B1: viet doan van tu 5 den 7 cau neu cam nghi cua em ve y nghia cua nhan vat Thanh Giong trong truyen thuyet cung ten
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung, tuy nhiều khi hàm nghĩa và cách hiểu thuật ngữ tương đối khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học.
@Anh Real
TL:
Khái niệm của truyện là:
Trong văn học trung đại Việt Nam, truyện là khái niệm được văn học mượn từ sử học, là thể loại trước thuật được các sử gia dùng để ghi chép tiểu sử, hành trạng, công tích của các nhân vật lịch sử. ... Trong văn học hiện đại, truyện là khái niệm không được định tính rõ rệt.
HT
Năm hết Tết đến, người người lại nô nức sắm sửa cho gia đình để đón năm mới. Ở quê em, cứ vào ngày 22 tháng Chạp, sẽ họp một phiên chợ ở ven sông cuối làng để thỏa mãn niềm mua sắm của của bà con.
Các phiên chợ khác đều họp vào giữa và cuối tháng, riêng phiên chợ Tết thì phải khác đi. Vì đó là Tết mà. Ở chợ, người ta bày quầy hàng rải rác dọc theo cả đoạn sông, có quầy còn mở hẳn trên thuyền ở mé nước. Nhìn thì lộn xộn, nhưng thực ra là có trật tự cả. Hàng thịt cá thì ở đằng xa, hàng rau củ thì ở góc nọ, áo quần, vật dụng cho nhà cửa thì ở góc khác. Ở chính giữa, là các gánh quà, bánh mứt, hạt khô cho mọi người thưởng thức. Tiếng người mua, người bán, người đến xem, người đến hóng cái rộn rã của phiên chợ ồn ào, náo động cả khúc sông quê.
Chính phải có phiên chợ này diễn ra, thì Tết mới về đến vùng quê nhỏ này. Cái tươi mới đủ màu của các gánh hàng, đặc biệt là sắc hồng phai của đào, vàng ươm của mai, cam cam của vạn thọ. Rồi lẻng xẻng những câu đối nhỏ, những đĩnh vàng to như hột mít, trông đến là thích mắt. Người đi chợ, ai cũng vui tươi và “dễ tính” hơn hẳn ngày thường. Dù có đông đúc, bon chen một chút, dù có đắt hơn ngày thường một chút, dù có va vấp vào nhau một chút, cũng cười xòa cho qua. Bởi “sắp Tết mà”.
mà ngày 19 thứ tư mà
TL
Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là một người rất giản dị
Quê hương, một nơi tôi sinh ra và lớn lên, là một nơi rất giản dị nhưng lại chứa đầy tuổi thơ của mỗi con người.
HT nhé
Trong cuộc sống, con người thường mắc phải nhiều lỗi lầm. Tôi cũng vậy, tôi đã từng khiến cho bố mẹ phải phiền lòng vì mình.
Đó là năm tôi học lớp sáu. Tôi vốn là một đứa trẻ ham chơi nên không chịu học tập chăm chỉ. Cuối học kì một, kết quả học tập của tôi rất kém. Sau buổi tổng kết, cô giáo đã đến nhà để trao đổi với bố mẹ tôi. Chiều hôm đó, tôi về nhà mà cảm thấy rất lo lắng. Về đến nhà, tôi đã thấy bố mẹ ngồi chờ ở phòng khách. Tôi chào bố mẹ, và chờ đợi những lời trách mắng. Nhưng không, bố mẹ không đánh cũng chẳng nói to, chỉ nhẹ nhàng trò chuyện với tôi.
Bố nói rằng, cô giáo đã đến trao đổi tình hình học tập của tôi. Cô giáo nói rằng tôi là một học sinh thông minh, nhưng chưa chăm chỉ. Điều đó khiến cho thành tích của tôi không tốt. Bố còn kể cho tôi nghe về quãng đời học sinh của mình. Bố cũng đã từng ham chơi, trốn học khiến cho ông bà phiền lòng. Mẹ cũng kể về tuổi thơ của mẹ cho tôi nghe. Vì gia đình nghèo, nên mẹ chỉ được học hết cấp hai, sau đó phải nghỉ học để phụ giúp bà ngoại. Mẹ rất mong muốn được đi học tiếp nhưng không thể. Tôi ngồi nghe mà cảm thấy nghẹn ngào.
Lần đầu tiên, tôi được nghe những lời chia sẻ chân thành từ bố mẹ. Buổi trưa hôm ấy trôi qua nhẹ nhàng. Sau buổi chia sẻ, cả nhà tôi cùng nhau ăn cơm. Những món ăn mẹ nấu toàn là món mà tôi thích. Tôi lén nhìn mẹ, thấy khuôn mặt mẹ đã có nhiều nếp nhăn. Dù có tức giận, thất vọng về tôi nhưng bố mẹ vẫn yêu thương, quan tâm đến tôi. Tôi cảm thấy bản thân cần phải cố gắng học tập. Bởi bố mẹ đã vất vả làm việc để cho tôi có cơ hội được đi học.
Gia đình rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Bởi ở đó có những người luôn yêu thương, bao dung chúng ta. Từ tận đáy lòng, tôi muốn gửi những lời yêu thương nhất đến bố mẹ.
Tham khảo !!!
Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:
Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.
Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”
Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...
Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!
Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.
Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ. Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.
Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.
Hắc ám chép mạng, phải vt thật cảm xúc của mik, ko vt thì thôi, đã bảo ko đc chép.
HT
@LeBaoPhuong
Thời gian trôi thật là nhanh! Một cái Tết nữa đã sắp đến. Trong lòng em lại rộn ràng, háo hức mong đợi đến ngày được về cách đây gần một năm, lần đầu tiên trong đời em được cùng bố mẹ về quê đón Tết. Những ngày chuẩn bị đón Tết thật đáng nhớ biết bao. Em thích nhất được theo bà đi chợ phiên ngày giáp Tết.
Đó là một phiên chợ quê thật ấn tượng. Em theo bà ra chợ Trịnh. Ấn tượng nhất với em trong những ngày giáp Tết là được đi chợ Tết cùng với bà và mẹ. Chợ ở quê bà em rất đặc biệt. Chợ không phải ngày nào cũng họp , bà nội em nói : “Chợ Trịnh quê mình chỉ họp vào buổi sáng các ngày 3 , 8 , 13, 18 , 23,28, âm lịch hàng tháng”. Vào hôm đó là ngày 28 Tết. Khi ông mặt trời ban phát những tia nắng ấm áp hiếm hoi của những ngày đông là lúc mọi người trong làng nô nức đi chợ. Người đi chợ đông như đi hội. Mà không chỉ có các bà các mẹ đâu nhé! Có biết bao nhiêu là trẻ con tầm tuổi như em, rồi lớn hơn em một chút cũng theo đi chợ. Người nào người ấy khuôn mặt đều rất vui tươi. Một bức tranh chợ Tết sống động hiện ra trước trước mắt với đủ thứ màu sắc: màu đỏ rực của những hàng cam, hàng bưởi. Màu vàng tươi như nắng của những dãy chuối dài. Sặc sỡ nhất và nhộn nhịp nhất vẫn là dãy hàng quần áo. Ai cũng muốn săm cho mình những bộ cánh đẹp để diện trong ngày Tết.Tiếng cười nói của người đi chợ, những lời mời chào khéo léo của những người bán hàng, tiếng kêu của gà, vịt được đem bày bán, tiếng máy xay đỗ, xay gạo,… Mùi hương bài phảng phất. Mùi tiêu bắc xay cay nồng , hăng hắc. Tất cả hòa quyện tạo nên một thứ âm thanh, mùi vị rất đặc trưng của buổi chợ quê ngày giáp Tết. Sự đông đúc và náo nhiệt gần như đã xua tan cái cảm giác lạnh lẽo của mùa đông.
Càng đi sâu vào trong chợ thì lối đi càng chật hơn. Người chen nhau, hàng hóa cũng tràn ra cả lối đi của chúng tôi. Chợ không thiếu thứ gì: bên này là thức ăn, đồ uống,.. bên kia là đồ chơi, quần áo, giày dép,… Đi qua hàng nào bà em cũng được người bán hàng mời chào rất nhiệt tình: “Bà ơi, chị ơi vào xem quần áo đi ạ”, Những người bán hàng khéo léo đã khiến bà và mẹ em sắm được không ít đồ trong những ngày Tết.
Đến khu vực bày bán hoa tôi thực sự thấy thích thú. Muôn loài hoa đang khoe sắc: nào là đào, mai, nào là cúc đủ loại, nào là thược dược, đồng tiền ….Lối thì chật người thì đông, nhưng cành hoa đào thỉnh thoảng lại mắc vào quần áo của chúng tôi như líu kéo, gọi mời “Hoa này hôm nay tươi nhất chợ đấy. Bông to, cành cứng, tươi nhé… bà và chị mua giúp cháu đi ạ …” …Đi dọc lối bán hoa, cuối cùng chúng tôi cũng mua được một cành đào mà mẹ bảo đó là “đào phai”. Cành đào có rất nhiều nụ, nhiều lộc và thỉnh thoảng đã có bông nở. Cánh đào mỏng mịn như nhung và đẹp một cách tự nhiên. À, còn có một bó cúc vạn thọ nữa chứ. Bà bảo: “Mua hoa này thờ Tết để cầu mong cho mọi người trong gia đình luôn bình an và hạnh phúc”. Ra về, ai nấy cũng đều xách nặng. Thế mà, em vẫn nũng nịu đòi mẹ mua cho quả bóng bay có hình con mèo Kitty.
Một buổi đi chợ Tết thật là vui với những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Em mong Tết này đến thật nhanh, cầu mong một cái Tết an lành sẽ đến với gia đình tất cả mọi người.
Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.
Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.
Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
- Chi tiết tiêu biểu, là yếu tố quan trọng trong quá trình kể lại một câu chuyện. - Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách của nhân vật, tạo sự hấp dẫn, nhấn mạnh ý nghĩa của văn bản. Vì vậy lựa chọn được sự việc và chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại câu chuyện.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.