K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2

Viết 1 bài văn nhá

18 tháng 2

Chính sự phát triển của ngành công nghệ thông tin đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới cho con người. Cuộc sống trở nên hiện đại hơn, thông minh hơn và tiện ích hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà công nghệ mang lại, cũng tồn tại những tác động tiêu cực đối với cuộc sống của chúng ta. Vậy công nghệ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người? Hãy cùng chúng tôi khám phá điều này thông qua bài viết dưới đây.

Sự xuất hiện của khoa học công nghệ cùng với những phát minh khoa học tiên tiến đã hoàn toàn thay đổi bản chất cuộc sống của con người. Điện thoại thông minh, máy tính, điều hòa, robot, thanh toán bằng thẻ, và cả ô tô tự lái, máy bay tự lái,... đều là những sáng chế tiên tiến, thông minh của con người, đánh dấu một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử nhân loại.

Sự xuất hiện của các thiết bị công nghệ tiên tiến đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Những thiết bị này giúp con người giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả, mà không cần phải tốn nhiều sức lao động.

Điện thoại không chỉ giúp chúng ta duy trì liên lạc với nhau, mà còn hỗ trợ giải trí, kinh doanh, và thanh toán. Điện thoại thông minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Máy tính cũng đã giúp con người giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa, máy tính là công cụ giúp con người tìm kiếm thông tin hiệu quả, và không thể thiếu kết nối internet để hoàn thành nhiều nhiệm vụ. Điện thoại, máy tính và internet đều liên quan chặt chẽ và cùng nhau tạo nên cuộc sống hiện đại.

Những phát minh hiện đại như máy bay, ô tô tự lái, và cửa hàng tự động mà không cần người bán cũng mang lại nhiều lợi ích. Chúng đã đánh dấu một bước tiến mới trong sự phát triển của con người. Các thiết bị công nghệ tiên tiến, từ việc thay thế con người trong nhiều tác vụ, đến việc làm nhà bằng robot và hệ thống tự động trong gia đình, đều đã thay đổi cách chúng ta sống và làm việc.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ ràng, không thể phủ nhận rằng còn tồn tại những hệ lụy của công nghệ. Công nghệ có thể làm cho chúng ta trở nên lười biếng hơn và đôi khi tạo ra sự ích kỷ và tình trạng căng thẳng. Chúng ta có thể thay thế công việc nhà bằng robot trong khi chỉ ngồi nghe nhạc hoặc xem phim. Khi điện thoại hoặc máy tính gặp sự cố, chúng ta có thể trở nên cáu kỉnh và tức giận.

Công nghệ có thể làm mất giấc ngủ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ hoặc xem phim vào buổi tối có thể gây ra rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của chúng ta. Nó có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như béo phì, trầm cảm, căng thẳng tinh thần và suy giảm trí nhớ.

Công nghệ cũng mang theo nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm. Các thiết bị tự động có thể thay thế nhiều công việc trước đây do con người thực hiện, không cần người bán hàng, người lái xe, hay người làm công việc nhà. Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người, dẫn đến tình trạng thất nghiệp và khó khăn trong việc kiếm sống.

Tóm lại, sự phát triển của công nghệ đã đem lại sự thay đổi to lớn trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, nó cũng mang theo nhiều hệ lụy không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và tinh thần của con người. Vì vậy, chúng ta cần biết cách sử dụng công nghệ một cách hợp lý để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mình.

 

1. Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến tán thành về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 2. Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến tán thành về nhận xét: Lười học đang là vấn nạn của học sinh hiện nay 3. Viết bài văn phân tích nhân vật chú bé căn cừu trong câu chuyện ngụ ngôn sau:                                                 Chú bé chăn cừu và con cáo  Một chú bé chăn cừu cho chủ thả cừu gần một khu...
Đọc tiếp

1. Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến tán thành về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

2. Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến tán thành về nhận xét: Lười học đang là vấn nạn của học sinh hiện nay

3. Viết bài văn phân tích nhân vật chú bé căn cừu trong câu chuyện ngụ ngôn sau:

                                                Chú bé chăn cừu và con cáo

 Một chú bé chăn cừu cho chủ thả cừu gần một khu rừng rậm cách làng không xa lắm. Chăn cừu được ít lâu, chú cảm thấy cuộc đời chăn cừu thực nhàm chán. Tất cả mọi việc chú có thể làm để giải khuây là nói chuyện với con chó hoặc thổi chiếc kèn chăn cừu của mình.

Một hôm, khi chú đang ngắm nhìn đàn cừu và cánh rừng yên tĩnh, và suy nghĩ mình sẽ phải làm gì khi gặp một con Cáo, chú nghĩ ra một trò chơi cho đỡ buồn.

Chủ bảo với chú rằng khi Cáo tấn công đàn cừu thì phải kêu cứu, để dân làng nghe thấy và đuổi nó đi. Thế là, mặc dù chú chẳng thấy con gì giống Cáo hết, chú cứ chạy về làng và la to, “Cáo! Cáo!”

Đúng như chú nghĩ, dân làng nghe thấy tiếng kêu bỏ cả việc làm và tức tốc chạy ra cánh đồng. Nhưng khi họ đến nơi họ chỉ thấy chú bé ôm bụng cười ngặt nghẽo vì đã lừa được họ.
Ít ngày sau chú bé chăn cừu lần nữa lại la lên, “Cáo! Cáo!” Và một lần nữa dân làng lại chạy ra giúp chú, nhưng lại bị chú cười cho một trận.

Thế rồi vào một buổi chiều nọ, khi mặt trời lặn xuống sau cánh rừng và bóng tối bắt đầu phủ đầy lên cánh đồng, một con Cáo thực sự nấp sau một bụi cây bỗng phóng ra và chụp được một con cừu.

Quá hoảng sợ, chú bé chăn cừu vội chạy về làng và la to “Cáo! Cáo!” Nhưng mặc dù dân làng có nghe tiếng chú kêu, nhưng không ai chạy ra cả để giúp chú như những lần trước. “Lần này không thể để cho nó đánh lừa được mình nữa” họ bảo.

Cáo giết chết rất nhiều cừu của chú bé và biến mất vào rừng rậm

0
(1.0 điểm) Ý nghĩa của câu tục ngữ số 1 và số 9 có đối lập nhau không? Em rút ra bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?  Bài đọc:                                      TỤC NGỮ VIỆT NAM (Từ điển THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM – NXB Văn hóa, 1995)      1. Học một biết mười.      2. Học ăn học nói học gói học mở.      3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.      4. Học khôn đến chết, học nết đến...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Ý nghĩa của câu tục ngữ số 1 và số 9 có đối lập nhau không? Em rút ra bài học gì từ hai câu tục ngữ đó? 

Bài đọc:

                                     TỤC NGỮ VIỆT NAM

(Từ điển THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM – NXB Văn hóa, 1995)

     1. Học một biết mười.

     2. Học ăn học nói học gói học mở.

     3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.

     4. Học khôn đến chết, học nết đến già.

     5. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

     6. Học chẳng hay cày chẳng biết.

     7. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.

     8. Học chẳng hay, thi may thì đỗ.

     9. Học như gà bới vách.

     10. Học thầy học bạn vô hạn phong lưu.

0
(1.0 điểm) Văn bản dưới đây đã để lại cho em những thông điệp gì? Bài đọc:      Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Văn bản dưới đây đã để lại cho em những thông điệp gì?

Bài đọc:

     Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

    Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

     Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K. Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

     Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ, Tác giả: Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40)

0
(1.0 điểm) Chọn một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản dưới đây và nêu tác dụng của nó. Bài đọc:      Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Chọn một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản dưới đây và nêu tác dụng của nó.

Bài đọc:

     Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

    Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

     Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K. Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

     Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ, Tác giả: Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40)

0
17 tháng 2

Tình bạn là một trong những tình cảm đáng quý của con người. Bởi vậy mà có người đã từng khẳng định rằng: “Không thể sống thiếu tình bạn” để cho thấy giá trị của tình bạn.

Hiểu đơn giản rằng tình bạn là tình cảm yêu mến, gắn bó giữa bạn bè - những con người có cùng chung sở thích, lí tưởng, hoàn cảnh. Họ cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Con người không thể sống trong cô đơn. Dù là ai cũng cần có một người bạn ở bên cạnh. Bởi vậy, con người không thể sống thiếu tình bạn.

Tình bạn tồn tại giữa cuộc đời như một nguồn sống, một chỗ dựa, một động lực tinh thần cho con người. Chúng ta có thể gặp gỡ, quen biết rất nhiều người bạn. Nhưng không phải người bạn nào cũng trở nên thân thiết, tình bạn nào cũng đáng trân trọng. Chỉ có những người sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ chúng ta trong mọi hoàn cảnh mới là tình bạn chân chính.

Thử tưởng tượng nếu không có bạn bè. Một mình học tập, làm việc hay ăn uống, vui chơi sẽ thật nhàm chán, cô đơn. Những niềm vui hay nỗi buồn không có người cùng chia sẻ, thấu hiểu. Khi gặp khó khăn, mỗi người phải tự mình vượt qua, không ai giúp đỡ. Cuộc sống dường như trở nên vô nghĩa hơn.

Chúng ta đã bắt gặp rất nhiều những tình bạn vĩ đại trong cuộc sống. Đó có thể là tình bạn tâm giao giữa Dương Lễ và Lưu Bình. Một tình bạn tri kỷ giữa Bá Nha và Tử Kỳ. Cả tình bạn tri tâm giữa tô Đông Pha và Phật Ấn. Hay tình bạn sinh tử chi giao giữa ba người Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi. Đó còn là tình đồng chí hướng giữa C. Mác và Ăngghen… Tất cả những tình bạn ấy đã trở thành tượng đài vĩnh cửu về những tình bạn chân chính trong cuộc sống thực tại.

Còn với một học sinh như tôi, tình bạn là một thứ tình cảm thực sự thiêng liêng. Chúng tôi cùng nhau học tập, vui chơi và chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống. Tình bạn của chúng tôi, không đến với nhau vì lợi ích, mà đến với nhau bằng tình cảm yêu thương và sự đồng điệu về tâm hồn. Đó quả thật là những người bạn đáng trân trọng.
Tình bạn là viên ngọc mà mọi người cần bảo vệ và giữ gìn. Chúng ta cần trân trọng và yêu mến những người bạn chân chính, cũng như tránh xa những người bạn xấu xa. Hãy biết trân trọng tình bạn đẹp đẽ của mình.