Câu 3. Hãy chỉ rõ biện pháp tu từ có trong câu văn sau? Nêu tác dụng?
Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nha trang đẹp với cảnh bãi biển xanh thẳm , những tòa nhà cao vút và hiện đại và có khu du lịch vinpearl .
Câu 1
Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?
Phương pháp giải:
Con đọc lại toàn bộ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Tác giả yêu truyện cổ nước nhà là vì:
- Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa
- Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang,..
- Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời dăn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền gặp lành, chăm làm, sống có chính kiến,…
Câu 2
Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào ?
Phương pháp giải:
Con đọc lại đoạn thơ từ "Thị thơm thị giấu..." đến "... cũng vì đời sau"
Lời giải chi tiết:
Bài thơ gợi cho em nhớ đến chuyện cổ tích nào:
- Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà)
- Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì)
Câu 3
Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta:
Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa, Sự tích dưa hấu, Trầu Cau, Thạch Sanh...
Câu 4
Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
Phương pháp giải:
"Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời ông cha dạy cũng vì đời sau"
Lời giải chi tiết:
Hai dòng thơ cuối bài: Tôi nghe truyện cổ thầm thì. Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Ý nói truyện cổ là lời cha ông răn dạy con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ.
Bài thơ
Truyện cổ nước mình
(trích)
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
(theo Lâm Thị Mỹ Dạ)
Độ trì: (phật, tiên,…) cứu giúp và che chở cho người khác.
Độ lượng: rộng rãi, dễ tha thứ cho người khác.
Đa tình: giàu tình cảm (nghĩa trong bài)
Đa mang: lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc (nghĩa trong b
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Bài thơ được viết theo thể lục bát.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng.
+ Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.
Ví dụ:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa” …
Hiền – tiên , trì – đi – thì
+ Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.
Ví dụ:
“Ở hiền / thì lại / gặp hiền
Người ngay thì gặp / người tiên độ trì
Mang theo / chuyện cổ / tôi đi
Nghe trong cuộc sống / thầm thì tiếng xưa” …
+ Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.
Ví dụ:
Ở | hiền | thì | lại | gặp | hiền | ||
T | B | B | T | T | B | ||
Người | ngay | thì | gặp | người | tiên | độ | trì |
B | B | B | T | B | B | T | B |
Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Các câu chuyện cổ được nhắc đến trong bài thơ:
+ Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm / Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà)
+ Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta / Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì)
+ Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau / Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người)
Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều về vẻ đẹp tình người là: nhân hậu, sâu xa, thương người, yêu nhau, độ lượng, đa tình, đa mang, nặng sâu,….
→ Bài thơ thể hiện giá trị nhân văn của những câu chuyện cổ. Dòng thơ nào cũng hướng đến việc ca ngợi ý nghĩa của những câu chuyện cổ trong việc phản ánh những nét đẹp tình người như lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,… Điều đó cắt nghĩa tình yêu mà nhà thơ dành cho những câu chuyện cổ được bộc lộ trực tiếp ngay trong dòng thơ đầu tiên: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi” .
Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Nghĩa của hai dòng thơ:
+ “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”: Đó là những tình cảm sâu nặng, thiết tha mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm thiết tha của nhà thơ với chuyện cổ nước mình.
+ “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” : Nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa.
→ Cảm nhận được tình cảm sâu nặng, thiết tha của nhà thơ với thế giới chuyện cổ, cũng là những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được ghi dấu trong những câu chuyện đó. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông.
- Một số câu chuyện cổ trong đó dấu ấn đời sống, phong tục và những quan niệm sống của người xưa được thể hiện rõ, chẳng hạn: Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Thạch Sanh, …
Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Hai dòng thơ:
“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”
Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, ...
- Những bài học cuộc sống được thể hiện rất rõ qua những dòng thơ:
+ Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì.
+ Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.
+ Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.
Câu 6 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Với nhà thơ, những câu chuyện cổ “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”:
+ “mới mẻ”, “rạng ngời lương tâm”: Những câu chuyện cổ không cũ. Đó là những viên ngọc vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại. Vẻ đẹp tình người và những bài học về đạo lí làm người ẩn chứa trong đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn có khả năng giáo dục thế hệ trẻ.
Người ta vẫn bảo chó là loài vật trung thành và tình nghĩa nhất nên em rất yêu quý loài vật này. Năm đó, gia đình em có nuôi một chú chó, em gọi nó với cái tên thân thương là Mun. Mun được cậu em ở trong Nam gửi về cho em khi bà em vào đó thăm cậu mợ..
Mun có bộ lông xù rất đẹp, thân có mặt đen huyền. Chiếc đuôi công dễ thương và đầy đặn. Chiếc đầu nhỏ nhắn cùng đôi mắt lanh lợi, dễ thương. Cô nàng cũng rất điệu, thích vuốt ve bộ lông của mình mỗi sáng sớm, thỉnh thoảng chạy, nhảy trong sân đầy nhanh nhẹn và thu hút trong như một động viên khiêu vũ vậy. Yêu nhất là những lúc Mun cùng mình trò chuyện, cô nàng cứ thích vẫy đuôi rồi gục vào đôi chân của mình mà nghe mình thủ thỉ. Vui, buồn gì em cũng tâm sự với nàng, giữa chúng em không phải là tình cảm của chủ- em mà như tình cảm của những người bạn thân vậy.
Rồi thời gian ấy, vì bận bịu với đống bài tập và áp lực chuyện thi cử quá, nên em không quan tâm nhiều đến nó nữa. Chắc vì Mun tủi nên thỉnh thoảng lại chạy sang nhà hàng xóm chơi với lũ trẻ bên ấy.
Một hôm, như thường lệ, em ngồi học bài, Mun đi chơi. Khoảng 30 phút sau m có nghe tiếng kêu vọng lại từ nhà hàng xóm. Nhưng vì còn lo lắng cho mấy bài tập chưa xong nên em gắng làm thêm. Khoảng hơn mười phút sau tiếng kêu ấy vẫn còn nhưng nhỏ dần rồi không nghe nữa, lúc đấy em nghe tiếng ba lật đật từ ngoài cửa chạy vào:
- Mai ơi, cái Mai đâu rồi, con Mun nó bị người ta giết sắp chết đây này
Lúc này em mới hoảng hồn chạy ra trong sợ hãi:
- Gì...gì ...vậy ba..Mun bị sao thế ạ?
Trời ơi! Nhìn Mun mắt cụp xuống vì mệt, đầu bê bết máu mà em vừa xót, vừa lo, vừa sợ. Có lẽ nào khi những tiếng kêu ấy bắt đầu cất lên là khi Mun đang bị người ta đánh sao? Trời ơi! em đã làm gì thế này, sự vô tâm của em đã khiến Mun ra nông nỗi này hay sao. Lúc ấy em đã khóc, em khóc vì thương Mun, vì giận mình và căm thù những kẻ tàn ác kia, chúng chỉ vì miếng mồi cho bữa nhậu mà tàn nhẫn đến thế sao?
Em đỡ Mun dậy, lấy sữa trong bịch đút từng chút một vào miệng. Vết đâm thẳng từ trên đầu xuống khá sâu nên một thời gian Mun mới lành hẳn. Từ đó em để tâm em Mun nhiều hơn, dù bận bịu gì cũng phải quan tâm và chăm sóc nó.
Câu chuyện ấy xảy ra cũng đã lâu mà giờ nhắc lại em vẫn thấy rùng mình sợ hãi. Mong rằng Mun và em sẽ còn nhiều thời gian bên nhau hơn nữa.
♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡