K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2020

vì- phần lớn ở môi trường nhiệt đới, có gió Tín Phong đồng bắc thổi thương xuyên .

-có núi cao thuộc phần hệ thống cooc -đi-e có nhiều núi lửa hoạt đông .

- ven biển là những đồng bằng hẹp .

chúc bạn học tốt !!!

Do nằm trong vùng nhiệt đới, gió đông từ đại tây dương thổi vào gây mưa nhiều ở phía đông, phía tây khuất gió nên mưa ít

30 tháng 4 2020

Khi học xong bài Tiếng Gà Trưa em cảm thấy người bà là một người rất cần mẫn,và hiền lành.Hình ảnh của người bà khắc sâu vào trong tâm trí của người cháu cũng như là em về một hình tượng khó quên.Mà mỗi khi nhớ đến thì lòng của em cứ nao nao những cảm xúc khó lòng mà quên được .Tiếng gọi bà là một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương,chan chứa bao niềm bao dung và ,dịu dàng mà bà dành cho đứa cháu trong bài thơ . Hình ảnh người bà thân quen đã gắn sâu vào trong tiềm thức của đứa cháu,một hình ảnh về người bà  hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà tuy rằng có lúc mắng chửi ,tưởng như là đang ghét,đang giận nhưng vẫn thật ra vẫn cứ hiền hiền như vậy ,vẫn  luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm.... Và qua đó em lại cảm thấy như mình có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh ,người bà trong bài thơ đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu được biểu đạt một cách giản dị nhưng lại thấm đẫm khó phai 
P/s : Bạn có thể tham khảo bài này rồi sau đó cho thêm kính ngữ vào chỗ phù hợp :V

7 tháng 5 2020

Nguyễn Quyết Thắng Thành ngữ chứ ko phải từ láy bn nhé!

28 tháng 4 2020

Xuân Quỳnh là 1 trong những thi sĩ danh tiếng của nước việt nam ta , cô đã sáng tác ra rấ nhiều bài thơ hay , ý nghĩa , tiêu biểu là bài "Tiếng gà trưa" . bài thơ chan chứa thật nhiều ý nghĩa , kể lại kí ức của anh chiến sĩ , nó được bắt nguồn từ tiếng gà trưa . "trên đường hành quân xa/dừng chân bên xòm nhỏ/tiếng gà ai nhảy ổ", đoạn thơ gợi lại trong lòng anh chiến sĩ những kỉ niệm ấu thơ và hình ảnh người bà yên quý cùng những mong ước của tuổi thơ . tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu cửa anh chiến sĩ , từ đó khắc sau vào tình yêu quê hương, đất nước . Đọc bài thơ , em thấy tình yêu quê hương đất nước của anh chiến sĩ xuất phát từ tiếng gà, từ hình ảnh người bà khum tay soi trứng , ... đã dạy cho em tình yêu đất nước không xuât phát từ những điều lớn lao mà từ những điều đã trở nên quen thuộc , bình dị  nhất đối với mỗi người .

bạn nhớ k nhé 

Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. Thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp ,nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người...
Đọc tiếp

Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. Thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp ,nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

1. Văn bản được viết theo thể loại nào?

2. Sự việc chính được kể trong đoạn văn là gì?

3. Chỉ ra 4 từ láy có trong đoạn?

4. Xét về cấu tạo, hai câu in đậm trong đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của hai câu đó?

5. Hãy chỉ ra các hình ảnh tương phản trong đoạn văn và nêu tác dụng?

3
2 tháng 5 2020

                                        (:TRƯỚC TIÊN BẠN CHO MÌNH NHA:)

1.thể loại văn nghị luận

2.sự việc chính ở trên là hình ảnh người dân  đang ra sức bảo vệ khúc đê làng X  không bị vỡ

3.tầm tã,ai ai,lướt thướt,...

4. mình không thấy câu in đậm nên thôi

5.bài này thiếu h.ảnh tương phản nhé bạn chúc bạn học tốt(:v)

2 tháng 5 2020

bạn cho mình mọt đúng nhất nha

29 tháng 4 2020

Một xã hội chỉ thực sự phát triển khi các cá nhân, tập thể trong xã hội đó hoàn thiện cả về tư duy và nhận thức. Đặc biệt ở đây, ta không thể không kể đến vai trò của gia đình trong việc xây dụng xã hội. Gia đình được coi là nền tảng thúc đẩy cho xã hội ngày một lớn mạnh.

Gia đình là tế bào của xã hội. Đó là nơi để mọi thành viên có thể chung sống, sinh hoạt cùng nhau. Một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống.

Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Đó là một môi trường tốt giúp cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và tư duy. Trẻ em chính là mầm non của xã hội, là tương lai của đất nước. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa là người bạn để các em sẻ chia, tâm sự. Mỗi khi gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp.Tuy nhiên nhiều cha mẹ lại mai mê kiếm sống mà lơ là việc quản lý giáo dục con. Điều này dễ làm cho con em họ bị tiêm nhiễm, sa ngã vào những thói hư tật xấu của xã hội. Các em ăn chơi, đua đòi theo nhóm bạn bè xấu. Nhiều em vì nghe lời rủ rê của kẻ xấu mà bỏ nhà, trộm cắp, cướp giật, … Đã có rất nhiều em vì không được bố mẹ quan tâm mà trở nên hư hỏng.

Đồng thời, ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều trẻ em lớn lên thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, gia đình. Có thể là do các em từ nhỏ đã mất cha mẹ, hoặc cũng có thể là do hôn nhân tan vỡ, … Các em chịu nhiều thiệt thời so với những người bạn đồng trang lứa, đôi khi cảm thấy tủi thân khi bị bạn bè chế giễu, bắt nạt. Lúc nào các em cũng kháo khát tình cảm gia đình.

Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình.

12 tháng 5 2020

Nói đến hạnh phúc gia đình chúng ta thường mô tả bằng những từ thật đẹp đẽ và được thể hiện qua những giá trị đạo đức rất đáng trân trọng như tình yêu, lòng chung thuỷ, tình nghĩa vợ chồng, lòng yêu thương, hi sinh cho con cái, sự quý trọng, hiếu lễ của con cháu với cha mẹ, ông bà… Điều đó là đúng, nhưng đồng thời hạnh phúc gia đình cũng được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi của gia đình. Vì vậy, chúng ta không thể xem nhẹ ý nghĩa của bữa cơm hàng ngày đối với việc xây dựng hạnh phúc gia đình.

Ông cha ta thường nói bữa cơm gia đình đơn sơ, đạm bạc nhưng cơm dẻo canh ngọt, mùa hè có bát cạnh rau cải ngọt ăn với vài miếng đậu phụ sao mà ngon thế? Mùa đông thì cơm nóng canh sốt, tuy chẳng phải là cao hương mỹ vị nhưng thật phù hợp với yêu cầu của các thành viên. Vì sao vậy? Bởi vì bữa cơm tuy không có nhiều món ăn cầu kì đắt tiền, nhưng thường người nấu ân, trước hết là người vợ, người mẹ luôn quan tâm đến sở thích của chồng con: con nhỏ thích ăn trứng rán, chồng thích vài miếng thịt luộc ăn với đĩa dưa chua, bát canh riêu cá nấu dấm chua. Mùa hè, cả nhà thích ăn đậu phụ với rau muống luộc, có bát canh đánh dấm chua, chấm với nước mắm chanh, ớt, tỏi… Thỉnh thoảng cả nhà mới có bữa ăn "cải thiện", giò chả cho trẻ con, hay nem rán, thịt quay cho người lớn… Như vậy bữa ăn gia đình trước hết là phù hợp với khẩu vị từng người, từng gia đình, tuy có chiếu cố đến số đông, nhưng không quên có thành viên không thích ăn món này, món kia, để chú ý cho họ có cái gì ăn phù hợp. Ăn bữa cơm, mỗi người được thoả mãn nhu cầu vật chất của minh thấy vui vẻ, phấn chấn, ăn ngon, ăn no, và rất thoải mái trong khi ăn, thích ăn gì thì gắp, tự do lựa chọn, không phải khách sáo. Đồng thời, qua bữa cơm lại giáo dục cho mỗi thành viên, đặc biệt là trẻ em, biết nhường nhịn, có miếng gì ngon cần chú ý để phần cho người khác, không dành lấy ăn hết. Đó là cách giáo dục cụ thể, thiết thực, đời thường, về ý thức san sẻ vui thú hay khổ đau giữa anh em trong gia đình rồi sau toả rộng ra ngoài xã hội, cộng đồng.

Bữa cơm là dịp cả gia đình đoàn tụ sau một ngày sống xa nhau, người lớn làm việc, trẻ em đi học. Hiện nay, có nhiều gia đình, buổi trưa cha mẹ ăn ở cơ quan, con lại ăn ở lớp học bán trú. Cả ngày chỉ đến buổi tối cả gia đình mới lại gặp nhau ở bữa ăn, chuyện trò hàn huyên, thông tin cho nhau về những sự kiện diễn ra trong ngày: con cái đi học điểm bài ra sao, bố mẹ ở cơ quan xí nghiệp cố chuyện gì đáng lưu ý… Tất nhiên, lúc ăn nên nói để tránh quá ồn ào, nói bắn hạt cơm sang người bên cạnh… Nhưng rõ ràng bắt đầu bữa cơm là chuyện trò rộn rã và sau bữa cơm lại những câu chuyện dài hơn. Rổỉ sau đó con cái đi học bài, đi ngủ sớm, bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, tắm giặt, xem ti vi mỗi người một việc. Do vậy, nếu không có những phút tụ tập cả gia đình xung quanh mâm cơm thì họ chẳng còn lúc nào gặp đu mặt nhau để hàn huyên. Cũng vì vậy đến bữa ăn, khi thiếu một thành viên nào, mọi người đều nhắc nhở, hỏi thăm lí do vì sao chưa về ăn cơm… Bữa cơm ăn tại gia đình khác ăn ở khách sạn, hàng quán, nơi đó sang trọng hơn, đẹp đẽ hơn, nhưng tại gia đình trong khung cảnh sống quen thuộc, gần gũi, với cách nấu ăn, món ăn quen thuộc lại tạo nên sự ấm cúng đặc biệt.

Hạnh phúc gia đình được xây dựng đem giản như vậy đó! Nhưng để có được hạnh phúc đơn giản ấy, thì người chủ gia đinh, đặc biệt người phụ nữ, cần chăm lo cho bữa ăn có ý nghĩa thật sự. Những món ăn không phải cầu kì, nhưng cách chọn, cách nấu cần phù hợp với sở thích các thành viên, vừa với túi tiền gia đình, vừa sạch sẽ, ngon lành (nghệ thuật nấu ăn rất có ý nghĩa ở đây, kể cả có chút tài khéo léo bày biện trông đẹp mắt, ngon miệng, không quá xô bồ, thô kệch), biết đổi món ăn cho phù hợp với thời tiết nóng, lạnh. Không chỉ chú ý đến sở thích của các thành viên mà quan tâm lưu ý đến sức khoẻ từng người, gặp lúc ốm đau, mệt mỏi, đau bụng, tiêu hoá không tốt… để mỗi thành viên ngồi vào mâm cơm thấy có thể ăn một chút gì đó dù ốm đau (cháo, mì cho người ôm…) khiến họ rất cảm kích trước sự chăm nom, săn sóc của gia đình, đặc biệt của người vợ, người mẹ.

Tổ chức tốt bữa ăn thường ngày trong gia đình không chỉ là cung cấp năng lượng vật chất cần thiết cho sự sinh tồn của các thành viên, bồi dưỡng sức khoẻ cho họ mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần tâm lí, tình cảm sâu sắc. Đó là sự quan tâm đến tâm trạng vui buồn của mỗi cá nhân, là vun đắp những mối quan hệ tình cảm ấm áp giữa các thành viên. Đó cũng chính là hạnh phúc gia đình đơn sơ, mộc mạc nhưng lại đáng quý biết bao!

28 tháng 4 2020

b-nhé-bạn

30 tháng 4 2020

C bạn nhé

1 tháng 5 2020

B.ong xanh khẽ vỗ cánh

1 tháng 5 2020
Đứng trước tổ dế Chỉ xác định vị trí
27 tháng 4 2020

Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

#Hoc Tot

27 tháng 4 2020

Qua những áng văn chương, chúng ta đã được thưởng thức biết bao nét đẹp của nhiều vùng đất nước. Ở miền Bắc, tiêu biểu là Hà Nội, có cốm Vòng thơm dẻo, có mùa xuân dịu dàng... Ở miền Nam, tiêu biểu có Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh - cảnh ngọc ngà, người nhân hậu... Còn ở miền Trung, vùng đất ở giữa thân hình Tổ quốc Việt Nam - cố đô Huế thì sao ? Nhiều nghệ sĩ xưa và nay từng gọi Huế là vùng đất mộng và thơ. Một trong những chất mộng và thơ ấy của Huế là kho tàng những bài ca dao - dân ca, là những cuộc biểu diễn và thưởng thức ca nhạc Huế trên sông Hương vào những đêm trăng trong, gió mát. Đấy là một nét đẹp văn hoá của xứ Huế. Đọc bài bút kí Ca Huế trên song Hương của Hà Ánh Minh, chúng ta sẽ được tham dự, thưởng thức một sinh hoạt đậm màu sắc văn hoá độc đáo của vùng đất miền Trung ruột thịt ấy. Vì là bút kí - một thể văn xuôi trữ tình - nên bài văn không có bố cục chặt chẽ. Ngôn từ, hình ảnh cứ tự nhiên buông thả, trôi theo dòng suy nghĩ, cảm xúc của người viết. Đọc văn, chúng ta cũng có cảm giác được trôi theo ý, tình của tác giả, để cùng tác giả suy nghĩ, rung động trong tiếng nhạc, lời ca xứ Huế, trôi trên sông nước Hương Giang, trôi trong ánh trăng thanh, hơi gió mát... "Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò...". Tác giả Hà Ánh Minh nhận xét như thế. Và đã điểm qua một số làn điệu dân ca Huế với những đặc điểm nổi bật đáng ghi nhớ : chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã. Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện thì gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Ngoài ra còn có các điệu lí như lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam,... Tuy mỗi làn diệu mang âm sắc, tiết tấu khác nhau, nhưng dường như dân ca xứ Huế đều giống nhau là : "Thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế". Tâm hồn ấy như thế nào ? Phải chăng đó là tình yêu quê hương, đất nước, là tình người nhân hậu tliuỷ chung, là những khát vọng về cuộc sống luôn được ấm no, hạnh phúc,... hoà trong tâm hồn Việt Nam ở mọi miền đất nước ? Sau khi suy ngẫm, tìm hiểu về kho tàng các điệu hò, bài hát dân gian xứ Huế, chúng ta được tác giả đặt xuống thuyền rồng, tham dự một đêm trâng nghe ca nhạc Huế. Chiếc thuyền đẹp quá, sang trọng nữa chứ ! Có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dùng cho vua chúa. Giữa thuyền là "một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên...". Tuy nhỏ, nhưng con thuyền vẫn đủ không gian của một sân khấu ca nhạc. Điều khác sân khấu trong rạp là khán giả và người biểu diễn cận kề bên nhau thân mật như người nhà. Trước khi thưởng thức ca nhạc, ta hãy ngắm nhìn các diễn viên. Đấy cũng là những con người đẹp quý và không kém sang trọng ! Các ca công nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Nhìn ra không trung, cảnh Huế hoà với con người, chiếc thuyền cũng dẹp và thơ mộng làm sao. "Trăng lên. Gió mơn man, dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng...". Ngòi bút miêu tả và biểu cảm của tác giả êm nhẹ, trong trẻo và say đắm mơ mộng làm sao ! Thưởng thức ca nhạc như thế đúng là một sinh hoạt văn hoá dân gian, khác hẳn nghe ca nhạc trong rạp hát hoặc bàng, đĩa tại gia đình... Sinh hoạt văn hoá dân gian thường mang tính nguyên hợp, nghĩa là nó hoà đồng, tổng hợp, mà ở đó, không gian, người diễn xướng và người thưởng thức... đồng hiện, gắn bó với nhau tạo nên bức tranh cuộc sống sinh động, lôi cuốn. Buổi diễn xướng bắt đầu. Cả không gian, ánh trăng, mặt nước, lòng người cùng bừng lên bới những âm thanh của các loại nhạc khí hoà hợp với giọng ca dìu dặt, uyển chuyển của các ca công. Những bản nhạc cổ mang những cái tên độc đáo : "lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ..." ngân lên dưới các ngón đàn tài hoa, trau chuốt "nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi...". Tiếng đàn khoan nhặt làm xao động tận đáy hồn người. Những lời ca cũng ngân lên hoà trong thanh sắc của tiếng đàn, nhịp phách. Khúc điệu Nam - Nam ai, Nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn. Khúc tứ đại cảnh mang âm hướng điệu Bắc pha điệu Nam không buồn không vui mà làng lủng biết bao nỗi niềm. Tất cả, âm thanh, lời hát, ánh trăng, sóng nước, tâm hồn người nghệ sĩ và người thưởng thức hoà quyện với nhau khi sôi nổi, tươi vui, lúc bâng khuâng, tiếc thương, ai oán, khi thong thả, trang trọng, lúc dồn dập, thiết tha gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch,... Nhà văn Hà Ánh Minh thật tinh tế, đắm say khi vừa miêu tả phong cảnh, vừa ghi âm các bản nhạc, lời ca, vừa suy ngẫm, nhận diện tên các tác phẩm dân gian đặc sắc xứ Huế. Hoà trong cảm nhận, nghĩ suy ấy của tác giả, chúng ta hiểu thêm nhiều điệu thức, bài ca độc đáo của Huế mộng và thơ. Những nét độc đáo ấy được hình thành từ đâu mà đa dạng, phong phú thế ? Theo tác giả "Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và diệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc...". Ca Huế là sự hoà quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Vì thế, thưởng thức ca Huế, nhất là trong khung cảnh đêm trăng ngời sáng, trên sông nước Hương Giang bồng bềnh, cận kề ngay cạnh các nghệ sĩ nam thanh nữ tú là một thú vui tao nhã đầy sức quyến rũ. Nói khác đi, đây là một sinh hoạt văn hoá thanh cao, lịch sự, dễ gây được cảm tình và lòng yêu mến giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Hà Ánh Minh, người viết văn bản này, người được trực tiếp dự một đêm ca Huế trên sông Hương đã cảm nhận được vẻ đẹp như thế về con gái Huế, và chắc cũng đã nhiều phút xao xuyến, đắm say, yêu mến những bài ca, khúc nhạc, ánh trăng, mặt nước, con thuyên rồng, đất trời cùng tất cả con người xứ Huế. Còn chúng ta đọc bài bút kí này, dự một đêm ca Huế trên sông Hương, qua ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu, ý và tình của văn chương, cũng thấy lòng bồi hồi thích thú. Ca Huế vốn phong phú đa dạng. Cảnh và người xứ Huế mộng và thơ. Tác giả đã sử dụng ngòi bút miêu tả hài hoà với kể chuyện ; biểu ý hài hoà với biểu cảm, liệt kê được khá nhiều danh từ gọi tên các bài ca, các khúc nhạc, nhạc cụ ; hài hoà với nhiều tính từ, động từ đặc tả tính chất, động tác ; câu văn dài ngắn, khoan nhật, co duỗi, lên bổng, xuống trầm,... đã tái hiện được một bức tranh sinh động của đêm nghe ca Huế trên sông Hương. Nghệ thuật ấy, ý và tình ấy phần nào đã tương xứng với những nét đẹp văn hoá của xứ Huế... Qua văn bản Ca Huế trên sông Hương, chúng ta hiểu thêm một sinh hoạt văn hoá độc đáo của xứ Huế, biết thêm nhiều điều về kho tàng dân ca, ca nhạc ở vùng đất cố đô... Từ đó, chúng ta thêm yêu mến, tự hào vẻ một địa danh miền Trung của Tổ quốc chúng ta - Huế mộng và thơ - yêu mến thêm những bài ca, điệu nhạc hài hoà chất dân dã và chất cung đình của Huế, cũng như vốn từ ngữ, lối hành văn khá trau chuốt, tinh tế ; hài hoà nét giản dị và vẻ đẹp tao nhã của chính tác giả thể hiện trên trang sách. Cảm ơn đêm trăng - sông Hương - ca Huế ! Cảm ơn tác giả Hà Ánh Minh !

1 tháng 5 2020

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.

Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

2 tháng 5 2020

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một truyền thống lâu đời của nước ta. Nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Một năm... hai năm... ba năm..cứ trôi qua nhưng nó vẫn giữ nguyên truyền thống tốt đẹp từ lâu của mỗi con người việt nam ta. Nó còn luôn giữ lại những đức tính tốt đẹp và phải nhớ là luôn cố gắng để giữ gìn những truyền thống đó thật lâu. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên, muôn hình vạn trạng, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi hơn nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ Quốc, tình yêu thương và cả niềm hy vọng. Tình yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, con người.Tổ Quốc ơi..,thật là đẹp quá đi, đâu đây vang vọng ra những tiếng nói của người có lòng yêu nước. Gió, mưa, bão bùng,..thì nó vẫn vẫn là một sức mạnh của tinh thần yêu nước. Nói chung là nếu chúng ta có lòng yêu nước và luôn giữ lấy lòng yêu nước đó thì ta sẽ mãi mãi có tất cả những thứ mà ta mong muốn.                                                         CAU ĐẶC BIỆT:  một năm...hai năm...ba năm,  tổ quốc ơi,   gió mưa bão bùng

27 tháng 4 2020

Viết đoạn ngắn khoảng 5 câu nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông là một vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán, Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung Từ đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

27 tháng 4 2020

xin lỗi bạn mình viết dài quá rồi nhỉ \(-_-)/