K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 6 2022

Thiên nhiên trong thơ ca luôn là nguồn đề tài bất tận: trăng, sao, mây núi, chim,...được tái hiện một cách chân thật nhưng cũng rất mỹ lệ. Tiếng suối trong thơ ca vốn ít được sử dụng, thế nhưng khi nhắc đến hình ảnh đó thì người ta sẽ nghĩ ngay đến sự đồng điệu của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh qua hai tác phẩm Côn Sơn ca và Cảnh khuya.

Phải nói rằng, cho dù là bất cứ giai đoạn nào, thiên nhiên luôn khiến các thi nhân xao xuyến. Nguyễn Trãi- Hồ Chí Minh: Hai con người, hai thời đại nhưng lại có chung một tiếng thơ- đó là tiếng suối- âm thanh của núi rừng. Tuy vậy, tiếng suối ở mỗi bài lại mang những vẻ đẹp khác. Tiếng suối trong Côn Sơn ca đó là:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Tiếng suối rì rầm được Nguyễn Trãi nghe thật êm tai, du dương "như tiếng đàn cầm bên tai" khiến tác giả say mê. Tiếng suối ấy thể hiện tâm trạng thanh thản của tác giả khi được hòa mình vào thiên nhiên, rời xa chốn quan trường nhiễu nhương nhiều bon chen danh lợi. Tiếng suối ở Côn Sơn giúp ta cảm nhận được sức sống tràn trề của vạn vật, đằng sau đó là khao khát lối sống nhàn tản, trở về sống giữa thiên nhiên, quên hết mọi ganh đua. Sự trong trẻo của nó khiến thi nhân như được gột rửa hết những muộn phiền của vòng xoay lợi danh, còn lại duy chỉ là sự yên tĩnh trong tâm hồn giữa không gian thanh vắng mà người hiền triết có được. Trở về với thiên nhiên, nhà thơ thoát khỏi sự ngột ngạt và tù túng để mặc sức phiêu bồng với cuộc đời. Khác với Nguyễn Trãi, Bác Hồ thể hiện tiếng suối trong Cảnh khuya mang màu sắc tâm trạng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Tiếng suối ở đây cũng là sự trong trẻo nhưng được ví "như tiếng hát xa". Giữa núi rừng vắng lặng, Bác nghe thấy tiếng suối và tưởng như tiếng hát ai đó vọng lại giữa không gian, đó cũng có thể là tiếng hát của đại ngàn rộng lớn đang mời gọi người nghệ sĩ thả hồn vào. Thế nhưng, nếu Nguyễn Trãi say mê thả hồn vào âm điệu ấy thì Bác lại không hề lãng quên hiện thực. Trái tim của Người vẫn cháy, mải miết lo toan cho vận mệnh dân tộc, nước nhà. Người say trước cảnh vật, mê mẩn tiếng hát ấm áp và ngân vang nhưng không chìm đắm hoàn toàn trong đấy. Trong tâm khảm của Người, Bác vẫn "quên mình cho tất cả" bởi hiện thực tàn khốc của cuộc Cách mạng là nốt lặng khiến cho sự xao xuyến trước cảnh vật chiến khu Việt Bắc cũng chỉ là nhất thời. Qua đó, ta thấy được sự vĩ đại trong trái tim của vị lãnh tụ kính yêu.

Hình ảnh tiếng suối được tái hiện qua nghệ thuật so sánh kết hợp ẩn dụ trong phần mở đầu của hai bài thơ thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế của hai nhà thơ. Thiên nhiên được cảm nhận bằng thính giác, nhưng qua sự tinh tế của những người nghệ sĩ thì nó trở thành những sản phẩm nghệ thuật thật sự, tiếng suối ấy đã trở thành một bản đàn, bài hát một cách dung dị và tự nhiên. Đằng sau đó, ta thấy được là cả sự hòa điệu của hai người nghệ sĩ lớn. Nguyễn Trãi- Hồ Chí Minh: Họ đều trân quý thiên nhiên theo một cách rất riêng, rất thơ, rất trữ tình, qua đó, ta nhận ra được tình yêu thiên nhiên đến say đắm, hòa hợp với thiên nhiên lạ kì và ẩn chứa trong đó là khao khát cuộc sống giản dị mà rất thanh cao.

Bằng bút pháp nghệ thuật tinh tế, thiên nhiên- tiếng suối trong Côn Sơn ca và Cảnh khuya đều hiện lên gần gũi. Ở đó, ta thấy được trái tim của hai người nghệ sĩ lớn rung động trước thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ. Qua đó, vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh khiến người đọc càng trân trọng, nâng niu đến mãi về sau.

8 tháng 6 2022

Tiếng suối rừng thật dễ chịu làm sao

Từng hàng từng lớp cứ lao đao

Lao đi lao lại rồi lao xuống

Suối lại nhận lấy một dòng mưa.

Tự tả

7 tháng 6 2022

Chiều đi học về                                                                                                              

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái tay:

Tạm biệt!

 Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Nhôi nhà giống như bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

7 tháng 6 2022

Huyền thoại xưa ở Á Châu có kể rằng, khi trời đất mới hình thành, chính Trời đã làm ra mưa gió. Nước từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong nước được Trời tạo ra đầu tiên, đó chính là nguồn phát sinh ra mọi thứ. Khi tạo ra người và vạn vật nên Trời không làm mưa gió nữa, sai loài rồng là con vật ở cõi trời, bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm ra mưa. Vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho đều khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén chọn các con vật lên làm rồng, gọi là “thi Rồng”.Khi chiếu chỉ của Trời ban xuống dưới Thủy cung, vua Thủy tề là vì vua trông coi các công việc ở dưới nước, loan báo cho tất cả các giống sống ở đó, chúng tranh nhau đi thi.Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt.Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại. Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặc biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai, viên ngọc  cá chép có được nhờ rèn luyện.

Thần gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trổi dậy…Cá chép khỏe khi gặp các đợt sóng cao đưa lên, cá vượt luôn một lần qua ba đợt sóng, nhả ngọc ra vượt qua Vũ Long Môn và biến thành (hóa) rồng.Cá chép hóa rồng vì vậy biểu trưng cho sự can đảm, may mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng!

Cả bầy cá chép con nào cũng muốn vượt qua Vũ Long Môn, bởi chúng biết hễ vượt qua được cửa đó, chúng sẽ từ những con cá chép tầm thường trở thành con rồng siêu phàm, sẽ có dáng thoát tục… và biến thành Rồng thiên, được sống đời đời.Vẫy, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, hình dạng trọn vẻ oai phong, rạng rỡ, một biểu tượng cho sự khát vọng của con người trên thế gian…

Nhưng cá chép cũng tùy con, phải có tính chất quí sáng (mang ngọc quý trong thân) có khả năng khắc phục khó khăn, trở ngại để đạt được thành công!Cá chép hóa rồng phun nước làm cho đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi, đem lại sức sống cho muôn loài. Bởi vậy người ta thường xem hình ảnh cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự an lành và sung túc, thịnh vượng. Thăng tiến trong học hành, thi cử, công danh và may mắn về tài lộc trong thương mại.

7 tháng 6 2022

lick:https:truyen-co-tich-viet-nam

7 tháng 6 2022

bạn nào học giỏi môn văn

 

7 tháng 6 2022

B. Đánh kẻ bỏ đi, không đánh người quay lại.
C Hàng tết bán mau hết.
D. Con đường mới mở trải qua, xuyên qua làng tôi.

30 tháng 10

Vậy câu đấy đáp án là gì vậy

B.3 tính từ

Là những từ thầm lặng,nết na,đỡ đần

Chị ko bt có chắc ko nha e.

7 tháng 6 2022

2 tính từ

6 tháng 6 2022

Một năm có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông nối tiếp nhau. Mỗi mùa đều có nét đẹp riêng nhưng với tôi có lẽ êm đềm, dịu ngọt nhất là mùa thu.

Tạm biệt cái nắng chói chang, ngột ngạt của mùa hè, mùa thu đem đến cho ta một cảm giác êm dịu, thơ mộng. Nắng đủ hanh vàng như rót mật. Gió nhẹ heo may se se làm cho con người cảm thấy thật sảng khoái, dễ chịu. Trên bầu trời cao vời vợi, trong xanh những nàng mây đủ màu dạo chơi nhẹ nhàng, uyển chuyển. Các nàng mây soi mình xuống dòng sông trong xanh. Dòng sông như một cái hồ không đáy, nhìn thấy bên kia là bầu trời xanh biếc. Hai bên dòng sông là những chị tre yểu điệu thả tóc, soi gương. Trên dòng sông phẳng lặng, xanh biếc những cụm lục bình lặng lẽ trôi tạo nên một khung cảnh thanh bình, yên ả.

Đầu làng, cây bàng già cỗi bắt đầu rụng lá. Những chiếc lá to như bàn tay người lớn đỏ như đồng rơi đầy quanh gốc mẹ. Trên cây những chiếc là vàng còn sót lại làm cho cây bàng trở nên vàng rực, ấm áp. Hai bên đường lúa chín vàng tươi, hương lúa thơm thoảng, dịu nhẹ, gợi nhắc mùa vàng no ấm.

Trong vườn nhà bà, những quả bưởi đang ngả sang màu vàng, từng chiếc lá mít vàng ối trên cây đan xen màu xanh tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu. Từng bông cúc vàng tươi mà mỗi cánh như một tia nắng mặt trời rực rỡ,…Hoa lá, cây cối đan xen nhau trong cái nắng dịu nhẹ, trong những đợt gió heo may khiến cho tâm hồn con người sảng khoái, dễ chịu.

Mùa thu, mùa của Tết Trung thu, mùa của ngày khai trường lại đến. Chúng em lại được gặp nhau sau kì nghỉ hè lí thú, để cùng nhau bước vào một năm học mới với hi vọng tràn trề.

6 tháng 6 2022

a)tt:ngào ngạt,thơm phức
   đt:ăn uống suy nghĩ
   dt:hòa bình
b)tt:lạnh giá,lũ lụt
   dt:trái đất,trường học

7 tháng 6 2022

 Em rất thích mùa thu vì khi nhắc tới mùa thu thì em lại nghĩ ngay đến Trung Thu, và Trung thu thì lại có chị Hằng rất xinh. Mùa thu còn đem đến những trái chín, và mùa thu cũng có các loại bánh em thích, em có thể cùng các bạn ăn bánh và ngắm trăng tròn! Không những thế, vào ngày Trung thu em còn được rước đèn phá cỗ với các bạn. Sau những ngày vui chơi với các bạn, em sẽ chuẩn bị cho một năm học mới, một ngày lễ khai giảng năm học !