K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 5

Tk:

Anh Quốc là một trong số các quốc gia đi bên trái đườngCác hiệp sĩ thuận tay phải này thích đi ở bên trái đường để phía bên phải của họ thông thoáng nhằm rút kiếm một cách dễ dàng. Ngoài ra, việc đi phía bên trái đường giúp họ tránh khỏi việc va vào vỏ kiếm của người đi ngược chiều.

31 tháng 5

Các hiệp sĩ thuận tay phải này thích đi ở bên trái đường để phía bên phải của họ thông thoáng nhằm rút kiếm một cách dễ dàng

Suy luận đơn giản là suy luận không dùng công cụ logic mệnh đề. Ví dụ 1. Một viên quan nước Lỗ đi sứ sang nước Tề, bị vua nước Tề xử tội chết và bị hành quyết: hoặc chém đầu hoặc treo cổ. Trước khi chết nhà vua cho sứ giả nói một câu và giao hẹn: Nếu nói đúng thì chém đầu, nếu nói sai thì treo cổ. Sứ giả mỉm cười và nói một câu và nhờ đó đã thoát chết. Bạn hãy cho biết sứ giả đã nói câu...
Đọc tiếp

Suy luận đơn giản là suy luận không dùng công cụ logic mệnh đề.

Ví dụ 1. Một viên quan nước Lỗ đi sứ sang nước Tề, bị vua nước Tề xử tội chết và bị hành quyết: hoặc chém đầu hoặc treo cổ. Trước khi chết nhà vua cho sứ giả nói một câu và giao hẹn: Nếu nói đúng thì chém đầu, nếu nói sai thì treo cổ. Sứ giả mỉm cười và nói một câu và nhờ đó đã thoát chết.

Bạn hãy cho biết sứ giả đã nói câu gì?

Ở một ngôi đền có 3 vị thần: thần Thật Thà luôn nói thật, thần Dối Trá luôn nói dối và thần Khôn Ngoan khi nói thật, khi nói dối. Hình dáng của ba vị thần giống hệt nhau nên người ta không thể phân biệt được.

Một hôm, một học giả từ phương xa đến ngôi đền để thỉnh cầu. Bước vào miếu, học giả hỏi thần ngồi bên phải:

-  Ai ngồi cạnh ngài?

-  Đó là thần Dối Trá.

Tiếp đó học giả hỏi thần ngồi giữa:

- Ngài là thần gì?
 - Tôi là thần Khôn Ngoan.

Cuối cùng học giả quay sang hỏi thần ngồi bên trái:

- Ai ngồi cạnh ngài?
 - Đó là thần thật Thà.

Gia đình Hoa có 5 người: ông nội, bố, mẹ, Hoa và em Kiên. Sáng chủ nhật cả nhà đi xem xiếc nhưng chỉ mua được 2 vé. Mọi người trong gia đình đề xuất 5 ý kiến:

1.  Hoa và Kiên đi.

2.  Bố và mẹ đi.

3.  Ông và bố đi.

4.  Mẹ và Kiên đi.

5.  Kiên và bố đi.

Cuối cùng mọi người đồng ý với ý kiến của Hoa vì theo đề nghị đó thì mỗi đề nghị của 4 người còn lại trong gia đình đều được thỏa mãn 1 phần.

Trong kì thi HS giỏi tỉnh có 4 bạn Phương, Dương, Hiếu, Hằng tham gia. Được hỏi quê mỗi người ở đâu ta nhận được các câu trả lời sau:
Phương: Dương ở Thăng Long còn tôi ở Quang Trung
Dương: Tôi cũng ở Quang Trung còn Hiếu ở Thăng Long
Hiếu: Không, tôi ở Phúc Thành còn Hằng ở Hiệp Hoà
Hằng: Trong các câu trả lời trên đều có 1 phần đúng 1 phần sai.
 Em hãy xác định quê của mỗi bạn.

 

Bài 1. Ba bạn tên Đỏ, Xanh, Vàng mặc áo màu đỏ, xanh, vàng đến một buổi dạ hội. Bạn mặc áo màu xanh nói với bạn tên Vàng: "Cả ba chúng ta đều không mặc màu áo đúng với tên của mình". Hỏi màu áo của mỗi bạn đang mặc?

Bài 2. Ở 3 góc vườn trồng cây cảnh của ông nội trồng 4 khóm hoa cúc, huệ, hồng và dơn. Biết rằng hai góc vườn phía tây và phía bắc không trồng huệ. Khóm huệ trồng giữa khóm cúc và góc vườn phía nam, còn khóm dơn thì trồng giữa khóm hồng và góc vườn phía bắc. 

Bạn hãy cho biết mỗi góc vườn ông nội đã trồng hoa gì? 

Bài 3. Ba thầy giáo dạy 3 môn Văn, Toán, Lí trò chuyện với nhau. Thầy dạy Lí nhận xét : “Ba chúng mình có tên trùng với 3 môn chúng ta dạy, nhưng không ai có tên trùng với môn mình dạy”. Thầy dạy Toán hưởng ứng : “Anh nói đúng”. Em hãy cho biết mỗi thầy dạy môn gì? 

Bài 4. Trong đêm dạ hội ngoại ngữ, 3 cô giáo dạy tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Nhật được giao phụ trách. Cô Nga nói với các em : “Ba cô dạy 3 thứ tiếng trùng với tên của các cô, nhưng chỉ có 1 cô có tên trùng với thứ tiếng mình dạy”. Cô dạy tiếng Nhật nói thêm : “Cô Nga đã nói đúng” rồi chỉ vào cô Nga nói tiếp : “Rất tiếc cô tên là Nga mà lại không dạy tiếng Nga”. Em hãy cho biết mỗi cô giáo đã dạy tiếng gì? 

Bài 5. Ba thầy giáo Văn, Sử, Hoá dạy 3 môn văn, sử, hoá trong đó chỉ có 1 thầy có tên trùng với môn mình dạy. Hỏi mỗi thầy dạy môn gì, biết thầy dạy môn hoá ít tuổi hơn thầy vă thầy sử.

Bài 6. Tổ toán của 1 trường phổ thông trung học có 5 người : Thầy Hùng, thầy Quân, cô Vân, cô Hạnh và cô Cúc. Kỳ nghỉ hè cả tổ được 2 phiếu đi nghỉ mát. Mọi người đều nhường nhau, thầy hiệu trưởng đề nghị mỗi người đề xuất 1 ý kiến. Kết quả như sau:

1. Thầy Hùng và thầy Quân đi. 

2. Thầy Hùng và cô Vân đi.

3. Thầy Quân và cô Hạnh đi. 

4. Cô Cúc và cô Hạnh đi. 

5. Thầy Hùng và cô Hạnh đi. 

Cuối cùng thầy hiệu trưởng quyết định chọn đề nghị của cô Cúc, vì theo đề nghị đó thì mỗi đề nghị đều thoả mãn 1 phần và bác bỏ 1 phần. 

Bạn hãy cho biết ai đã đi nghỉ mát trong kỳ nghỉ hè đó?
Bài 7. Ba học sinh A, B, C gặp nhau sau giờ học. Cả ba bạn đều bị dính phấn màu lên mặt. Khi gặp nhau, ba bạn nhìn nhau và cùng cười. Mỗi bạn đều nghĩ rằng hai bạn cười nhau, còn mặt mình không bị dính phấn màu. Bỗng nhiên bạn A không cười nữa vì biết mặt mình cũng bị dính phấn. Hỏi bạn đã suy luận như thế nào?
Bài 8. Ở một vương quốc nọ, nhà vua có ba cô công chúa. Chị cả luôn nói thật, cô thứ hai thì lúc thật lúc dối, cô út thì luôn nói dối. Một nhà thông thái được nhà vua hứa gả cho một cô, ông không muốn chọn cô thứ hai (vì còn phải biết đường đối phó chứ). Khi cả ba cô cùng xuất hiện, nhà vua cho ông được hỏi một câu với một trong ba công chúa. Theo bạn thì nhà thông thái phải hỏi câu nào để chọn được vợ như ý muốn?
Bài 9. Trong một ngôi đền cổ có ba vị thần giống hệt nhau. Thần Thật thà luôn nói thật, thần Dối trá luôn nói dối và thần Khôn ngoan lúc nói thật lúc nói dối. Có một nhà hiền triết đến thăm đền. Ông đã hỏi các vị thần và nhận được câu trả lời khi hỏi thần bên trái: - Ai ngồi cạnh ngài? - Đó là thần Thật thà. Ông hỏi thần ngồi giữa: - Ngài là ai? - Ta là thần Khôn ngoan. Sau cùng ông hỏi thần bên phải: - Ai ngồi cạnh ngài? - Đó là thần Dối trá. Nghe xong, nhà hiền triết đã xác định được các vị thần. Hỏi nhà hiền triết đã suy luận như thế nào?
Bài 10. Có 3 cái hộp kín được dán các nhãn: Trắng - Trắng, Đen - Đen và Trắng - Đen. Trong 3 hộp thì một hộp chứa 2 bóng trắng, một hộp chứa 2 bóng đen, hộp còn lại chứa 1 bóng trắng, 1 bóng đen. Biết các nhãn đều dán sai. Hỏi phải lấy ra một quả bóng từ hộp có nhãn nào để chỉ một lần lấy bóng mà không được nhìn vào trong hộp, ta có thể xác định được đúng bóng chứa trong cả 3 hộp?

Bài 11.  Trong một buổi học nữ công, ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm ba bông hoa cúc, đào, hồng. bạn làm hoa hồng nới với Cúc: “ Thế là trong chúng ta chẳng có ai làm loại hoa trùng tên với mình cả!”. Hỏi ai đã làm hoa nào? 

Bài 12. Ngày xưa, ở một nước nọ, có một ông vua gian ác áp bức nhân dân rất dã man. Nhiều người chịu không nổi phải bỏ ra nước ngoài. Để nhăn chặn tình trạng này, ở trạm gác biên giới, đặt ra một cái lệ: “Ai muốn ra khỏi nước thì phải nói một câu. Nếu câu ấy đúng thì người ấy sẽ bị chặt đầu. Còn nếu câu ấy sai thì người ấy sẽ bị treo cổ. Còn nếu nói câu gì để không bị chặt đầu và cũng không bị treo cổ thì được ra khỏi nước”. tên vua hí hửng tưởng rằng theo lệ này thì sẽ giết chết tất cả những ai bỏ ra nước ngoài. Nhưng không ngờ, có một nhà toán học đã đến trạm gác nói một cau và được đi mà không bị chặt đầu cũng không bị treo cổ. hãy xét xem câu nói ấy là gì?

Bài 13. Trong một buổi sinh hoạt của nhóm yêu toán, ba bạn Thái, thúy, Bình được phân công đóng ba vai: vai đội mũ đỏ luôn luôn nói thật, vai đội mũ xanh luôn luôn nói dối, vai đội mũ vàng thì hay nói đùa tức là khi nói thật, khi nói dối. bạn Hoài không biết ai đóng vai gì liền đến hỏi từng bạn rằng: “Bạn thúy đội mũ gì?” và nhận được ba câu trả lời sau.

Thái trả lời: “Thúy đội mũ đỏ”

Bình trả lời: “Thúy đội mũ xanh đấy”

Thúy trả lời: “Tôi đội mũ vàng cơ”hỏi bạn hòa đã suy luận như thế nào để biết được ai đội mũ gì?

Bài 14. Ngày xưa, có lần 3 người thông minh bị một bọn cướp bắt. tên tướng cướp, muốn thử trí thông minh của 3 người, bèn đưa họ vào một hang tối, nói cho họ biết rằng trong hang có 2 mũ xanh và 3 mũ đỏ và cho mỗi người chọn trong bóng tối lấy cho mình một cái mũ đội lên đầu. Sau đó, tên tướng cướp cho đưa ba người ra ngoài ánh sáng và bảo họ: “Bây giờ, cho phép các anh tha hồ nhìn nhau, nhưng không được hỏi nhau. Nếu một người trong các anh nói rđúng là mình đội mũ gì, xanh hay đỏ, thì tất cả 3 người đều được tha!”. Người thứ nhất nhìn hai bạn rồi lắc đầu. người thứ hai nhìn người thứ ba rồi cũng lắc đầu. người thứ ba liền nói rằng mình đội mũ đỏ và cả ba người đều được tha. Hãy giải thích xem những người thông minh đó đã suy nghĩ thế nào?

Bài 15. Trong đại hội cháu ngoan Bác Hồ của tỉnh, bốn bạn Phương, Dương, Hiếu, Nhung có quê mỗi người ở một nơi khác nhau. Trả lời câu hỏi: “Bạn quê ở đâu?” ta nhận được các câu trả lời sau:

Phương: “Dương quê ở Thường Tín, còn tôi ở Ứng Hòa”.

Dương: “Quê tối cũng ở Ứng Hòa, còn quê Hiếu ở Thường Tín:.

Hiếu: “Không, tôi ở Hà Đông, còn Nhung ở Mĩ Đức”.

Cuối cùng Nhung nói: “Tuy các bạn đều nghịch, nhưng trong mỗi câu trả lời của ba bạn trên đây đều có một phần đúng một phần sai”.

Hãy xác định quê của mỗi bạn.

1
1 tháng 6

trong ki thi h/s gioi... co dap an la:

1.Phuong: Quang Trung, Duong: Phuc Thanh, Hieu: Thang Long, Hang: Hiep Hoa.

2. ngoi den co  vi than co dap an la:

Ben phai: Than That Tha

Ben trai: Than Khon Ngoan

Giua: Than Gioi Tra

 

 

31 tháng 5

- > Bác điện hưởng ứng lời bác thợ hàn nên bác Điện không làm thợ hàn.

Suy ra : Bác Điện làm thợ tiện.

              Bác Hàn phải làm thợ điện.

              Bác Điện phải làm thợ hàn.

30 tháng 5

Hột gạo (hạt gạo)

30 tháng 5

Đây là câu đố trí tuệ thường xuất hiện trong thi học sinh giỏi tiếng việt.

Hôm nay, Olm sẽ hướng dẫn các em giải chi tiết dạng này bằng phương pháp tư duy logic như sau:

+ Hột để sống là hột gạo,

+ Khi nấu chín hột gạo được gọi hột cơm

+ Nhà nông nào cũng có thóc gạo

 

đoạn thơ sau gợi cho em cảm xúc gì về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: Đất nghèo nuôi những anh hùng/Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên/Đạp quân thù xuống đất đen/Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa  A.cảm xúc tự hào về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta khi đánh bại bọn xâm lược,nhân dân ta lại lao động xây dựng đất nước B.cảm xúc vui mừng khi thấy...
Đọc tiếp

đoạn thơ sau gợi cho em cảm xúc gì về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: Đất nghèo nuôi những anh hùng/Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên/Đạp quân thù xuống đất đen/Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa 

A.cảm xúc tự hào về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta khi đánh bại bọn xâm lược,nhân dân ta lại lao động xây dựng đất nước

B.cảm xúc vui mừng khi thấy những người lính rất anh hùng ko sợ nguy hiểm dù có phải đầu rơi máu chảy

C.cảm xúc tự hào về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta:bất khuất,anh dũng trước mọi kẻ thù xâm lược và giàu lòng nhân ái

D.cảm thấy tự hào về nhân dân ta luôn mong muốn sống trong hòa bình,hữu nghị làm bạn với các nước khác trên thế giới

giúp mik nữa nha,mik đang ôn đề,gấp lắm.4/6 thi QUANG TRUNG,10/6 thi YÊN THỊNH rùi

1
30 tháng 5

lớp 5 nha

 

biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong hai câu thơ sau có tác dụng gì?                                Nắng mắc võng qua thềm                                Bưởi đánh đu ngoài ngõ A.Gợi tả thiên nhiên tươi đẹp,lung linh,huyền ảo như một xứ sở cổ tích,thần tiên với những hình ảnh tươi vui ngộ nghĩnh,đáng yêu B.Gợi tả thiên nhiên tươi đẹp,rực rỡ sắc màu và ánh sáng như một xứ...
Đọc tiếp

biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong hai câu thơ sau có tác dụng gì?

                               Nắng mắc võng qua thềm

                               Bưởi đánh đu ngoài ngõ

A.Gợi tả thiên nhiên tươi đẹp,lung linh,huyền ảo như một xứ sở cổ tích,thần tiên với những hình ảnh tươi vui ngộ nghĩnh,đáng yêu

B.Gợi tả thiên nhiên tươi đẹp,rực rỡ sắc màu và ánh sáng như một xứ sở thần tiên với những hình ảnh tươi vui ngộ nghĩnh,đáng yêu

C.Gợi tả thiên nhiên gần gũi,sống động có hồn với những hình ảnh tươi vui ngộ nghĩnh,đáng yêu

D.Gợi tả thiên nhiên sống động tươi đẹp,rực rỡ sắc màu và gần gũi với con người như một xứ sở cổ tích

Giúp mik cái này nha cban(thanks)

2
30 tháng 5

đáp án C

30 tháng 5

C nha

tick cho mình nhé

30 tháng 5

*Cách 1:

+Từ láy bộ phận âm đầu: ngoằn ngoèo, khúc khích, đủng đỉnh, lêu nghêu, vi vu, thướt tha, líu lo, rì rầm, cheo leo.

+Từ láy bộ toàn bộ: sừng sững

*Cách 2:

+Tả hình dáng: đủng đỉnh, ngoằn ngoèo, lêu nghêu, sừng sững, thướt tha, cheo leo.

+Tả âm thanh: khúc khích, vi vu, líu lo, rì rầm.

30 tháng 5

- Từ láy: Trắng trong: Láy âm đầu (tr-) và láy vần (-ang)
- Từ ghép:
+  Dép quai hậu: Ghép từ có nghĩa phân loại (loại dép có quai ở phía sau)
+ Xa lạ: Ghép từ có nghĩa tổng hợp (không quen thuộc, xa lạ)
+ Tóc tai: Ghép từ có nghĩa tổng hợp (chỉ chung tóc và các bộ phận liên quan trên đầu)

30 tháng 5

giúp tui với mấy bạn ơi

 

30 tháng 5

a. Các nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ:

- So sánh: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa" - so sánh mặt trời lúc hoàng hôn với hình ảnh hòn lửa đỏ rực, tạo nên ấn tượng về sự rực rỡ và mãnh liệt của thiên nhiên.
- Nhân hóa: "Sóng đã cài then, đêm sập cửa" - gán cho sóng và đêm những hành động của con người, làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thuộc và có hồn.
- Ẩn dụ: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi" - câu hát tượng trưng cho sức mạnh tinh thần, niềm vui lao động của người dân chài, giúp họ vượt qua mọi khó khăn trên biển cả.
b. Cá nhân em thích nhất hình ảnh "Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Bởi vì:

- Hình ảnh giàu sức gợi: Hình ảnh này gợi lên sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, giữa sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất. Câu hát của người dân chài như hòa vào gió, tiếp thêm sức mạnh cho cánh buồm căng lên, đưa con thuyền vượt qua mọi sóng gió.
- Ý nghĩa biểu tượng: Câu hát tượng trưng cho niềm vui lao động, sự lạc quan và tinh thần đoàn kết của người dân chài. Dù phải đối mặt với bao khó khăn, gian khổ, họ vẫn luôn giữ vững niềm tin và hy vọng vào một tương lai tươi sáng.
- Giá trị thẩm mỹ: Hình ảnh này mang đậm chất thơ, tạo nên một bức tranh đẹp về cuộc sống lao động trên biển cả. Âm thanh của câu hát hòa quyện với tiếng gió, tiếng sóng biển tạo nên một bản nhạc hùng tráng, đầy sức sống.