K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2020

câu hỏi là gì vậy bạn???

13 tháng 11 2020

Lần đầu tiên cô bước vào lớp không phải là một buổi đầu của năm học. Cô nhận lớp khi giáo viên cũ chuyển trường, và bản thân cô cũng là giáo viên mới đến. Lớp tôi là một lớp chọn, tuy vậy cũng có học sinh giỏi, học sinh yếu, tuy vậy cả lớp vẫn luôn thương yêu, đoàn kết với nhau. Nhưng đa số các thầy cô giáo đều không mấy hài lòng với lớp tôi chỉ vì tật mất trật tự trong giờ và ý thức kém. Lớp tôi – 9A1 có 26 thành viên. Buổi đầu cô vào lớp – cái tình trạng ấy, tất nhiên là diễn ra khiến lớp như một cái chợ vỡ. Cô không tỏ vẻ gì tức giận, chỉ nhẹ nhàng khuyên chúng tôi: “ Các con trật tự đi để chúng ta học bài.”

Rồi, không biết từ bao giờ, cả lớp tôi bị cô thuyết phục bởi những câu văn ngọt ngào, ấm áp tình người của cô. Vâng, cô dạy Văn, dạy chúng tôi làm người.Cô có giọng đọc hay, cho dù qua 18 năm dạy, giọng đọc ấy không còn được hay như ngày trước, nhưng trong ấy vẫn có tình cảm của cô dành cho mỗi ý văn. Tôi nhớ rõ lần cô đọc cho chúng tôi nghe văn bản “Làng”. Cả lớp tôi im phăng phắc. Cô từng kể rằng cô theo ngành sư phạm là vì ngày xưa, khi thầy cô đọc cho cả lớp nghe văn bản “ Lão Hạc”, thầy đã khóc rất nhiều. Điều này đã gây cho cô một ấn tượng mạnh. Tôi cũng là một học sinh giỏi văn và có tình yêu với văn học.Vì thế mà không lạ khi tôi được chọn vào đội tuyển thi  học sinh giỏi môn Văn. Vì thời gian ôn thi tưởng chừng không có nên cô tình nguyện kèm cho tôi và một vài bạn nữa tại nhà cô. Chúng tôi rất bất ngờ khi tới nhà cô. Đó không phải là một khu chung cư cao cấp, cũng không phải là một căn nhà riêng cao rộng. Nhà cô nằm trong một khu tập thể cũ ở cuối đường Hoàng Quốc Việt, cách trường tới gần 10km. Nhà cô chật lắm, mấy đứa không có chỗ ngồi phải ngồi xuống đất, kê ghế làm bàn. Nhưng bù lại cho sự chật chội về không gian đó là tình cảm yêu thương bao la cô dành cho chúng tôi. Cô coi chúng tôi như con, chúng tôi cũng coi đó như nhà mình vậy. Tôi nhớ hôm đầu đi học, tôi chưa kịp ăn gì, đói quá nên lúc đến nhà cô tôi đánh liều xin cô bát cơm. Thức ăn thật giản dị với đậu sốt cà chua và rau muống luộc, nhưng rất ngon. Là vì tôi đói hay là vì tôi cảm động quá? Cô rất thương chúng tôi. Tình yêu thương cô dành cho chúng tôi là vô hạn. Chúng tôi cũng thế! Nhưng….

Một thông báo đến với lớp nói rằng, tôi không được thi học sinh giỏi văn nữa. Buồn, tiếc, thắc mắc rồi tức giận. Tôi giận cô lắm, sao cô lại làm thế với tôi. Biết vậy tôi đã học tiếng anh, đăng kí để đi thi rồi. Tôi giận cô nhiều lắm. Hôm đấy tôi cố tình không gặp cô. Tôi xin nghỉ hai tiết văn cuối để đi học đội tuyển Anh vì tôi cũng có tên trong đổi tuyển.Tôi vờ như chưa biết gì nhưng tôi đã khóc nhiều lắm. Có lẽ cô cũng biết nhưng không nói gì cả 

Chúc bạn học tốt nha UwU

13 tháng 11 2020

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

12 tháng 11 2020

Từ trái nghĩa của từ rậm : thưa ; 

14 tháng 11 2020

Từ trái nghĩa với từ rậm là từ: Thưa thớt nhé bạn

12 tháng 11 2020

Truyền thuyết
- Truyền thuyết là  loại truyện dân gian kể về các nhân  vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
- Thể  hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật  lịch sử.

Cổ  tích
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…Truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo …
- truyện thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về  chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với các  ác, giữa sự công bằng đối với sự bất công .
Ngụ  ngôn
- Là loại truyện  kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần  mượn chuyện về loài vật, đề vật hoặc về chính người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên như, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Truyện cười

12 tháng 11 2020

1. Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian

-   Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

-   Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngốc nghếch... Truyện có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.

-  Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể về văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống.

-   Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

2. So sánh

 * So sánh truyền thuyết và cổ tích:

-  Giống nhau:

+ Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

+ có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...

-   Khác nhau:

+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

+ Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật; còn cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật.

*  So sánh giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười:

-  Giống nhau:

Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế truyện ngụ ngôn cũng như truyện cười, cũng gây cười.

-  Khác nhau:

Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

Học tốt!!!

Từ trái nghĩa là :  là những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có liên hệ tương liên nào đó. Loại từ này có thể chung một tính chất, hành động, suy nghĩ nhưng ý nghĩa lại ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa gì, nó thường được sử dụng để nhấn mạnh, so sánh, gây chú ý… 

Tác dụng : Từ trái nghĩa tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh và làm cho lời nói thêm sinh động. Đoạn thơ hay hơn có sức cuốn hút hơn.