Bài 1. Cho các câu văn: Khi mùa xuân đến, các mầm non ấy vươn mình đứng dậy.
a. Phân tích thành phần câu đã cho .
b. Thành phần chủ ngữ có phải là cụm từ không? Nêu ý nghĩa của thành phần trạng ngữ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Steven can ride a bike.
2. I can play table tennis.
3. Can you speak Japanese?
4. They can't play the guitar.
5. Can I use your cell phone?
Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.
Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.
Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.
Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.
Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.
Cày đồng đang buổi ban trưa mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở cuối câu ca dao đã nhấn mạnh được gì Ý gì\(\)
Hàng tuần vào chiều thứ sáu, lớp tôi sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt tổng kết thi đua. Buổi sinh hoạt này diễn ra trong tiết học cuối cùng và được cô giáo chủ nhiệm giám sát.
Cô giáo yêu cầu lớp trưởng tổng kết lại kết quả thi đua của các tổ, và bạn Hòa lớp trưởng đã đại diện cho cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô giáo yêu cầu Hòa lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Một câu hỏi của Hòa đưa ra đã khiến cả lớp im lặng. Một vài phút sau, Lan Anh - tổ trưởng của tổ ba - đã đưa ra ý kiến của mình về bạn Tùng, một học sinh mới trong lớp. Lan Anh cho rằng Tùng là một cậu bạn nghịch ngợm, thường xuyên bị thầy cô nhắc nhở và ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Lan Anh đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Tùng.
Sau ý kiến phát biểu thẳng thắn của Lan Anh, cả lớp bắt đầu tranh luận. Có bạn đưa ra ý kiến tán thành, có bạn lại phản đối. Trong ấn tương của riêng tôi, dù Tùng có tính cách khá nghịch ngợm, nhưng cậu bạn lại rất tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Đúng lúc này, lớp trưởng đề xuất việc giải quyết vấn đề này:
- "Thưa các bạn cùng cô giáo, trước khi bàn luận tiếp về vấn đề này, tôi xin ghi nhận ý kiến của bạn Lan Anh, và đồng ý với một số quan điểm của bạn. Tùng là một học sinh mới chuyển đến lớp chúng ta không lâu. Quả thật bạn Tùng có tính cách nghịch ngợm, nhưng cậu ấy lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Tùng có thành tích khá nổi trội và thường xung phong trả lời những câu hỏi, bài tập khó của giáo viên. Đối với bạn bè, Tùng cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ như giảng bài cho các bạn học kém, giúp một số bạn đến muộn trực nhật... Nên tôi nghĩ bên cạnh những khuyết điểm, Tùng cũng có rất nhiều ưu điểm cần được ghi nhận và chúng ta nên cho bạn một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm."
Nhờ những dẫn chứng vô cùng thuyết phục của lớp trưởng Hòa, cả lớp bắt đầu tranh luận sôi nổi và những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, Tùng đã tự mình đứng lên kiểm điểm và hứa sẽ cải thiện tình hình.
Cuối cùng, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu cả lớp bỏ phiếu để đưa ra quyết định. Tất cả thành viên trong lớp đều đồng ý cho Tùng một cơ hội sửa chữa. Lan Anh cũng đã thay đổi quan điểm của mình.
Để kết thúc buổi sinh hoạt, Hòa đã trình bày các mục tiêu của tuần mới và buổi sinh hoạt đã kết thúc một cách tốt đẹp.
a. Câu này gồm có 2 thành phần chính:
o Chủ ngữ: "các mầm non ấy" • Vị ngữ: "vươn mình đứng dậy" b. Không, chủ ngữ trong câu này không phải là cụm từ.
Thành phần trạng ngữ trong câu này là "Khi mùa xuân đến", nó được sử dụng để chỉ thời gian xảy ra hành động trong câu. Nó giúp cho người đọc hoặc người nghe hiểu rõ hơn về bối cảnh và thời điểm diễn ra hành động trong câu.