K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

chiuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu

12 tháng 11 2021

xl mik chưa hc lớp 7 :((((

em rất yêu mẹ

Những ngày gần đây, Sài Gòn cứ mưa tầm tã, mưa dầm dề, mưa như tiếng nỉ non, day dứt của đất trời mãi không thôi. Mưa mãi như thế, nên đường Sài Gòn dần biến thành sông.

Giữa cảnh trời đất mù mịt ấy, chúng ta thấy được nhiều cảnh tượng ấm áp và cảm động đến lạ. Trong đó có hình ảnh một người mẹ, giữa cơn mưa âm ỉ, nước ngập quá bánh xe, ra sức lội nước và đẩy chiếc xe hỏng về phía trước, cố gắng giữ cho đứa con của mình được khô ráo. Hình ảnh ấy khiến cho bất cứ ai nhìn vào cũng thấy sự bao la của tình mẫu tử.

Tình mẫu tử là tình yêu người mẹ dành cho đứa con của mình, kể từ khi đứa con ấy chưa tượng hình đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình cảm ấy là vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ.

Khi còn trẻ các cô gái có thể đôi lúc yếu đuối, nũng nịu hay thậm chí choảnh chọe. Nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho các cô sức mạnh để cứng rắn, kiên cường vì con mà đứng ra nơi đầu sóng ngọn gió, bởi con là tất cả. Có thể nói, tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người.

Tình mẫu tử đến với những phụ nữ một cách tự nhiên. Giây phút họ biết rằng mình đang mang trong người một sinh linh bé nhỏ thì trong tim họ tự dưng sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và bảo vệ sinh linh ấy. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn.

Khi con còn bé thơ, chập chững tập đi tập nói, thì mẹ sẽ đứng ra chở che cho con, cản những sóng gió cuộc đời, tặng con một tuổi thơ yên bình, ấm áp. Rồi khi con lớn lên từng bước vào đời, mẹ vẫn luôn ở phía sau âm thầm dõi theo con và dẫu con có đi xa đến đâu, chỉ cần quay đầu lại, mẹ vẫn luôn ở đó vì mẹ là nhà, là yêu thương.

Tình mẫu tử còn đồng nghĩa với tình bao dung vô hạn. Dù con có phạm sai lầm điều gì đi nữa, dù cả thế giới có quay lưng với con thì mẹ vẫn sẵn sàng ôm con vào lòng, tha thứ cho con tất cả. Chúng ta có thể thấy hình ảnh những người mẹ tóc bạc phơ, tấm lưng còng xuống vẫn cần mẫn tay xách nách mang các thứ vào trại giam thăm những đứa con lầm lỡ.

Tình mẫu tử còn là sự hy sinh. Chúng ta có thể thấy những tấm gương vượt khó, những học sinh vùng nông thôn nghèo đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học, nhưng mấy ai thấy rằng phía sau đó là những người mẹ chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học.

Còn có bao nhiêu người phụ nữ ngoài kia, vốn có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn, sung túc nhưng vẫn lao vào lam lũ kiếm tiền để cho con có một tương lai tốt đẹp hơn. Sự hy sinh của mẹ chẳng ai có thể diễn tả hết bằng lời, như một nhà thơ đã viết:

Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi.

Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn và còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.

Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.

Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.

Nhưng bất hiếu với mẹ nhất là khi mẹ đã hy sinh tất cả, cố gắng mỗi ngày để lo cho ta mà ta lại chây lười, lại không chịu học hành, làm việc, chỉ biết ăn bám mẹ mà thôi. Những người như thế thật đáng trách biết bao.

Còn có những người mặc kệ công sinh thành dưỡng dục của mẹ, chỉ vì gia cảnh nghèo khó mà trách mẹ không lo được cho mình.

“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, những người trách mẹ như thế, không hề xứng đáng với tình cảm đấng sinh thành dành cho họ.

Bản thân tôi cũng có lúc giận dỗi mẹ. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, tôi đã hiểu mẹ đã hy sinh cho mình nhiều đến chừng nào. Vì thế, mỗi ngày tôi luôn cố gắng học tập, phụ giúp mẹ thật nhiều. Có thể tôi không cho được mẹ sung sướng nhưng tôi chắc chắn có thể cho mẹ hạnh phúc mỗi ngày.

Có thể mẹ không cho được con điều tốt nhất trên thế giới nhưng mẹ sẽ cho con điều tốt nhất mà mẹ có. Tình mẹ vĩ đại như thế, cho nên tôi hy vọng rằng bất kỳ người nào cũng sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự yêu thương tương xứng từ những đứa con của họ.

Và: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.

10 tháng 11 2021

1. Từ Tôi là chủ ngữ 

2. Từ Tôi là vị ngữ 

CHÚC BẠN HỌC TỐT <3

10 tháng 11 2021

a nha bn

10 tháng 11 2021

TL :

Aí Quốc là tên thứ 2 của Hồ Chí Minh

HT

10 tháng 11 2021

thầy hùng là hiệu  trưởng trường tui

giang sơn hiện ko có chiến tranh

xin lỗi me ko làm được câu 2

@trọng cute

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cộiHãy sống như đồi núi vươn tới những tầm caoHãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộngHãy sống như ước vọng để thấy đời mênh môngVà sao không là gió, là mây để thấy trời bao laVà sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoaSao không là bài ca của tình yêu đôi lứaSao không là...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển tràđể thấy bờ bến rộng

Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la

Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa

Sao không là bài ca của tình yêđôi lứa

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông

Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung

Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

       (Lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn)

Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên?

Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?

Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?

3
26 tháng 8 2020

Câu 1:

Chủ đềKhát vọng ước mơ cao đẹp của con người.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

Câu 2: 

- Các biện pháp tu từ  được sử dụng trong lời bài hát:

+ Điệp ngữ:  Hãy sống như, và sao không là…

+ Câu hỏi tu từ

+ Liệt kê…

- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp…

Câu 3:

Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

- Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

- Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.

Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.

26 tháng 8 2020

1)- Chủ đề của bài hát là khát vọng sống đúng nghĩa của con người.

- Phương thức biểu đạt chính là Biểu cảm

2) -Biện pháp nghệ thuật : điệp cấu trúc " hãy sống...."

-Tác dụng: nhấn mạnh khát vọng sống đẹp của con người là không bao giờ vơi cạn, vì thế con người cần phải biết sống có khát khao và sống thật ý nghĩa

3, Câu trong bài hát làm em ấn tượng nhất:"Hãy sống như đồi núi để vươn tới những tầm cao". Ý nghĩa của câu này là khuyên con người ta sống với lí tưởng luôn đi lên và tiến bộ, nỗ lực ko ngừng như những đỉnh núi. Sự nỗ lực, không ngừng vươn lên hoàn thiện bản thân của mỗi người chính là lý tưởng sống cao đẹp mà mỗi người nên hướng tới.

10 tháng 11 2021

Câu 1: tự sự và miêu tả

Câu 2: quằn quại, hổn hển, hạnh phúc, tức giận

Câu 3: Câu chuyện trên nói về sự vất vả sẵn sàng hi sinh vì con về bố mẹ. Ca ngợi công lao của bố mẹ giúp ta hạnh phúc

Câu 4: quan hệ từ lafddeer, có thể

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.

Câu thơ trên đã chạm tới một vùng chân lý: Đối với những người mẹ, việc hi sinh vì con cái luôn giống như một điều hiển nhiên. Thứ tình cảm đó thiêng liêng và vô giá, không gì có thể so sánh được.

Mẹ em cũng vậy. Từ khi đến với thế giới này, em luôn có mẹ ở bên, lớn lên trong tình yêu đong đầy của mẹ. Vì yêu thương em, mẹ trở thành một siêu nhân có thể làm được mọi thứ. Mẹ trở nên dũng cảm và kiên cường, không sợ bóng tối, không biết mệt mỏi. Mẹ làm tất cả chỉ để cho em có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.

Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi, một độ tuổi không còn trẻ nữa. Và những vất vả mà thời gian hằn in lên khuôn mặt mẹ lại càng rõ nét. Thế nhưng, em vẫn thấy mẹ đẹp lắm. Đẹp dịu hiền như vầng trăng trên cao kia. Mỗi ngày có mẹ ở bên là một ngày tuyệt vời. Mỗi sáng được mẹ đánh thức dậy, mỗi tối được ngồi ăn cơm, trò chuyện cùng mẹ, và mỗi đêm khuya, được chìm vào giấc ngủ trong cái hôn má nhẹ nhàng. Những khi mệt mỏi, chỉ cần được nhìn thấy mẹ, được nghe giọng nói ấm áp của mẹ là mọi áp lực tự nhiên bay đi hết cả.

Vì còn nhỏ, nên em chưa thể giúp được mẹ nhiều. Nhưng mỗi ngày, em vẫn luôn cố gắng làm hết sức mình, giúp mẹ từ những điều nhỏ nhất. Để mong sao mẹ mãi luôn mạnh khỏe ở bên cạnh em.

TLV

10 tháng 11 2021

Em lớp 5 và kiểm tra thì chj tự làm nha! Em chỉ giúp chj tập làm văn thoi muốn giúp chj ib em nha

Tính đến thời điểm này, ngoài bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc (2/9/1945) tại Quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, thì lịch sử Việt Nam còn ghi nhận có tới hai văn bản khác được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Bao gồm: "Nam quốc sơn hà" (tương truyền của Lý Thường) và "Bình Ngô đại cáo" (Nguyễn Trãi). Vậy một tác phẩm văn học như: "Nam quốc sơn hà" với bốn câu thơ ngắn ngủi có xứng đáng được coi là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam?

Như chúng ta đã biết, Tuyên ngôn độc lập là văn bản chính luận được viết ra với mục đích tuyên bố với đồng bào trong nước và toàn thể nhân dân thế giới về nền độc lập và về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cần được tôn trọng. Bài thơ "Nam quốc sơn hà" được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta trước hết vì bài thơ là lời tuyên bố hùng hồn về nền độc lập chủ quyền của đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng và vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc. Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn được ghi rõ ràng ở sách trời "tại thiên thư". Đó là một chân lý hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam, một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi . Trong lời tuyên bố về chủ quyền , tác giả còn thể hiện sâu sắc thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với nước Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc, qua việc sử dụng từ "đế" mà không dùng từ "vương" (chữ "đế" và chữ "vương" đều có nghĩa là vua, người đứng đầu 1 đất nước, đại diện cho nhân dân, nhưng trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa, vua Trung Quốc tự xưng là "đế"( có thể hiểu là ông vua lớn) còn các ông vua đứng đầu ở các nước láng giềng thần phục chỉ phong "vương" (có thể hiểu là ông vua nhỏ). Với cách sử dụng ngôn từ sắc sảo như vậy, rõ ràng địa vị và tầm vóc của nước Nam ta đã được nâng lên một tầm cao mới.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên ấy, cha ông ta không chỉ khẳng định nền độc lập và chủ quyền của dân tộc mà còn thể hiện rõ ý chí quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập, chủ quyền ấy:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lý Thường Kiệt coi quân xâm lược là "nghịch lỗ" (kẻ đi ngược lại với lẽ phải, với đạo trời), bài thơ "Nam quốc sơn hà" đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép: Chúng mày dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền thiêng liêng của nước Nam, thì tự chúng mày sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại! Đó là cái kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lý, lẽ phải! Câu thơ vừa là một đòn tấn công mạnh mẽ giành cho kẻ thù xâm lược vừa có ý nghĩa khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của nhân dân với Tổ quốc...

Có thể nói không cần phải sử dụng quá nhiều ngôn từ, nhưng "Nam quốc sơn hà" vẫn làm rõ được những vấn đề mang tính trọng đại, lớn lao của quốc gia, dân tộc. Đó là lời tuyên bố đanh thép khẳng định chủ quyền về cương vực lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ toàn vẹn nền độc lập dân tộc, quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Với ý nghĩa sâu sắc ấy, "Nam quốc sơn hà" hoàn toàn xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt nam ta!

9 tháng 11 2021

mình chụi

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đương làng quanh co. Những con bò sữa thong thả gặm cỏ.Những đứa bé mũm mĩm bò đi khắp nhà..Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

-Từ đồng âm là:bò(con bò thoang thả gặm cỏ)-bò(cậu bé mũm mĩm bò khắp nhà)

9 tháng 11 2021

jxjkzjh

9 tháng 11 2021
Tớ biết đó là????
9 tháng 11 2021

Chịu cghjjgdccffvnkjghfgvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv

9 tháng 11 2021

Giải nghĩa từ “Nam quốc”, “sơn hà”.

Nam quốc : Nước Nam

Sơn hà : . Núi sông

HT

Nam quốc sơn hà Nam đế cư” dịch là “Sông núi nước Nam vua Nam ở”, chữ “đế” dịch là “vua” là không ổn. Đời Tống, “đế” và “vương” là hoàn toàn khác nhau. ... Tác giả bài “Nam quốc sơn hà” "ghê gớm" lắm khi thả một chữ “đế” ở đây, nghĩa là coi vua nước Nam ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa!