Câu 10. Theo em, những phương diện thể hiện giá trị nhân đạo của đoạn trích là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cày đồng đang buổi ban trưa mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở cuối câu ca dao đã nhấn mạnh được gì Ý gì\(\)
Hàng tuần vào chiều thứ sáu, lớp tôi sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt tổng kết thi đua. Buổi sinh hoạt này diễn ra trong tiết học cuối cùng và được cô giáo chủ nhiệm giám sát.
Cô giáo yêu cầu lớp trưởng tổng kết lại kết quả thi đua của các tổ, và bạn Hòa lớp trưởng đã đại diện cho cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô giáo yêu cầu Hòa lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Một câu hỏi của Hòa đưa ra đã khiến cả lớp im lặng. Một vài phút sau, Lan Anh - tổ trưởng của tổ ba - đã đưa ra ý kiến của mình về bạn Tùng, một học sinh mới trong lớp. Lan Anh cho rằng Tùng là một cậu bạn nghịch ngợm, thường xuyên bị thầy cô nhắc nhở và ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Lan Anh đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Tùng.
Sau ý kiến phát biểu thẳng thắn của Lan Anh, cả lớp bắt đầu tranh luận. Có bạn đưa ra ý kiến tán thành, có bạn lại phản đối. Trong ấn tương của riêng tôi, dù Tùng có tính cách khá nghịch ngợm, nhưng cậu bạn lại rất tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Đúng lúc này, lớp trưởng đề xuất việc giải quyết vấn đề này:
- "Thưa các bạn cùng cô giáo, trước khi bàn luận tiếp về vấn đề này, tôi xin ghi nhận ý kiến của bạn Lan Anh, và đồng ý với một số quan điểm của bạn. Tùng là một học sinh mới chuyển đến lớp chúng ta không lâu. Quả thật bạn Tùng có tính cách nghịch ngợm, nhưng cậu ấy lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Tùng có thành tích khá nổi trội và thường xung phong trả lời những câu hỏi, bài tập khó của giáo viên. Đối với bạn bè, Tùng cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ như giảng bài cho các bạn học kém, giúp một số bạn đến muộn trực nhật... Nên tôi nghĩ bên cạnh những khuyết điểm, Tùng cũng có rất nhiều ưu điểm cần được ghi nhận và chúng ta nên cho bạn một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm."
Nhờ những dẫn chứng vô cùng thuyết phục của lớp trưởng Hòa, cả lớp bắt đầu tranh luận sôi nổi và những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, Tùng đã tự mình đứng lên kiểm điểm và hứa sẽ cải thiện tình hình.
Cuối cùng, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu cả lớp bỏ phiếu để đưa ra quyết định. Tất cả thành viên trong lớp đều đồng ý cho Tùng một cơ hội sửa chữa. Lan Anh cũng đã thay đổi quan điểm của mình.
Để kết thúc buổi sinh hoạt, Hòa đã trình bày các mục tiêu của tuần mới và buổi sinh hoạt đã kết thúc một cách tốt đẹp.
- vứt rác đúng nơi quy định
- hạn chế xài bao nilon
- hạn chế đi phương tiện riêng, sử dụng phương tiện công cộng để hạn chế khí
- tiết kiệm điện, nước
- sử dụng sản phẩm có thể tái chế, thân thiện với môi trường
- trồng nhiều cây xanh
Dàn ý: Vào vai Sơn Tinh kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
1. Mở Bài
Giới thiệu chung về câu chuyện qua lời kể của Sơn Tinh
2. Thân Bài
- Kể về sự việc vua Hùng thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương, con gái của mình
- Kể về diễn biến sự việc tranh giành Mị Nương của Sơn Tinh và Thủy Tinh:
+ Hai người cùng đến cầu hôn, một người ở vùng non cao, một người ở vùng biển
+ Vua tổ chức cuộc thi tài nhưng không tìm được ra người chiến thắng
+ Vua ban hành sính lễ cầu hôn, Sơn Tinh mang đầy đủ lễ vật đến trước và được rước Mị Nương về
+ Thủy Tinh căm phẫn, không phục chiến thắng của Sơn Tinh nhưng cũng không thể thay đổi được kết cục.
3. Kết Bài
Nêu cảm nghĩ của nhân vật Sơn Tinh
Truyền thống tương thân tương ái là một nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng quê nghèo. Những người sống trong những vùng quê nước chúng ta luôn giữ vững tình đoàn kết, từ công việc lao động hàng ngày đến những khoảnh khắc sinh hoạt tập thể. Hãy cùng đón đọc câu chuyện về truyền thống tương thân tương ái thông qua gia đình anh Đức và ngôi làng miền quê yên bình nơi anh sinh sống.
Làng Cỏ Xanh tọa lạc bên bờ sông Hồng, nơi mà con sông này chảy vào đất Việt Nam. Tại đây, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và đánh cá. Hàng ngày, họ cần phải lao động vất vả để kiếm sống. Tuy nhiên, dù cuộc sống khó khăn, họ vẫn không quên tình đoàn kết, sẻ chia cùng nhau.
Ông Đức là người đầu làng, một người có uy tín và được mọi người trong làng kính trọng. Anh đã gắn bó với Cỏ Xanh từ thuở còn bé, góp công sức mình để làng đổi thay, có nhiều tiến bộ hơn. Những ngày mùa màng bội thu, ông Đức và người dân làng lại tổ chức những cuộc hát kéo quân, giao lưu giúp làng Cỏ Xanh thêm ấm cúng, tình cảm đoàn kết, tương thân tương ái ngày càng thắm thiết hơn.
Gia đình anh Đức sống trong một ngôi nhà sàn truyền thống đậm chất quê hương Việt Nam. Vợ anh là bà Chín, một người vợ đảm đang, hiền lành. Họ có ba người con, đều đã trưởng thành và sinh sống gần nhà. Dù rời xa làng, nhưng họ vẫn giữ tâm tình với nơi ấy và trở về thường xuyên, nhạo các hoạt động giúp đỡ nhau, tăng cường tình đoàn kết với nhau.
Một hôm, ông Đức được tin láng giềng làn bên bị tai nạn nghiêm trọng, không thể lao động được trong mấy tháng. Ông đã tự giác đến giúp đỡ gia đình láng giềng, từ việc chăm sóc, hỗ trợ sinh hoạt cho đến việc giúp làm ruộng đánh cá. Mọi người trong làng cũng nhanh chóng nhận được tình cảm đoàn kết mà ông Đức muốn truyền tải, họ đã tụ hợp lại, xây dựng một kế hoạch giúp đỡ gia đình láng giềng. Nhờ vào sự đồng lòng, dù cuộc sống ở đây không giàu có, nhưng người dân làng Cỏ Xanh vẫn cùng chung sức, tạo nên một bức tranh quê hương đoàn kết, tương thân tương ái. Đây đích thị là một nét đẹp tiêu biểu của lòng hiếu khách, yêu thương quê hương của người Việt Nam.
Câu chuyện về gia đình ông Đức và làng Cỏ Xanh là một minh chứng rõ nét về truyền thống tương thân tương ái ở miền quê Việt Nam. Mỗi ngày trôi qua, mọi người dân làng lại càng hiểu và trân trọng hơn tình đoàn kết giữa họ. Họ cùng nhau góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Cuộc sống bình dị, đượm ấm giữa những người dân thân yêu là bài học về tình người mà mỗi người trong chúng ta nên học tập và tự hào.
Dân tộc ta có một truyền thống tương thân tương ái. Truyền thống này đã được ông cha ta và người dân Việt đúc kết lại, phát huy và giữ gìn nó. Tương thân tương ái có nghĩa là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cố gắng giúp đỡ nhau, lá rách ít đùm lá rách nhiều mà không cần mong đợi sự đền đáp. Sự tương thân tương ái trong cuộc sống hàng ngày được biểu hiện rất rõ. Ví như trong học tập, ở môi trường có bạn bè, thầy cô. Những học sinh giúp đỡ nhau trong học tập bằng cách cùng nhau cố gắng học hành, cùng nhau đi lên. Các em cố gắng học tập, nếu thấy bạn học yếu hơn mình hoặc chưa hiểu chỗ nào thì có thể chỉ ra cho bạn, để bạn hiểu hơn về bản chất của bài học. Nhưng tuyệt đối không được cho bạn chép bài, bởi như vậy là hại bạn chứ không phải giúp bạn. Các em phải cố gắng cùng nhau đi lên trong học tập, như vậy là thể hiện tinh thần tương thân tương ái. Bên cạnh đó, khi các thầy cô chăm lo, quan tâm đến các em học sinh của mình, đó cũng là thể hiện tinh thần tương thân tương ái. Thầy cô quan tâm đến hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng cũng như việc học hành của các em, sẽ giúp cho các em học sinh cảm thấy ấm áp tình người, từ đó cố gắng học tập tốt hơn để thầy cô và bạn bè được vui lòng. Còn bên ngoài xã hội, tinh thần tương thân tương ái là rất cần thiết. Bởi mỗi người một hoàn cảnh không ai giống ai. Có những con người sinh ra đã sống trong sự giàu sang, nhưng người khác thì lại bất hạnh, không đủ cơm ăn áo mặc mỗi ngày. Sự chênh lệch giàu nghèo trên xã hội hiện nay là một vấn đề rất lớn. Vậy nên cơ quan chức năng cũng đang rất cố gắng hỗ trợ những con người, cũng như gia đình có hoàn cảnh khó khăn để họ có cuộc sống đỡ khốn khổ hơn. Nhưng cũng cần phải cảm ơn những cá nhân có điều kiện kinh tế, họ là những mạnh thường quân có tâm, có đức, có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ người khác. Họ không chỉ bỏ thời gian, tiền bạc, công sức của chính bản thân mình để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, mà còn huy động những người cùng có điều kiện như mình để chia sẻ phần nào sự khổ đau của những người dân nghèo, khó khăn. Những con người như vậy thật đáng quý, bởi những gì họ có không phải tự nhiên mà đạt được, cũng phải trải qua sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, nhưng họ sẵn sàng chia sẻ những gì họ có đến những người khác, điều này thật đáng quý biết bao. Tương thân tương ái là một tinh thần hết sức cao quý, tốt đẹp và có ý nghĩa. Nếu như chúng ta ai cũng có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình thì khi đó, xã hội sẽ trở nên ấm áp, tốt đẹp biết bao nhiêu. Vì vậy mỗi người hãy cố gắng phát huy tinh thần tương thân tương ái, truyền thống của dân tộc, góp phần vì một đất nước tươi đẹp hơn.
TÍCH MÌNH NHA