ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÍ 9
⦁ Trắc nghiệm:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều?
A. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
C. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên tác dụng hoá học của dòng...
Đọc tiếp
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÍ 9
⦁ Trắc nghiệm:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều?
A. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
C. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên tác dụng hoá học của dòng điện.
D. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên tác dụng cơ học của dòng điện.
Câu 2: Mắt người mắc tật cận thị là mắt có đặc điểm nào sau đây?
A. Không nhìn rõ được các vật ở gần mắt.
B. Không nhìn rõ được các vật ở xa mắt.
C. Chỉ nhìn rõ được các vật ở xa mắt.
D. Chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50cm trở ra.
Câu 3: Với cùng một công suất điện được truyền tải đi trên cùng một đường dây tải điện. Nếu hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tăng 4 lần thì:
A. Công suất hao phí trên đường dây tải điện đó tăng 16 lần.
B. Công suất hao phí trên đường dây tải điện đó giảm 4 lần.
C. Công suất hao phí trên đường dây tải đó giảm 16 lần.
B. Công suất hao phí trên đường dây tải điện đó tăng 4 lần.
Câu 4: Dòng điện xoay chiều không có tác dụng nào sau đây?
A. Tác dụng sinh lý. B. Tác dụng nhiệt.
C. Tác dụng hóa học. D. Tác dụng quang.
Câu 5: Có một bóng đèn mắc vào hiệu điện thế 24V không đổi, đèn sáng bình thường. Thay bằng nguồn điện xoay chiều cũng có hiệu điện thế 24V, độ sáng đèn sẽ như thế nào?
A. Sáng mờ hơn.
B. Không sáng vì đèn này không thể mắc vào nguồn điện xoay chiều.
C. Sáng nhiều hơn bình thường .
D. Vẫn sáng bình thường.
Câu 6: Trong trường hợp nào dưới đây mắt phải điều tiết mạnh nhất:
A. Nhìn vật dặt gần mắt hơn điểm cực cận.
B. Nhìn vật ở điểm cực viễn.
C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.
D. Nhìn vật ở điểm cực cận.
Câu 7: Hằng quan sát một cây thẳng đứng cao 12m cách chỗ Hằng đứng 25m. Biết màng lưới mắt của Hằng cách thể thủy tinh 2cm. Chiều cao ảnh của cây hiện trên màng lưới mắt của hằng là bao nhiêu?
A. 9,6cm B. 9,6m C. 0,48m D. 0,48cm
Câu 8: Để làm giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng:
A. hiệu điện thế hai đầu đường dây. B. công suất nguồn cần truyền tải
C. tiết điện của dây tải điện. D. điện trở của dây tải điện.
Câu 9: Cuộn sơ cấp của 1 máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 120 vòng. Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp 1 hiệu điện thế 220V. Hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn thứ cấp là
A. 6V B. 12V C. 3V D. 8066V
Câu 10: Trên vành đỡ của một kính lúp có ghi con số 2,5X (sô bội giác của kính lúp). Kính lúp này có tiêu cụ là:
A. 25cm. B. 5cm. C. 2,5cm. D. 10cm.
Câu 11: Biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và nước, I là điểm tới, SI là tia tới, IN là pháp tuyến. Đường truyền của tia sáng từ không khí sang nước là
Câu 12: Dòng điện xoay chiều là:
A. dòng điện có chiều từ trái qua phải. B. dòng điện không đổi.
C. dòng điện luân phiên đổi chiều. D. dòng điện có một chiều cố định.
II. Tự luận:
Câu 1: Có hai đường dây tải điện tải đi cùng một công suất điện với dây dẫn cùng tiết diện, làm cùng bằng một chất. Đường dây thứ nhất có chiều dài 100 km và hiệu điện thế ở hai đầu dây là 100 000kV. Đường dây thứ hai có chiều dài 200 km và hiệu điện thế 200000 kV. So sánh công suất hao phí vì toả nhiệt Php1 và Php2 của hai đường dây?
Câu 2:
a. Vì sao không thể dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế?
b. Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây dẫn sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần?
Câu 3:
a. Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220 V xuống còn 6V và 3V. Cuộn sơ cấp có 4000 vòng. Tính số vòng của các cuộn thứ cấp tương ứng.
b. Nếu đặt vào hai đầu của một cuộn dây (gọi là cuộn sơ cấp) một hiệu điện thế xoay chiều thì bóng đèn mắc ở hai đầu cuộn dây kia (gọi là cuộn thứ cấp) có sáng lên không? Tại sao?
Câu 4: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm, điểm B nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OB = 8cm.
a. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính đã cho theo đúng tỉ lệ.
b. Dựa vào kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính.