K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2018

- Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật ,tính chất ,hoạt động , quan hệ , ....) mà từ biểu thị .

20 tháng 10 2018

nghĩa của từ là : nội dung ( sự vật , tính chất , hoạt động ,quan hệ ,......) mà từ biểu thị .

20 tháng 10 2018

TỪ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển .

 Chủ đề : là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản . 

Một bài văn gồm có 3 phần : 

 + Mở bài 

 + Thân bài 

 + Kết bài .

20 tháng 10 2018

từ nhiều nghĩa :

Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.

Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

Chủ đề:

+ Chủ đề là người viết và vấn đề và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

Một bài văn có : 3 phần

+ Mở bài 

+Thân bài 

+Kết bài

20 tháng 10 2018

Gióng nhổ tre: thể hiện sức mạnh của người Việt ta

Bà con góp gạo nuôi Gióng:thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mong chiến thắng giặc

Gióng vươn vai thành tráng:sorry ko bt

ST-TT ddanh nhau.ST thắng: Ước mong của người việc cổ chế ngự đc thiên tai,suy tôn tài năng dựng và giữ nước của các vua Hùng

Niêu cơm thần: ước mong về sự đầy đủ,no ấm của nhân dân ta

20 tháng 10 2018

Tôi và Vân chơi với nhau từ năm lớp ba. Đến tận bây giờ nó vẫn là đứa bạn thân thiết nhất và hiểu tôi hơn bất kì ai.

Vân là một đứa cao, to lớn hơn tôi rất nhiều. Mạnh mẽ, vui vẻ và sôi động chính là những từ thích hợp nhất để nói về Vân. Trong khi tôi - đứa bạn của nó thì hoàn toàn ngược lại: bé nhỏ, nhút nhát và hơi tự ti. Với tính cách đó nên khi chuyển vào lớp Vân, ban đầu tôi không có bạn. Tôi chỉ lặng lẽ thu mình trong không gian riêng, không trò chuyện, hay nói đúng hơn là không dám bắt chuyện với ai. Chính chiếc bút chì màu Vân cho tôi trong giờ mĩ thuật đã bắt đầu tình bạn của hai đứa. Nhớ lúc đó tôi đang loay hoay không biết làm thế nào để hoàn thiện hình vẽ ông mặt trời trong khi cây bút chì màu đỏ của tôi không cánh mà bay thì một cánh tay đưa ra, trên đó là thứ tôi cần. Bạn có dùng không? Ưu tiên bạn mới tô trước. Dúi bút vào tay tôi, Vân cười hì hì rồi quay lên. Tôi bất ngờ và cảm động. Không hiểu sao lúc đó, trong trí óc ngây thơ của tôi, Vân như thể là một cô tiên vừa ban cho tôi một phép màu. Từ đó, tình bạn giữa hai đứa bắt đầu.

Trong lớp hai đứa lúc nào cũng như hình với bóng, đi đâu cũng có nhau. Chúng tôi đến trường cùng nhau, ngồi gần bàn nhau, cùng học bài và cùng nhau vui chơi. Những lúc tôi bị bắt nạt, Vân luôn là “bảo kê” số một của tôi. Âu yếm và hài hước, Vân gọi tôi là Ngố còn tôi gọi nó là Voi con.

Chơi với nhau lâu nên Vân hiểu tôi lắm. Những lúc tôi buồn nó thường đến bên tôi ngồi lặng lẽ, không nói gì. Bởi nó biết những lúc thế này tôi chỉ muốn một không gian yên tĩnh, tôi sợ cảm giác bị thương hại.

Bên ngoài trông Vân có vẻ là một đứa nóng tính như Trương Phi nhưng thực ra nó cũng rất tình cảm. Nó thường viết thư trò chuyện, an ủi động viên tôi. Nó như một người chị lớn, luôn muốn dang rộng cánh tay che chở cho đứa em gái bé nhỏ của mình vậy.

Khi chúng tôi chia tay để sang trường THPT khác nhau, dù rất ghét ngồi tỉ mẩn làm những đồ trang trí thế mà vì tôi, nó chịu ngồi cả tuần trong nhà, quyết gấp bằng được nghìn con hạc tặng tôi. Hôm nó mang đến, mặt tươi như hoa, tay đưa tôi một hộp thuỷ tinh rất to, bên trong là bao nhiêu chú hạc xinh xắn đủ các màu lại còn khuyến mại thêm đôi dây buộc tóc hình xúc xắc rất đáng yêu nữa chứ. Sung sướng và cảm động đến phát khóc, tôi ôm chặt nó, không nói lên lời...

Bây giờ tuy mỗi đứa một trường, gặp nhau không được nhiều như trước nên chúng tôi hay nói chuyện với nhau qua điện thoại. Nhờ ảnh hưởng từ nó mà giờ đây tôi mạnh mẽ hơn rất nhiều, không còn nhút nhát như trước, thậm chí còn rất sôi nổi và hoạt bát. Tôi phải thầm cảm ơn Vân - người bạn yêu quý - đã đánh văng cái tính nhút nhát kinh niên của tôi, giúp tôi hoàn thiện mình hơn. Đối với tôi, Voi con luôn là người bạn mà tôi yêu quý nhất. Không bao giờ tôi muốn đánh mất người bạn này.

20 tháng 10 2018

Tuổi thơ gắn liền với những kí ức bên gia đình, người thân, bạn bè, đó là những kí ức tươi đẹp sẽ theo con người trong suốt hành trình dài của cuộc đời mình. Em cũng giống như nhiều người khác, tuổi thơ của em được làm nên bởi những tiếng cười, những kỉ niệm bên những người thân yêu. Bên cạnh gia đình thì người bạn mà em vô cùng yêu quý và kính trọng, đó chính là Phương Anh, đây là một người bạn khá đặc biệt của em, bởi ngay từ đầu, ấn tượng của em về Phương Anh không được tốt lắm, nhưng sau một thời gian dài gắn bó, tiếp xúc thì em đã hiểu được con người, tính cách chân thực, nhân hậu ở bạn. Và cũng không biết tự lúc nào, chúng em trở thành những người bạn vô cùng thân thiết.

Sau khi trải qua một kì thi sát hạch đầy căng thẳng, cuối cùng em cũng đã chính thức trở thành một cô học trò trung học, vì trường học của em khá xa nhà nên em không có điều kiện để học cùng trường với bạn bè thân thiết ở tiểu học. Bước chân vào mái trường cấp hai mà em vô cùng ngưỡng mộ mà mơ ước em vừa vui mừng vừa cảm thấy bồi hồi, xuyến xao, cảm giác này như khi em mới vào lớp một vậy. Khung cảnh xa lạ, những khuôn mặt bạn bè mà mình chưa quen biết khiến cho em cảm thấy bỡ ngỡ, có chút hồi hộp.

20 tháng 10 2018

Truyện Cây bút thần được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân.

Cây bút thần lí thú và gợi cảm ở chỗ:

-  Là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương,có những khả năng kì diệu

-   Chỉ ở trong tay Mã Lương, bút thần mới tạo ra được những vật như mong muốn, còn ở trong tay những kẻ ác, nó tạo ra những điều ngược lại.

-   Cây bút thần thực hiện công lí của nhân dân: giúp đỡ người nghèo khó và trừng trị kẻ tham lam độc ác. Nó cũng thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

-  Thế hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: Những người chăm chỉ tốt bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác, tham lam bị trừng trị.

-   Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác.

Còn Thạch Sanh

 Chi tiết thần kì, đặc sắc nhất trong truyện là tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh

- Chi tiết tiếng đàn:

+ Giúp Thạch Sanh được giải oan, vạch mặt được kẻ xấu là Lý Thông

     + Tiếng đàn là biểu trưng của công lý và công bằng xã hội

- Chi tiết niêu cơm:

     + Thể hiện sự hòa ái, khoan dung của Thạch Sanh

     + Đây cũng chính là tấm lòng nhân đạo, ưa chuộng hòa bình của nhân dân ta

- Kẻ xấu, kẻ ác dù mưu mô xảo trá tới đâu cũng bị trừng phạt

- Người hiền lành, tốt bụng sẽ được đền đáp, được sống hạnh phúc

-> Đây là kiểu kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích nhằm thể hiện ước mơ của người dân về một cuộc sống hạnh phúc, công bằng, hòa bình

(mình chỉ làm dc thế thôi)


 

20 tháng 10 2018

Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.

Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?

Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:

Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:

– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả

Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.

Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.

20 tháng 10 2018

Tham khảo nha :

Sau khi vua chết, nhân dân được nhờ, đất nước được hưởng thái bình. Mã Lương bay lên trời hóa kiếp làm thần tiên. Và cứ đúng ngày đấy, hàng năm cậu lại trở về làng diệt trừ kẻ ác, giúp người dân nghèo. Người dân rất vui sướng và biết ơn cậu nên đã tôn cậu làm : " Cây bút thần "

Chúc bạn học tốt !

20 tháng 10 2018

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hổ Chí Minh đã dạy: "Không có việc gì khó - Chi sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên"

Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

20 tháng 10 2018

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hổ Chí Minh đã dạy: "Không có việc gì khó - Chi sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên"

Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

20 tháng 10 2018

 Định nghĩa : 

- Truyện cổ tích là một thể loại chính của sáng tác tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. 
-Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử. 
*Giống nhau: 

+ Đều thuộc thể loại văn học dân gian.( có tính truyền miệng, tính tập thể, tính dị bản ) 
+ Đều có yếu tố kì ảo hoang đường 

*Khác nhau: về nội dung và nghệ thuật 

+Về nội dung-ý nghĩa: Truyện cổ tích kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật mồ côi, nhân vật dũng sỹ, nhân vật dì ghẻ...nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện, của công lí. Còn truyện truyền thuyết lại kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử nhằm thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta về nhân vật và sự kiện lịch sử đó. 

+Về nghệ thuật: 

Truyện cổ tích sử dụng hoàn toàn yếu tố hư cấu 
Truyền thuyết thì đan xen giữa yếu tố tưởng tượng, kì ảo hoang đường (Hư cấu ) và yếu tố thực (Chi tiết lịch sử có thật )

Bài làm 

+ Giống :

 Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao 

+Khác:

truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .