như hãy để anh em Thành và Thủy được ở bên nhau, có một tuổi thơ trong trẻo dưới mái nhà đầy đủ cha và mẹ. Chỉ có như thế, những đứa bé như hai anh em mới có được hạnh phúc thật sự.

#Châu's ngốc

Bài làm

* Làm thế nào để bài viết của mình vừa hay vừa sáng tạo? 

Trả lời:

+ Chúng ta phải có trí tưởng tượng phong phú

+ Dùng ngôn từ, ngôn ngữ phù hợp

+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và đặc biệt phải là ẩn dụ chuyển đôi cảm giác

+ Tham khảo nhiều bài văn hay trên mạng

+ Và tập viết nhật kí cũng có thể giúp chúng ta nâng cao môn văn đó.
# Học tốt #

Bài làm

Nhà trường : nơi chắp cánh những giấc mơ, cung cấp cho ta những kiến thức đầu đời, dạy cho ta đạo nghĩa, xây đắp trong ta những hoài bão lớn lao.


Nhà trường : nơi mẹ cha tin cậy, giao phó những đứa con của mình chờ mong sự lớn lên của mầm non được chăm bẵm bởi đôi tay dịu dàng của những người thầy, người cô.


Nhà trường : nơi xã hội tin tưởng, nơi được hàng ngàn cặp mắt dõi theo, nơi gieo biết bao hi vọng về một tương lai tiến bộ


Và hơn hết, mỗi người nếu muốn trở nên hữu ích đều cần phải trải qua một môi trường rèn dũa, giáo dục. Đó là vai trò lớn lao nhất của nhà trường!

# Học tốt #

15 tháng 9 2019

Mở đầu
Xét theo chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử của nhân loại, nhà trường là một trong những đơn vị cơ sở của tổ chức giáo dục tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều đó cho thấy vai trò và sứ mệnh to lớn của giáo dục nhà trường đối với sự phát triển của xã hội cũng như đối với sự phát triển của cá nhân con người.
Bài viết này trình bày sơ lược về nhà trường và vai trò của nó đối với xã hội hóa cá nhân trong bối cảnh hiện nay dưới góc nhìn giáo dục.


1.Quan niệm giáo dục học về nhà trường
1.1.Nhà trường như là một lực lượng giáo dục
Nhìn nhận nhà trường như là một lực lượng giáo dục, tức là nhà trường được tổ chức dưới những thể chế chặt chẽ, quy củ, trở thành mô hình tương đối bền vững, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu được giáo dục của xã hội.
Theo đó, đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động nhà trường được xem xét trên phương diện này là quá trình tác động một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành nhân cách xã hội của thế hệ trẻ- xã hội hóa cá nhân theo những yêu cầu xã hội và nền giáo dục mong đợi; truyền bá và chuyển giao di sản văn hóa, chuẩn bị cho cá nhân bước vào đời sống xã hội với hành trang tri thức, trí tuệ, đạo đức, thái độ tình cảm và nghề nghiệp.
Các thành tố không thể thiếu được của giáo dục nhà trường thường bao gồm: mục tiêu và các nhiệm vụ giáo dục, nội dung chương trình giáo dục, thầy và trò, cơ sở vật chất- phương tiện dạy học, lớp học, các hệ giá trị và chuẩn mực giáo dục. v.v.
1.2.Nhà trường như là một môi trường giáo dục
Giáo dục là con đẻ của hệ thống xã hội, do vậy, giữa giáo dục trong nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục của gia đình và xã hội. Trong mối liên hệ này, giáo dục nhà trường có thể tương thích hoặc không tương thích với hệ thống xã hội. Yêu cầu của xã hội là đơn đặt hàng đối với nhà trường trong việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình giáo dục cũng như lựa chọn và áp dụng các phương pháp giáo dục. Ngược lại, giáo dục của nhà trường là một trong những môi trường có tác động chủ đạo đến tiến trình xã hội hóa cá nhân.
Trường học được hình thành trên cơ sở hệ thống các yếu tố cấu thành có mối liên hệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau tạo ra sự vận động và phát triển của nhà trường theo chức năng và vai trò xã hội nhất định của nó.

1.3.Các yếu tố cấu thành quá trình giáo dục trong nhà trường hiện nay
Hệ thống cơ cấu của nhà trường thường bao gổm tổng thể các yếu tố thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Hình 1: Các thành tố trong hệ thống giáo dục của nhà trường
 

Ghi chú chữ viết tắt:
G: Nhà giáo dục
H: Người được giáo dục
MTGD: Mục tiêu giáo dục
NDGD: Nội dung giáo dục
PP-PTGD: Phương pháp- phương tiện giáo dục
ĐKGD: Điều kiện giáo dục
HTTCGD: Hình thức tổ chức giáo dục
KQGD: Kết quả giáo dục

Các yếu tố cấu thành hệ thống giáo dục của nhà trường, như sơ đồ ở Hình1, cho thấy vị trí, chức năng, vai trò của mỗi yếu tố trong mối liên hệ với các yếu tố khác trong toàn hệ thống. Trong  đó, mục tiêu giáo dục là yếu tố có chức năng định hướng toàn bộ quá trình giáo dục trong nhà trường. Mỗi thành tố cấu trúc trong nhà trường lại bao gồm một tiểu cấu trúc hệ thống đồng thời nhà trường chịu sự tác động từ môi trường bên trong (phản ánh mối liên hệ tương tác giữa các yếu tố bên trong nhà trường) và môi trường bên ngoài (phản ánh các tác động qua lại giữa nhà trường với môi trường gia đình, kinh tế-xã hội, thể chế chính trị, quản lý…). Vì thế, quản lý nhà trường đòi hỏi vừa đảm bảo tính đổi mới phát triển vừa duy trì được trạng thái cân bằng động của nhà trường trong tương quan với các hệ thống trong và ngoài nhà trường.
Để làm rõ vấn đề này, ta có thể hình dung nhà trường như là một lăng kính (Hình 2) vừa khúc xạ các tác động từ môi trường bên ngoài nhà trường lại vừa giữ vững sứ mệnh của nhà trường đối với quá trình xã hội hóa cá nhân người được giáo dục. Hiện nay, xã hội đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và, cơ chế này cùng với các tác động và mối quan hệ có tính quy luật của nó, không thể không ảnh hưởng đến nhà trường. Tuy nhiên, bản chất và sứ mệnh của nhà trường không thể không duy trì mối quan hệ có tính quy luật trong hoạt động của nhà trường- đó là mối quan hệ sư phạm trong môi trường văn hóa học đường. Nếu tác động của xã hội làm biến dạng/ méo mó đi mối quan hệ sư phạm này thì dù ít dù nhiều, dù trước mắt hay lâu dài sẽ làm cho nhà trường ngày càng bị “thị trường hóa” và “tha hóa” theo chiều hướng tiêu cực.  Điều này ẩn chứa nhiều nguy cơ đáng lo ngại.

Hình 2: Nhà trường dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường


2.Xã hội hóa và cá thể hóa cá nhân
2.1.Xã hội hóa cá nhân: Là quá trình cá nhân hấp thụ nền văn hóa của cộng đồng, của xã hội để đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học cách suy nghĩ và ứng xử thích hợp theo quy định của xã hội. Đó cũng là quá trình cá nhân học hỏi, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để thích ứng, hòa nhập, thực hiện các vai trò xã hội của mình, quá trình này diễn ra liên tục, suốt đời.
Quá trình này diễn ra theo cơ chế thích ứng- hòa nhập- sáng tạo trên bình diện sinh học- tâm lý và xã hội.
 2.2.Cá thể hóa cá nhân: Là quá trình cá nhân biến những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm của bản thân mình và tự thể hiện, hoàn thiện mình, trở thành con người độc đáo, có cá tính và bản sắc riêng. Đó cũng là quá trình con người trở thành chính mình.
Xã hội hóa và cá thể hóa cá nhân là 2 quá trình diễn ra song song trong quá trình phát triển của cá nhân.
2.3.Các giai đoạn xã hội hóa cá nhân
Có nhiều cách phân chia các giai đoạn trong tiến trình xã hội hóa cá nhân, dưới đây trình bày các giai đoạn xã hội hoá cá nhân theo lứa tuổi với đặc trưng nội dung xã hội hóa qua các hình thái của hoạt động chủ đạo tương ứng.
Giai đoạn vườn trẻ (từ 0 đến 3 tuổi): hình thành xúc cảm người thông qua giao tiếp trực tiếp với người lớn và phát triển tư duy trực quan hành động qua hoạt động với đồ vật của trẻ.
Giai đoạn mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi): hình thành ngôn ngữ, hành vi ứng xử, phát triển tư duy trực quan hình ảnh, trí tưởng tượng tái tạo và sáng tạo thông qua hoạt động vui chơi.
Giai đoạn học sinh tiểu học (từ 6 đến 11 tuổi): hình thành tri thức, kỹ năng, thái độ cơ bản đối với tự nhiên, xã hội và bản thân thông qua hoạt động học tập và giáo dục của nhà trường và gia đình.
Giai đoạn học sinh trung học cơ sở (từ 12 đến 15 tuổi): hình thành nhân cách qua mẫu người lý tưởng thông qua hoạt động học tập và hoạt động nhóm bạn cùng và khác giới.
Giai đoạn học sinh trung học phổ thông (từ 16 đến 18 tuổi): hình thành xu hướng nghề nghiệp, tình bạn, tình yêu…qua học tập, lao động hướng nghiệp và sinh hoạt tập thể.
Giai đoạn học nghề (từ 19 đến 25, 26 tuổi): học nghề ngắn, dài hạn; cao đẳng- đại học…nhằm hình thành nhân cách nghề nghiệp, hình thành giá trị sức lao động mà thị trường lao động đòi hỏi.
Giai đoạn hành nghề [từ 26 đến 55 tuổi(nữ) hoặc 60 tuổi (nam)]: thể hiện vị trí, vị thế, vai trò của mình trong xã hội, là quá trình tự khẳng định và tiếp tục hoàn thiện bản thân, thể hiện những kỳ vọng, mục đích cuộc sống và trải nghiệm giá trị cuộc sống…
Giai đoạn nghỉ hưu (từ 61 tuổi): tái thích ứng và tái hòa nhập xã hội với vị thế vai trò mới, muốn chiêm nghiệm, tổng kết cuộc đời…
2.4.Nội dung và điều kiện xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân bao gồm các nội dung như hấp thụ nền văn hóa cộng đồng của xã hội; Lĩnh hội những kinh nghiệm của loài người; Học hỏi, rèn luyện để thực hiện các vai trò xã hội…Qua đó, cá nhân trở thành nhân cách vừa mang bản chất chung vừa thể hiện bản sắc, cá tính độc đáo, sáng tạo. Nói cách khác, xã hội hóa cá nhân giúp cá nhân lĩnh hội các giá trị xã hội và thể hiện vai trò xã hội của mình.
Các điều kiện xã hội hóa cá nhân bao gồm: Điều kiện khách quan (Tiền đề sinh học và môi trường tự nhiên; Điều kiện kinh tế- xã hội thỏa mãn nhu cầu cơ bản của cá nhân; Những điều kiện văn hóa ảnh hưởng đến phát triển nhân cách; Nền giáo dục (hệ thống giáo dục quốc dân) đáp ứng yêu cầu của người học và của xã hội; Những điều kiện giao lưu tiếp xúc với nền văn hóa nhân loại…) và điều kiện chủ quan (Tính tích cực của cá nhân thông qua hoạt động và giao tiếp xã hội).


3.Vai trò của nhà trường đối với xã hội hóa cá nhân trong bối cảnh hiện nay
Nhà trường được hiểu như là 1 tổ chức, thiết chế xã hội được ra đời để thực hiện chức năng xã hội hóa cá nhân, đặc biệt là giới trẻ, theo những mong đợi của cộng đồng xã hội.
Quá trình xã hội hóa cá nhân diễn ra liên tục về thời gian (suốt đời) và không gian (trong các môi trường gia đình, nhà trường và xã hội). Tuy nhiên, nhà trường có vị trí, chức năng và vai trò đặc biệt trong tiến trình xã hội hóa cá nhân, bởi vì:
-Mục  tiêu, nội dung, chương trình giáo dục của nhà trường được thiết kế khoa học, đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu phát triển về nhiều mặt (nhận thức, thái độ, hành vi, kỹ năng sống…) của cá nhân;
-Phương thức tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu và khả năng của cá nhân, giảm thiểu các tác động tiêu cực, tránh được những vấp váp, sai lầm của cá nhân… qua đó mang lại hiệu quả rõ rệt trên phương diện giáo dục và phát triển nhân cách người học;
- Môi trường văn hóa- sư phạm của nhà trường được đảm bảo, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển nhân cách người học.
-Đội ngũ nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, là tấm gương mẫu mực có ảnh hưởng trực tiếp/ gián tiếp đến quá trình xã hội hóa cá nhân theo chiều hướng tích cực;
-Nhà trường còn là đơn vị nòng cốt, đầu mối quan trọng trong việc thiết lập và vận hành sự phối kết hợp giữa gia đình và xã hội đối với việc giáo dục, xã hội hóa cá nhân.
Ngoài ra, vì vừa là một lực lượng giáo dục vừa là một môi trường giáo dục nên sự tồn tại và phát triển của nhà trường tương đối ổn định, bền vững và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình xã hội hóa cá nhân.

  
Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập nên nhà trường vừa có được những cơ hội thuận lợi để thể hiện chức năng xã hội của mình vừa gặp phải không ít những thách thức hết sức to lớn. Trong đó, các tác động của xã hội đến nhà trường, như phân tích ở trên, mang tính đa dạng và đa chiều (tích cực/tiêu cực) từ đó đặt ra yêu cầu đối với nhà trường là cần quản lý và xử lý kịp thời, triệt để, phù hợp với  sự biến động trong quá trình tương tác của cá nhân với môi trường xã hội trong và ngoài nhà trường một cách có hiệu quả hơn.
Những giá trị cốt lõi trong quá trình xã hội hóa nhân mà nhà trường cần quan tâm giáo dục như giá trị học vấn, giá trị lao động, giá trị đạo đức nhân văn, giá trị văn hóa v.v. Đồng thời, về mặt quản lý xã hội đối với ngành giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng, các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách cần thấm nhuần tư tưởng “lương sư hưng quốc” để thấy rõ hơn vai trò cực kỳ quan trọng của Nhà giáo và Ngành giáo dục đối với sự thịnh vượng của quốc gia, sự giàu mạnh của đất nước và hạnh phúc của con người.
Giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu trong thực tiễn nhà trường để sao cho mọi người đều có cơ hội bình đẳng được hưởng thụ nền quốc học nhân dân, sao cho trẻ em thật sự hạnh phúc khi đến trường, sao cho con người được giáo dục có cuộc sống ấm no- tự do- hạnh phúc, quan hệ giữa con người với nhau mang đậm tính nhân văn cao cả, sao cho đội ngũ nhà giáo giữ vững “hùng tâm” mà không quá bận tâm  đến “sinh kế”. Khi đó, nhà trường sẽ trở thành “thiên đường của trần gian”, hay ít ra là môi trường lành mạnh cho sự gieo trồng và phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
                                                                                                                   

Tham khảo:

Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

=> Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Cre: LAZI

15 tháng 9 2019

Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.

15 tháng 9 2019

Thuyền ngược hay là thuyền xuôi 
Thuyền về Nam Định cho tôi về nhờ 
Con gái chỉ nói ỡm ờ 
Thuyền anh chật chội còn nhờ làm sao! 
Miệng anh nói, tay anh bẻ lái vào 
Rửa chân cho sạch bước vào trong khoang 
Thuyền dọc anh trải chiếu ngang 
Anh thì nằm giữa hai nàng nằm bên 

Em là con gái Phù Long
Quê em Cồn Vịt, lấy chồng vườn Dâu
Dù đi buôn đâu bán đâu
Cũng về giữ đất trồng dâu chăn tằm

Nước sông tô vừa trong vừa mát
Anh ghé thuyền anh cho sát thuyền em
Dừng chèo muốn ngỏ đôi tình
Sông bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

1.Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây

2.Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

3.Trên Chùa đã động tiếng chuông
Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu

4.Quê em có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm.
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.

5.Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?

6.Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Học tốt

 

Mở bài:

– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

Tham khảo những bài văn mẫu dưới đây

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện lý thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười) mà em gặp ở trường.

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: “Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

15 tháng 9 2019

Vào một thứ hai đầu tuần, tiết đầu tiên của lớp em là tiết Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này. Nhưng có lẽ là không một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi! Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa! Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Lúc đó, cả lớp rất buồn! Khi về nhà, em chạy ngay vào phòng kể cho mẹ nghe.

Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, có bạn trong lớp khóc vì không biết cô dạy ở đâu, làm gì, có vui vẻ như ở đây không rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nhưng sẽ không có câu trả lời! Mẹ ơi! Con có giác rất khó chịu, mỗi khi nhớ đến cô, con lại không kèm được nước mắt!

Cô Văn của con là một người nhỏ con, tóc dài, uốn rất đẹp! Cô mặt áo dài rất xinh! Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình! Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống!

Con nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô! Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa! Dù cô giáo bây giờ giảng rất hay nhưng không thể làm con quên được cô! Con yêu cô lắm! Cô không làm cho chúng con run sơ mỗi khi làm bài kiểm tra! Cô lại tuyên dương, khen thưởng những bạn có thành tích học tập tốt! Cô như một người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con, lại như một người mẹ khi con buồn! Cô đối xử với các cô giáo cũng như học trò rất tốt, gần gũi và cũng được rất nhiều phụ huynh quí mến.

Con còn nhớ vào ngày sinh nhật của cô, chúng con góp tiền lại mua một chiếc bánh sinh nhật nho nhỏ, chỉ mong cô vui. Chúng con còn viết lên bảng những câu chúc mừng, vẽ những chiếc bánh kem, hoa, lá, có bạn còn vẽ chân dung của cô lên bảng nữa nhưng vẽ xấu lắm! Khi biết cô sắp lên lớp, chúng con ra đón cô và bịt mắt cô lại! Khi cô bước vào lớp, phòng học tối lắm, và những cây pháo nho nhỏ được thắp lên, chúng con hát Chúc mừng sinh nhật cô! Cảnh lúc ấy thật đẹp, lung linh! Lúc đó cô rất cảm động và cô đã khóc những giọt nước mắt hạnh phúc! Cô trò ta còn chụp hình và trét bánh kem vào mặt nữa! Lúc đó thật vui nhưng bây giờ sẽ không còn cơ hội nữa!

Vào ngày khai giảng năm học, chúng con rất buồn, không ai nở nụ cười nào. Nhưng lúc ấy chúng con thấy được một bóng người quen thuộc ‐ người mà chúng con thường thấy khi giảng bài, trò chuyện chính là cô giáo dạy Văn! Bấy giờ không còn những giọt nước mắt buồn nữa thay vào đó là những nụ cười hạnh phúc khi cô trở lại! Chúng con ùa ra, ôm cô, những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống! Cảm giác thật bất ngờ và hạnh phúc, một cảm giác mà không có lời văn nào diễn đạt được!

Lúc trước, chúng con cứ ngỡ sẽ không nghe được giọng nói ấm áp của ngày xưa. Và lúc ấy, chúng con lại nghe được giọng nói đó, những câu hỏi như Con có khỏe không? Con học thế nào? Có quen với cô giáo mới không? Không chỉ chúng con, mà những anh chị lớp lớn ‐ những người mà gặp cô lâu hơn chúng con, cũng ra đón cô và cũng…khóc! Chúng con còn định nâng cô lên nhưng cô không chịu! Sau khi gặp tụi con, cô vào trong và gặp những thầy cô cũ! Thầy cô ở trường cũng rất bất ngờ!

Nguyên ngày khai giảng, đột nhiên lại có cảm giác vui vẻ lạ thường mà cô T. mang đến! Khi hết chương trình chúng con lại ra ôm cô! Có bạn còn xách cặp giúp cô! Cô chủ nhiệm lớp con còn lấy máy ra chụp tụi con và cô! Khi nói chuyện với cô thì mới biết cô bị điều đi vào trường N.T.T‐ một ngôi trường thuộc loại khá giỏi! Chắc ngày hôm đó là ngày hạnh phúc nhất của chúng con! Cô còn hứa là ngày 20/11 cô sẽ về trường để thăm tụi con! Chúng con rất mừng khi cô nói như thế!

Nhưng cuộc vui nào cũng có khi tàn, chúng con ôm cô như chưa bao giờ ôm ‐ không muốn buông tay ra! Sợ cô đi rồi sẽ không trở lại nữa! Và lúc ấy, người khóc là cô, những giọt nước mắt yêu thương, không muốn rời xa chúng con! Giọt nước mắt từ từ lăn trên má cô, nhưng con không muốn cô khóc! Các bạn đã cố gắng cười khi cô đi! Và cô đã đi bóng của cô từ từ mờ dần và khuất xa tầm mắt!

Khi kể xong mẹ em khuyên: “Con đừng buồn nữa và cũng đừng khóc, nếu cô T. biết con buồn thì cô có vui không? Thôi, nín đi con! Cô sẽ trở lại mà! Nhưng cô đi, đâu phải là do cô muốn đâu! Nhà trường điều đi mà! Theo mẹ biết thì cô con đã dạy trường SD được 17 năm rồi! Đến lúc cô phải đi thôi! Con hãy thông cảm cho cô và hãy cố gắng học tập nha con!” Nghe lời mẹ, em không khóc nữa, nhưng hình bóng của cô sẽ in mãi mãi trong tim của em và các bạn! Cô ơi!