K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2018

"Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người nông dân sống lẻ loi "một mình", làm ăn “lận đận" vất vả giữa cuộc đời."Thân cò", lúc thì "ăn đêm", lúc thì "đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt", lúc thì "lên thác xuống ghềnh". Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời "lận đận một mình", "lên thác xuống ghềnh" của "thân cò" đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã "bấy nay" trải qua bao năm tháng giữa chốn "nước non" mênh mông:

"Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay".

Lời ai oán của "thân cò", của người nông dân đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:

"Ai làm cho bể kia đẩy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cỏ con?"

"Bể đầy", "ao cạn" là hai biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc. "Ai" là đại từ nhân xưng. "Ai làm" là lời ám chỉ, tố cáo tầng lớp thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ, "cho gầy cò con". Đời cha mẹ đã "lận đận", đời con càng đói rét, bị bóc lột đau thương.

Chữ "cho" được điệp lại ba lần: "Ai làm cho..., cho ao kia, cạn, cho gầy cò con" như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: "Đầy", "cạn", "gầy" bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

15 tháng 8 2018

chẳng biết có đúng không nữa.

13 tháng 8 2018

Từ xưa đến nay ,xã hội chúng ta luôn cần những người có đức tính giản dị .Tại sao đức tính này lại được coi trọng như vậy trong khi đất nước đang phát triển thu nhập của mỗi người ngày càng cao nhưng vẫn phải giản dị .Để biết được tại sao nó quan trọng vậy hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết thế:giản dị là gì để biết thêm về đức tính của nó nhé.

Các bạn có biết  giản dị là gì ?

Giản dị là lối sống không cầu kì ,không chạy đua theo xu hướng của xã hội mà theo đó là cách sống phù hợp với hoàn  cảnh của mình .Giản dị luôn là lối sống được đề cao .Giản dị được thể hiện qua nhiều phương diện chứ không phải ở một phương diện nào cả ,tiêu biểu như : giản dị trong lối sống,giản dị trong phong cách ăn mặc ,giản dị trong việc đối xử với người khác hay giản dị trong lời nói…còn có rất nhiều loại giản dị khác .Đây là câu trả lời cho câu hỏi : giản dị là gì .Tại sao phải giản dị ,các bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi này chưa.

Người đức tính giản dị có tác dụng như thế nào trong cuộc sống ?

Đầu tiên ta nói ở đây về người giản dị trong lối sống .Việc họ giản dị sẽ tiết kiệm được thời gian cho mình Vì sao vậy ,bởi họ không cầu kì trong cách ăn mặc ,hay cách ăn uống ,họ thoải mái trong các vấn đề này nên thọ sẽ không bị mất thời gian quá nhiều trong việc này giúp họ có thêm nhiều thời gian hơn để làm cac việc khác.Ngoài ra tính giản dị  ,không đùa đòi giúp chúng ta được mọi người tôn trọng  vì ta sẽ không có những hành động coi thường người khác ,nó góp phần giúp ta có thêm nhiều người bạn và cơ hội để làm việc sẽ được thuận lợi hơi do có nhiều người quý mến.Mặt khác ,người có tính giản dị sẽ biết cách đối nhân xử thế thế nào cho đúng mực.Đây là những tác dụng cơ bản của những người có đức tính giản dị.

Hiện nay đức tính giản dị đang ngày càng bị mất đi trong xã hội chúng ta do sự học đòi phải bằng bạn bằng bè của chúng ta ngày càng lớn đặc biệt là giới trẻ .MỘt phần cũng là do thiếu quan tâm của bố mẹ .Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy bắt tay thực hiện những đức tính giản dị để có một cuộc sống tốt hơn

13 tháng 8 2018

Ẩn chứa trong mỗi người đều có những phẩm chất quý giá khác nhau như người có lòng nhân ái, người giàu lòng dũng cảm, có lòng tự trọng, có một ý chí nghị lực cao, có niềm tin và lối sống giản dị,….Nhưng trong đó có lẽ đức tính quý báu của con người đó chính là lối sống giản dị. Bởi vậy, mà Đảng và nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn cố gắng học tập, rèn luyện theo tư tưởng đạo đức giản dị của Hồ Chí Minh. Đây chính là một nếp sống văn minh, hiện đại.

Lối sống giản dị là gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người luôn đặt ra, tìm câu trả lời, để có thể học tập theo. Theo từ điển Việt Nam, “lối sống giản dị” chính là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa. Đây là một lối sống hết sức lành mạnh, theo những chuẩn mực nhất định cho mọi người. Sống phù hợp với những hoàn cảnh của bản thân và toàn xã hội.
Lối sống giản dị chưa trong đó nhiều ý nghĩa thiết thực. Giản dị cả về vẻ đẹp bên ngoài và sâu tận bên trong tâm hồn. Lối sống giản dị được chúng ta thể hiện ra ở cả sự chuẩn mực trong lời nói, trong tác phong hay cách ăn mặc. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy lối sống này qua hình ảnh của Người-vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc. Cũng có thể bắt gặp qua cuộc sống hằng ngày của vị tổng thống Jumjca ở Urugoay, ông đã chọn một ngôi nhà nông trang siêu vẹo ở trên đường đất thay vì được sống trong một dinh thự xa hoa sang trọng mà nhà nước đã cấp cho ông, tự tay ông canh tác, sống như một người dân nào trong đất nước mình. Và số tiền của ông, ông dành phần lớn cho hoạt động từ thiện. Lối sống giản dị này chính là chúng ta không nghĩ nhiều cho bản thân, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết. 

Lối sống giản dị khổng phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh. Đây là một đức tính vô cùng tốt đẹp, không cầu kỳ phô trương. Chúng ta cần biết cách chấp nhận cuộc hiện tại nhưng vẫn phải có ước mơ. Ước mơ giản dị, đơn giản từ những khả năng mà chúng ta làm được. Và người có lối sống giản dị sẽ luôn được mọi người yêu mến và nể phục. Thể hiện ở việc, chúng ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người từ phong cách và lối sống. Không có thái độ kiêu ngạo, khinh thường hay đố kị với những người khác, cũng như không sống xa hoa đua đòi những vật chất vô nghĩa.

Cuộc sống chúng ta có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ cơm áo gạo tiền. Nên, nếu chúng ta sống mà không biết tính toán những chi tiêu thì sẽ dễ rơi vào những cảnh thiếu thốn, vậy hãy sống sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình. Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn lối sống phung phí, xa hoa đùa đòi. Đặc biệt là với giới trẻ. Dù bản thân chưa kiếm ra tiền, vẫn phải phụ thuộc vào sự chu cấp của bố mẹ, nhưng họ cảm nhận cách thể hiện được bản thân cần phải sống thời thượng, sống sành điệu Mà không biết rằng đồng tiền rất đáng quý. Hay ở xã hội chúng ta bây giờ, tình trạng quan lưu rất phổ biến, ăn chơi, đua đòi, lấy đồng tiền nhân dân để phục vụ cho những cuộc ăn nhậu, phục vụ cho cuộc sống hưởng lạc của họ. Đây là một điều đáng phải lên án, phê bình.

Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí. Cần lắm những hành động sống và làm việc theo Bác Hồ. Một vị lãnh tụ không chỉ giản dị trong cách sống mà còn giản dị cả trong lời nói. Chúng ta sẽ mãi không quên những hình ảnh chiếc áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su mòn vẹt nhưng vẫn đi khắp các chiến trường, các con núi, con sông. Bữa ăn chỉ là cháo be, với rau măng, bữa cơm quá đổi thanh đạm. Một cuộc đời của vị lãnh tụ chính là một bài học cho chúng ta về đức tính giản dị.

Ngay từ bây giờ, mỗi người học sinh hãy rèn luyện cho mình một lối sống giản dị. Cần phải ý thức được sự cần thiết và lợi ích, vai trò của lối sống giản dị. Chúng ta sẽ cảm thấy đẹp hơn, thanh thoát hơn, giúp cho xã hội giàu hơn, bản thân có được sự hòa đồng, sự tin yêu của mọi người. Hãy chọn cho mình một lối sống giản dị thực chất và chân thành.

13 tháng 8 2018

Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài

13 tháng 8 2018

Lòng giản dị là cách sống không cầu kì, xa hoa, cách sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội,hoàn cảnh cá nhân. Sự giản dị thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: từ cách sử dụng vật chất, lời ăn tiếng nói hằng ngày,cách hành xử của mỗi người, cử chỉ, cách thể hiện bản thân... Một người giản dị là một người biết cách ăn mặc đúng trang phục, hợp với bản thân,điều kiện kinh tế, không cầu kì, không chạy theo mốt, trang phục thường chỉ thay đổi theo thời tiết, công việc chứ không thay đổi theo mốt thời trang hằng ngày.Một người giản dị là một người ăn nói cẩn thận, không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy, lời nói đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu,truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói. Một người giản dị là người có cách giải quyết sự việc nhanh chóng, cần thiết, không dây dưa, không yêu cầu điều gì thái quá. Một người giản dị là một người không bao giờ yêu cầu người khác phải tạo điều gì đó đặc biệt cho mình, luôn bằng lòng với tất cả những gì họ sẵn có,không đòi hỏi thứ vật chất lớn lao hay sự ưu tiên khác dành cho mình. Người có tính giản dị thường sống tiết kiệm, sử dụng đồng tiền có mục đích đúng đắn; nhìn nhận sự việc đúng mức,không quan trọng hóa vấn đề.Đó là tất cả những đặc điểm nổi bật mà bạn có thể tìm thấy ở một con người giản dị thật sự.Vì lí do đó mà có thể bạn thấy tủ quần áo của một người nào đó không có bộ nào lòe loẹt, hàng hiệu hay trang vở của họ không có các chữ "bay bổng", họ quan tâm bạn những hành động thật đơn giản, khuyên bảo bạn những câu nói dễ hiểu,ngắn gọn,dễ nhớ, món quà họ tặng bạn cũng đơn giản nhưng mang đầy ý nghĩa... Đừng ngạc nhiên, vì họ là con người giản dị, giản dị ở mọi khía cạnh của cuộc sống. 
Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì. Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta.Tính giản dị giúp ta trở nên một con người biết cách xử sự, ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống,với mọi người xung quanh. 
Hiện nay, có biết bao nhiêu người không có tính giản dị. Ngay cả các bạn học sinh chúng ta cũng không học cách sống giản dị. Có nhiều bạn đến trường với bộ quần áo lòe loẹt và chiếc quần "hip hop" đắt tiền. Đó là "thời trang", là "thời đại" trong mắt các bạn. Nhưng điều đó làm các bạn trở nên "lố bịch" trong mắt của mọi người. Các bạn đã quên mất sự giản dị cần có của bản thân, điều này thật tai hại, vì nó ảnh hưởng xấu đến học tập,vị thế, nhân cách của mỗi người.Vậy nên, các bạn nên chú ý đến sự giản dị nhiều hơn là "mốt thời trang".

13 tháng 8 2018

12 + 2 = 14 

2k6 chưa đủ độ tuổi để yêu đâu bạn ạ lo mà học hành đi bạn

13 tháng 8 2018

kb à oki

13 tháng 8 2018

 Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

13 tháng 8 2018

      Nếu ca dao là suối nguồn dân tộc, hướng ta đến cái chân, thiện, mĩ của cuộc đời thì tục ngữ là kho sách bề thế dạy cho ta trở thành người tốt, người khôn ngoan. Tục ngữ luôn cho ta những triết lý sống hay, rút ra kinh nghiệm trong cuộc sống và qua đó tôi biết rằng: “Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. “Tự phụ” là thói xấu luôn làm tôi thất bại trong mọi hoàn cảnh, dù tôi là kẻ có sức lực đến cỡ nào, vì vậy mọi người chúng ta “chớ nên tựphụ”. Chúng ta hiểu gì, biết gì từ câu tục ngữ đó ?

        “Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các qui định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỉ và sự thổthẹn. “Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.” Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tựphụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh.

       Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợ, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đòi mình. Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thế Mĩ đã chuốc lấy thất bại.

     Vì sao “chớ nên tự phụ” ? Vì hiểu biết của một người không thể nào có thể đem so sánh với biển tri thức của nhân loại. “Điều ta biết chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc, là giọt nước giữa đại dương mênh mông.” Theo M.Captông đã từng nói: “Người nào tô điể mtheem vẽ quan trọng cho công việc tầm thường, thì người đó là kẻ tầm thường trong những việc quan trọng.” Còn hơn thế nữa, Paplôp đã khẳng định: “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu nữa, bạn vẫn phải luôn có lòng dũng cảm tự nhủ: ta là kẻ dốt nát. Đừng để tính tự ngạo, tự phụxấm chiếm bạn. Vì nó, bạn có thể bướng bỉnh ở chỗ cần tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sự giúp đỡ thân ái, vì nó, bạn sẽ mất mức độkhách quan.” Tóm lại tôi đã rút ra được rằng: “Sống ở đời phải biết nhìn lên và không biết nhìn xuống.”

      Tác hại của “tự phụ” như thế nào ? Người tự phụ không biết lắng nghe, không chị học hỏi, luôn tự thu mình trong vỏ ốc của cá nhân, nên dễ bị lạc hậu, chậm tiến. Người tự phụ không bao giờ nhận được sự yêu mến, nễ trọng của mọi người, mà thay vào đó là sự xa lánh, rùng rẫy, miệt khinh. Hơn thếnữa “tự phụ” là thói xấu có hại. Nó làm cho người ta ảo tượng về mình. Tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thậm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mản tính thích hơn của con người. Vì không nhận thức đúng đắn về bản thân nên kẻ mắc bệnh “tựphụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số đông. Tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người. Những người kiêu ngạo sẽ hình thành bức màn ngăn cách với thế giới bên ngoài.

      Để khắc phụ thói tự phụ mọi người chúng ta phải: sống khiêm nhường, hòa đồng với mọi người. Luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi. Dám phê bình và tự phê bình bản thân mình, không nên dấu dốt. Biết tán thưởng thành tích của người khác, biết giá trị của tính đồng đội để hòa nhập được với bạn bè. Khi gặp thất bại, bạn hãy luôn luôn nhớ rằng: “Thất bại luôn là bài học tốt cho sự thành công sau này.” Phải sớm tránh xa khỏi ánh hào quang của những lời khen ngợi. “Mình cao còn có người khác cao hơn, không ai hoàn hảo cả.” Chúng ta phải coi, tu dưỡng bản thân đức tính khiêm tốt. “Khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ.” Phải cố gắng luyện tập đức khiêm tón dù khó khăn cách mấy cũng chẳng ngại ngùng. Thời gian và sự bền bỉ rất càn thiết cho việc bỏ bớt tính tự phụ. Chúng ta không thểbiến đổi bản chất của thói tự phụ trong mốt sớm một chiều.

      Làm sao có thể kể hết được nội dung của thói “tự phụ”. Bởi vì nó quá sâu xa và triết lý. Nó giống như chiếc máy dự báo được tương lai, nó chỉ cho ta biết mộ phần cốt lõi nào đó về thói tự phụ, khuyên răng ta “chớ nên tựphụ”. Tôi – bản thân là một học sinh, luôn tạo đứng tính khiêm tốn, không nên tự phụ trong công việc họt tập. Nếu ai đã tập được đức khiêm tốn thì khi đó trước mắt ta ánh lên màu hồng hạnh phúc, một nụ cười hài lòng và đầy kiêu hãnh. 

13 tháng 8 2018

mình biết nội quy rồi nên đưng đăng nội quy

ai chơi bang bang 2 kết bạn với mình

mình có nick có 54k vàng đang góp mua pika 

ai kết bạn mình cho

13 tháng 8 2018

Có liên quan đến câu hỏi không ak

13 tháng 8 2018

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

13 tháng 8 2018

Em yêu quý nhất là mẹ trong lòng em, mẹ luôn là người mẹ hiền và là hình ảnh cao đẹp nhất. "Mẹ" một tiếng nghe giản dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bến như lời bài hát: "Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào"

Năm nay mẹ em 42 tuổi. Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truyện cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Đôi bàn tay mẹ không đẹp, nó dã bị chai như ghi lại những nỗi vất vả của mẹ trong bao năm nay đã nuôi em khôn lớn nên người. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm!

Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời vời nhất trong cuộc đời em. Có lần em bị bệnh mẹ chở em lên bệnh viện huyện. Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc em vì bố em bận công tác xa, cơm nước quần áo, tắm rửa mẹ em phải làm ca. Về nhà em cảm thấy khỏe, nên mẹ đi dạy một buổi, trưa về mẹ chăm sóc cho em, hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao. Lúc đó ánh mắt mẹ tràn ngập thương xót, nhưng miệng mẹ vẫn tươi cười kể chuyện này chuyện nọ cho em nghe để em chóng mau hết bệnh. Mỗi khi đau ốm mẹ em túc trực bên em sáng đêm, tận tụy lo lắng, xếp đặt mọi công việc trong ngoài. Mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon. Mẹ khuyên bảo em đủ điều, giọng lúc nào cũng nhẹ nhàng đầy trìu mến. Cảnh đêm khuya mẹ ngồi soạn từng trang giáo án, để chuẩn cho tiết dạy ngày mai, nhìn mẹ em thấy thương mẹ nhiều. Có hôm, em thấy mẹ thả dài người trên ghế có vẻ nghĩ ngợi, xa xôi. Lúc đó em vội ra bên mẹ. Mẹ ôm em vào lòng, vòng tay âu yếm.

Lòng mẹ còn mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Em chợt nhớ tới câu thơ:

"Ai rằng công mẹ bằng non. Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn."

Nhìn mẹ con thật tự hào và hạnh phúc biết bao vì con có mẹ. Mẹ ơi con vẫn chưa ngoan đâu. Con hứa với mẹ học tập thật tốt cho mẹ vui lòng.

mk chọn cả hai!!!

13 tháng 8 2018

RẤT TIẾC CHO CẬU

TÔI CHẲNG CÓ AI

 LÀM TÔI SAY NẮNG

ĐÚNG HƠN THÌ LÀ 

.

.

.

.

.

.

.

.

Khi nào tui lớn thì tui mới biết, bởi tui lớp 5 mờ

12 tháng 8 2018

Trẩu , chửi nó thì chác j nó đã quan tâm

12 tháng 8 2018

Tại sao phải chửi bạn ấy ? 

Mình còn chả biết bạn ấy là ai nói gì là chửi bạn ấy .