K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: Mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác....
Đọc tiếp

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: Mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.”

(Trích Nhà mẹ Lê, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, trang 28-29)​

1.1 Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào? Kể tên một văn bản (đã được học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2) cùng thể loại với văn bản được nêu.

1.2. Tìm một số chi tiết nói về:

-    Ngoại hình của bác Lê;

-    Cách mưu sinh của bác Lê để nuôi gia đình;

-    Tình cảm của bác Lê đối với các con.

Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật bác Lê?

1.3. Tìm một từ mượn có trong câu văn sau: “Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con.”

0
Em Su đi học về, mặt buồn buồn mách chị Hai, trên đường em đi về gặp một em gấu bông đi lạc. Ai đó đặt em ngồi dưới gốc cây bằng lăng nhưng vẫn bị ướt nhẹp vì lúc đó trời mưa to, rất to. Em nói bà vú dừng chân để mang em về nhưng bà không chịu, giục về nhanh kẻo ướt. Bà sợ em sẽ bị ốm. Giờ nghĩ tới em gấu mà buồn quá, hẳn em lạnh lắm rồi. Em muốn tự ra bế em ấy về nhưng không dám,...
Đọc tiếp

Em Su đi học về, mặt buồn buồn mách chị Hai, trên đường em đi về gặp một em gấu bông đi lạc. Ai đó đặt em ngồi dưới gốc cây bằng lăng nhưng vẫn bị ướt nhẹp vì lúc đó trời mưa to, rất to. Em nói bà vú dừng chân để mang em về nhưng bà không chịu, giục về nhanh kẻo ướt. Bà sợ em sẽ bị ốm. Giờ nghĩ tới em gấu mà buồn quá, hẳn em lạnh lắm rồi. Em muốn tự ra bế em ấy về nhưng không dám, vì em là con nít mà. Con nít thì đâu được tự đi ra đường, rủi bị bắt cóc thì sao?

[…] Lúc em đi về, em kể cho chị Hai nghe về em gấu bông đi lạc. Em kể rằng em chỉ sợ nhỡ có cô mèo chú chó nghịch ngợm nào đó đi ngang trêu chọc ngoạm em một phát thì đau lắm. Có khi em lại còn bị gãy lìa tay chân, sứt sẹo tùm lum. Chủ nhân của em gấu ấy chắc cũng cùng tuổi tụi mình hoặc gần gần tuổi mình. Chắc bạn ấy đang rất đau lòng vì lạc mất em gấu... Khi kể, giọng em Su như có lửa râm ran. Em ngồi hình dung ra tất tần tật những rủi ro mà em gấu đi lạc có thể gặp phải. Trong phút chốc mẹ ngồi nhặt rau gần đó nghe lỏm được, có suy nghĩ không phải em đang kể chuyện về một em gấu bông mà là về một bạn nhỏ nào đó có tâm hồn đồng điệu, biết đau, biết buồn. Lần đầu tiên mẹ thấy một cô gái năm tuổi có tâm trạng nóng ruột vì một ai đó như thế. Nó khiến cho người lớn mủi lòng tan chảy luôn chứ chẳng chơi.

Mà chẳng phải cứ mủi lòng mà được. Hai chị em đã chụm đầu vào nhau thì thầm, thì thầm, bàn ngay kế hoạch giải cứu em bé gấu càng sớm càng tốt. Dù cơn mưa nối dài từ chiều qua tối vẫn chưa dứt, nước đổ ào ào trên mái tôn nhà mình, hai chị em vẫn lúp xúp đội áo mưa ra đường, tay cầm theo đèn pin vì lúc này trời đã rất tối. Phải mất gần 10 phút sau, hai chị em mới lọ mọ trở về, trên tay chị Hai là một em gấu bông chỉ to hơn nắm tay một tẹo.

[…] Em ôm chầm lấy con gấu lấm lem nước mưa, vẻ mặt sáng rỡ tưởng như bắt được vàng cũng chưa chắc mừng đến vậy. Cô nhóc cẩn thận giặt con gấu, cẩn thận nhờ chị sấy khô và ẵm bồng, hôn hít em mãi. Khi đi ngủ, em Su dành một vị trí tươm tất gần mình nhất cho em gấu bởi em nghĩ: Em gấu hẳn nhiên đã rất sợ hãi và bị lạnh từ chiều tới giờ. Em hẳn rất buồn khi bị xa chủ cũ. May có chị Hai xuất hiện kịp thời làm “cứu tinh” cho em ấy. Vì thế, em cần phải yêu thương em ấy, làm “vệ sĩ” riêng cho em ấy.

(Võ Thu Hương, Chỉ là em gấu đi lạc trích trong Góc nhỏ yêu thương, NXB Kim Đồng,2018)

1.1. Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào? Kể tên một văn bản (đã được học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2) cùng thể loại với đoạn trích được nêu.

1.2. Em hãy liệt kê các sự việc chính trong đoạn trích trên.

1.3. Tìm một số chi tiết miêu tả:

- Ý nghĩ, tâm trạng của bé Su khi kể cho chị Hai nghe về em gấu bông đi lạc dưới trời mưa.

- Hành động, suy nghĩ của bé Su sau khi giải cứu em gấu bông đi lạc và đưa em về nhà.

Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật bé Su?

1.4. Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

1.5. Từ nóng trong câu văn: “Lần đầu tiên mẹ thấy một cô gái năm tuổi có tâm trạng nóng ruột vì một ai đó như thế” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

 

0
1. Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặc thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như của bạn Hòa. 2. Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em Tuấn, Lan. Thấy con gái nói vậy, mẹ bối rối : Cái...
Đọc tiếp
1. Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặc thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như của bạn Hòa. 2. Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em Tuấn, Lan. Thấy con gái nói vậy, mẹ bối rối : Cái áo của Hòa đắt bằng tiền cả hai cái áo của anh em con đấy. Lan phụng phịu : Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi. Dỗi mẹ, Lan đi nằm ngay. Em vờ ngủ. 3. Một lúc lâu, bỗng em nghe tiếng anh Tuấn thì thào với mẹ : Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua cái áo ấy cho em Lan đi. Con không cần thêm áo đâu. Giọng mẹ trầm xuống : Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo ấm, con sẽ ốm mất. Con khỏe lắm, mẹ ạ. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong. Tiếng mẹ âu yếm : Để mẹ nghĩ đã. Con đi ngủ đi. 4. Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ. Áp xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ : Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em

1. VB trên đc kể theo ngôi thứ mấy?

2. Nhân vật chính là nhũng ng nào?

3. Văn bản trên viết theo chủ đề gì?(Tình cảm bạn bè, Tình cảm mẹ con, Tình cảm gia đình, Tình cảm anh em)

4. Ng mẹ có tâm trạng như thế nào khi nghe Tuấn nhường tiền mua áo cho em(vỗ về, an ủi Tuấn; buồn bã k nói gì; khóc, âu yếm Tuấn; phân vân đắn đo)

0